Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Những thập niên gần đây, giới khoa học trong nước, quốc tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong nghiên cứu về Hội An và hệ thống thương cảng Việt Nam.
Ngày đầu Hội An quản lý vé tham quan theo phương án mới Hoàng Thái tử Nhật Bản và Công nương thăm phố cổ Hội An

Nghiên cứu giao thương biển đã và đang góp phần quan trọng trong việc làm sáng tỏ nhiều chiều cạnh của lịch sử dân tộc. Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay.

Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay
TP. Hội An triển khai nhiều giải pháp để người dân chuyển hướng sản xuất. Ảnh: Internet

Vị trí chiến lược của Hội An trong hệ thống thương cảng miền Trung

Trong tâm thức của nhiều cộng đồng cư dân Việt Nam, biển là môi trường sống, không gian sinh tồn, cửa ngõ tiếp giao kinh tế, văn hóa trọng yếu của đất nước.

Theo quan điểm Khu vực học (Area studies), nếu coi biển Việt Nam là một chỉnh thể thì dựa trên các yếu tố địa - kinh tế, có thể phân định thành: Vùng biển đảo phía Bắc, Vùng biển đảo miền Trung và Vùng biển đảo Nam bộ (gồm Đông và Tây Nam bộ). Với biển đảo miền Trung, có thể phân lập thành 3 tiểu vùng: Vùng biển bắc Trung bộ (Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế); Vùng biển nam Trung bộ (Quảng Nam - Bình Thuận). Cùng với các đảo, chuỗi đảo ven bờ, biển miền Trung còn có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa gắn liền với quá trình khai thác, đấu tranh bảo vệ chủ quyền của chính quyền Đàng Trong và vương triều Nguyễn.

Trên bình diện khu vực, nhìn theo trục Đông - Tây, Việt Nam nằm trọn ở vùng phía đông của Đông Nam Á bán đảo. Đây được coi là “cửa ngõ thông ra biển” của nhiều trung tâm kinh tế khu vực. Từ nhiều thế kỷ trước đây, các dòng sông, tuyến đường men theo thung lũng đã tạo thành những giao lộ xuyên Á. Nhờ đó, các thương cảng miền Trung đã nối kết với Cao Nguyên và xa hơn đến Chân Lạp, Ai Lao, Xiêm La, Miến Điện,... Từ đó, nhiều nguồn hàng có thể dồn tập về các cảng thị. Tiềm năng, thế mạnh của Biển Đông không chỉ được biểu đạt bởi sự giàu có về nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn do vị trí địa - kinh tế, địa - chính trị, vai trò nối kết, chuyển giao giữa các tuyến hải trình và không gian biển châu Á.

Trong quan hệ khu vực, chính các “Con đường tơ lụa” hay “Con đường gốm sứ”, “Con đường hương liệu”,... đã góp phần hình thành nên hai tuyến giao thương chính của Đông Nam Á: “Tuyến giao thương duyên hải” và “Tuyến giao thương đại dương”. Hình thành vào đầu Công nguyên, hưng thịnh vào thế kỷ VII-X, cả hai tuyến giao thương được mở rộng, phát triển trội vượt vào Thời hoàng kim của hải thương châu Á thế kỷ XVI-XVIII. Qua các tuyến giao thương, giới thương nhân quốc tế đã thâm nhập vào thị trường khu vực. Là một vùng giàu tài nguyên tự nhiên (với nhiều loại sản vật quý hiếm) và tài nguyên nhân văn (tâm thế hướng biển cao của chúa Nguyễn và cộng đồng cư dân hỗn dung văn hóa Việt - Chăm, Việt - Hoa, Việt - Nhật,...) đã tạo nên thế mạnh cho Đàng Trong. Nằm ở trung điểm của Tuyến giao thương duyên hải lại có thể tiếp cận thuận lợi với Tuyến giao thương đại dương nên nhiều cảng thị miền Trung trở thành điểm đến của các đoàn thương thuyền châu Á. Trong bối cảnh đó, Hội An đã nổi lên giữ vai trò của một quốc cảng và là một trong các cảng trọng tâm trong hệ thống giao thương Đông Á.

Vào thế kỷ XVI-XVII, do đặc tính của điều kiện tự nhiên và những tác động mang tính kích hoạt của hoạt động giao thương quốc tế, trên cả ba miền Bắc - Trung - Nam đã hình thành một số loại thương cảng, đô thị cảng.

Với hệ thống thương cảng miền Trung, trong quá trình “thoát Bắc - Nhập Nam” (thoát ly khỏi sự kiểm soát của chính quyền Lê - Trịnh ở phía Bắc để hòa nhập, quyết chí tiến về vùng đất phương Nam) gây dựng cơ nghiệp, Nguyễn Hoàng cũng như các chúa Nguyễn đều coi trọng vị trí của biển và luôn cho dựng các dinh trấn ở cửa sông, cửa biển. Do tích hợp được nhiều ưu thế vượt trội, Hội An đã sớm trở thành một “cảng thị, một đô thị ở cửa sông và ven biển” và là “một thương cảng nổi tiếng và sầm uất bậc nhất Việt Nam”.

Với các thương cảng miền Trung và Hội An, GS. Trần Quốc Vượng từng cho rằng, từ khoảng 500 năm trước Công nguyên, tiếp nối truyền thống văn hóa Sa Huỳnh, hàng loạt thương cảng của người Chăm đã ra đời. Họ đã vươn lên khai thác sản vật của núi rừng Tây Nguyên (gỗ quý, trầm hương, ngà voi, sừng tê...) để xuất khẩu cho các thương nhân Ấn, Hoa, Ba Tư, Ảrập. Khởi nguyên từ biển, dấn thân với biển, người Chăm có tri thức về biển phong phú. Họ thành thạo nghề đóng thuyền (thuyền chiến, thuyền buôn, thuyền vận tải, thuyền đánh cá,...), khai thác, chế biến hải sản và thực tế đã làm chủ cả một vùng Biển Đông mà trên nhiều bản đồ thế giới ghi chú là “Biển Champa”. Người Chăm cũng đã có những quan hệ mật thiết với các tộc người vùng cao, trao đổi các sản vật giữa núi rừng và sông biển. Trầm hương, vàng (Bồng Miêu), đá quý, hương liệu, quế, mía đường; ngọc trai, san hô, yến sào, vây và vi cá, hải sâm... đều là những sản vật có giá trị cao trên thương trường. Các quốc gia - cảng thị miền Trung hình thành trên nền cảnh đó.

Nhìn lại những nhân tố thành tạo nên một cảng thị lớn như Hội An, có thể khẳng định, Hội An không chỉ là sản phẩm của sông (hệ thống Thu Bồn) mà còn là sản phẩm của biển với hoạt động của các tuyến giao thương và vị trí “tiền cảng” của Cù Lao Chàm. Thực tế (cũng như Thanh Hà, Nước Mặn,...), đến thế kỷ XVI-XVIII, Hội An trở thành nơi Hội thủy - Hội nhân - Hội thương của xứ Quảng và của cả Đàng Trong. Hội An đã tích hợp được nguồn lực của núi rừng - châu thổ (hội tụ ở các nguồn) và sông, biển để tạo dựng nên diện mạo, sự phồn vinh của một thương cảng.

Nghiên cứu quy luật thịnh suy của các cảng thị châu Á, có thể thấy, hầu hết các thương cảng chỉ có thể duy trì sự phát triển trong khoảng 3 đến 4 thế kỷ. Nhưng thương cảng Hội An, nếu tính từ thời đại Sa Huỳnh - Champa, tuy có những thăng trầm nhưng đã có lịch sử khoảng 2.000 năm. Sức sống của Hội An (một số thương cảng Việt Nam, khu vực và thế giới) luôn được hợp tụ bởi nhiều nhân tố trong đó có 5 thành tố cơ bản: 1. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi; 2. Có nhiều tiềm năng về kinh tế, nhân văn; 3. Có chủ trương, chính sách đúng; 4. Có tác động của môi trường kinh tế, xã hội trong nước; 5. Có những tác nhân của đời sống kinh tế, chính trị thế giới.

Cảng Hội An - Từ cảng Việt lên cảng quốc tế

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, để đánh giá tính chất quốc tế của một trung tâm kinh tế biển, có thể dựa vào sự xuất hiện của một số loại hình gốm sứ xuất hiện ở thương cảng. Khảo cứu các thương cảng Việt Nam và châu Á, theo tôi để xác định tính chất quốc tế của một thương cảng cần có cách tiếp cận và hệ tiêu chí toàn diện hơn.

Một thương cảng đạt yêu cầu (trình độ) của thương cảng quốc tế phải đáp ứng được 6 tiêu chí cơ bản sau: 1. Là thương cảng nằm trên hệ thống giao thương vùng, liên vùng, liên thế giới; 2. Là thương cảng giữ vai trò trung tâm, đầu mối kết nối, luân chuyển hàng hóa của khu vực và thế giới; 3. Có nhiều cộng đồng thương nhân, tập đoàn kinh tế khu vực, quốc tế đến sinh sống, buôn bán thường xuyên; 4. Có nhiều sản phẩm hàng hóa được thương mại hóa, quốc tế hóa; xác lập và thống nhất được các giá trị chuẩn (hàng, tiền, đơn vị đo lường, giá cả...) phù hợp với thị trường thế giới; 5. Giới quản lý, thương nhân ở thương cảng thể hiện tri thức phong phú, tính chuyên nghiệp và năng lực tổ chức cao; có chính sách bảo vệ, khuyến khích các hoạt động kinh tế đối ngoại; 6. Có sự giao lưu văn hóa rộng lớn giữa vùng thương cảng với các nền văn hóa khu vực và thế giới.

Lấy các tiêu chí đó làm hệ quy chiếu, trong trường hợp Hội An có thể thấy: Hội An là thương cảng nằm trên hệ thống giao thương liên Á, liên thế giới; Là thương cảng giữ vai trò trung tâm, đầu mối kết nối, luân chuyển hàng hóa của khu vực và thế giới; Có nhiều cộng đồng thương nhân, tập đoàn kinh tế khu vực, quốc tế đến sinh sống, buôn bán thường xuyên, lâu dài; Có nhiều sản phẩm hàng hóa được thương mại hóa, quốc tế hóa; xác lập được các giá trị chuẩn (hàng, tiền, đơn vị đo lường, giá cả...) phù hợp với thị trường thế giới; Giới quản lý, thương nhân ở thương cảng thể hiện tri thức phong phú, tính chuyên nghiệp và năng lực tổ chức cao; có chính sách bảo vệ, khuyến khích các hoạt động kinh tế đối ngoại; Có sự giao lưu văn hóa rộng lớn giữa vùng thương cảng với các nền văn hóa khu vực và thế giới.

Đô thị cảng Hội An và vùng duyên hải miền Trung có cơ tầng văn hóa biển sâu, truyền thống văn hóa biển phong phú. Bắt nguồn từ thời đại Sa Huỳnh, phát triển nổi bật thời Lâm Ấp - Champa, biển miền Trung đã đạt đến độ thịnh đạt và là quốc cảng thời cầm quyền của chúa Nguyễn. Vào thế kỷ XVI-XVIII, các thương cảng miền Trung không chỉ có sự chuyển hóa từ cảng Chăm sang cảng Việt mà còn được nâng tầm từ cảng Việt lên thương cảng khu vực và cao hơn là một thương cảng quốc tế. Do những động lực của kinh tế đối ngoại, cả hai sự chuyển hóa đó chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn.

Đến thế kỷ XIX, do những tác động của thế giới, đô thị cảng Hội An cùng nhiều thương cảng miền Trung cũng có nhiều thay đổi. Hội An đã nhường bước cho Đà Nẵng, một cảng đa chức năng phát triển theo mô hình cảng cận hiện đại.

Nhìn lại truyền thống biển Việt Nam cũng thấy mối quan hệ mật thiết giữa quá trình dân tộc với quá trình khai thác, mở rộng không gian biển; đấu tranh xác lập chủ quyền trên các vùng biển đảo. Không gian kinh tế miền Trung, với vai trò của các cảng sông, cảng biển đã và đang được nhận thức, đánh giá toàn diện.

Trong nhiều thế kỷ, Hội An đã lan tỏa ảnh hưởng đến nhiều cảng thị khu vực và thế giới. Hoạt động kinh tế đối ngoại đã đem lại sự phồn thịnh cho nền kinh tế trong nước, mở rộng tầm văn hóa, tri thức, đồng thời góp phần củng cố sức mạnh của quốc gia.

Trong lịch sử, không gian biển miền Trung từng là nơi đón nhận nhiều điều kiện phát triển thuận lợi. Cùng với các thành thị chính trị, quân sự truyền thống, vào thế kỷ XVI-XVIII, ở Việt Nam đã xuất hiện Mô hình thành thị kinh tế gắn với các hoạt động giao thương biển. Thực tế, Hội An đã đạt mức phát triển cao nhất của một thương cảng theo logic: cảng bến - cảng thị - đô thị cảng - thương cảng khu vực - thương cảng quốc tế. Trong lịch sử châu Á, một số cảng thị và đô thị cảng (như trường hợp Sakai, Osaka ở Nhật Bản) từng có khuynh hướng thoát ra khỏi sự ràng buộc của thiết chế chính trị Mạc phủ để trở thành những thành thị có sức phát triển trội vượt.

Trong bối cảnh xã hội và tư duy chính trị - kinh tế đặc thù, một số đô thị cảng châu Á (trong đó có Hội An) đã thể hiện một số đặc tính của mô hình Thành thị tự do. Như vậy, cùng với thiết chế tam nông, trong lịch sử, Việt Nam còn có thiết chế tứ thương gồm: Thương nhân - Thương nghiệp - Thương trường - Thương cảng. Đó là thiết chế mở, luôn có những di biến động. Như vậy, cũng nên có cái nhìn khách quan, đa diện hơn về lịch sử, văn hóa Việt Nam. Đó không phải là một xã hội nông nghiệp mà là một bức tranh đa sắc. Năng lực hòa biến, sáng tạo của mỗi vùng miền đã tạo nên đặc tính đa dạng của lịch sử, văn hóa Việt Nam.

Thấu hiểu truyền thống, đánh giá khách quan tiềm năng, thế mạnh của biển và của mỗi không gian biển khiến chúng ta có thêm niềm tin, động lực để thực hiện chủ trương phát triển Hội An trở thành Thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch theo định hướng phát triển xanh, bền vững. Hội An - Quảng Nam đang cùng với Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và cả nước nỗ lực thực hiện thành công Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.

GS.TS Nguyễn Văn Kim

Tin mới nhất

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Với vai trò là bộ kinh tế đa ngành, thời gian qua, bên cạnh công tác chuyên môn, Bộ Công Thương đã nỗ lực xây dựng và triển khai các chương trình, đề án phát tr
Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Đề án phát triển ngành Halal đề ra định hướng mang tầm quốc gia về huy động nguồn lực phát triển ngành này một cách bài bản, chuyên nghiệp, toàn diện.
Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Tận dụng mọi cơ hội để quảng bá sản phẩm, hàng hoá thương hiệu Việt tới bạn bè quốc tế là phương châm hoạt động của các Tham tán thương mại Việt Nam.
Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Trong nhiều năm qua, vấn đề "nhân quyền" và "phát triển con người" ở Việt Nam thường xuyên bị các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc, chống phá.
Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam

Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam

Dù ở thời kỳ lịch sử nào, Việt Nam cũng luôn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyềm biển đảo và đã đạt được nhiều dấu ấn đáng tự hào.

Tin cùng chuyên mục

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Tăng trưởng tín dụng và hoạt động ngân hàng ở khu vực Tây Nguyên chưa được như kỳ vọng và cần có những giảii pháp cụ thể cho vấn đề này.
Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Từ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào Khmer đã vươn lên thoát nghèo, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Cùng với việc triển khai các chương trình hỗ trợ bán hàng đa kênh, đối với khu vực miền núi, việc phát triển hạ tầng logistics là rất cần thiết và quan trọng.
Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Không chỉ là thành phố kinh tế năng động, TP. Hồ Chí Minh còn hội tụ văn hóa 54 dân tộc anh em; có nhiều người nước ngoài từ các quốc gia khác đến sinh sống...
Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Không chỉ định danh ở thị trường trong nước mà nhiều thương hiệu đã vươn mình trở thành niềm tự hào Việt Nam khi khẳng định được vị thế ở nước ngoài.
Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, xây dựng chợ miền núi, chợ vùng dân tộc phải gắn với du lịch và lan toả văn hoá để nâng cao hiệu quả.
Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Với vị trí địa lý thuận lợi, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, tỉnh Yên Bái hiện là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Niềm tin và tự hào đã thúc đẩy Detech Coffee xây dựng và đưa thương hiệu cà phê của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Sơn La tới người tiêu dùng.
Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai xác định thúc đẩy sản xuất kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua kết nối cung cầu các sản phẩm vùng miền, kết nối giao thương.
Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Cùng với triển khai các chính sách về phát triển kinh tế, đồng bào dân tộc tại Sà Phìn (Hà Giang) đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường từng bước thoát nghèo.
Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Được ví như “viên ngọc xanh” của Đông Bắc, tỉnh Cao Bằng hấp dẫn du khách không chỉ bởi non nước hữu tình mà còn bởi nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc.
Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

TS. Chu Xuân Giao, Viện Nghiên cứu Văn hoá, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam chia sẻ về giải pháp khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc
Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Phú Thọ xác định khai thác có hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa; phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh phát triển hàng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Phiên chợ nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tôn vinh bản sắc văn hóa vùng miền, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Ngãi.
Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Bà Bế Hồng Vân - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc chia sẻ giải pháp đưa giá trị văn hoá vào sản xuất tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc
Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Việc gắn giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giúp sản phẩm dễ dàng được tiêu thụ trong và ngoài nước.
Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Chọn khởi nghiệp từ sản phẩm chè Suối Giàng của miền núi Yên Bái, Hợp tác xã hệ sinh thái du lịch Suối Giàng đã hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho bà con.
Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Việc nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam giữ vai trò quan trọng hàng đầu để hiện thực hóa khát vọng phát triển của đất nước.
Lào Cai: Phụ nữ Tày vùng cao Bản Liền - Bắc Hà tìm hướng giảm nghèo bền vững

Lào Cai: Phụ nữ Tày vùng cao Bản Liền - Bắc Hà tìm hướng giảm nghèo bền vững

Hội LH Phụ nữ xã Bản Liền đã tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên phụ nữ trên địa bàn tìm hướng làm ăn phù hợp, giảm nghèo bền vững.
Quảng Trị: Phơi sấy măng rừng trong nhà năng lượng đem lại nguồn thu nhập ổn định cho đồng bào miền núi

Quảng Trị: Phơi sấy măng rừng trong nhà năng lượng đem lại nguồn thu nhập ổn định cho đồng bào miền núi

Các thành viên hợp tác xã nông sản hiện đã dần thay đổi thói quen phơi sấy măng rừng ngoài trời hoặc trên bếp bằng thực hiện trong nhà sấy năng lượng mặt trời.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động