Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Nhiều loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên được giới thiệu đến người dân, du khách ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Xưởng nhạc cụ Thanh Cầm: Nơi lưu giữ âm thanh truyền thống trong lòng Thủ đô Trải nghiệm khám phá vũ trụ tại Nha Trang
Ảnh: Ấn tượng lễ hội Katê của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận
Không gian trưng bày bộ sưu tập nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa.

Những ngày này, người dân, du khách thường tới Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa để xem các hiện vật, hình ảnh, tư liệu giới thiệu về những loại nhạc cụ đặc trưng của một số dân tộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Nổi bật giữa không gian trưng bày là 5 chiếc trống đồng Đông Sơn được khai quật từ trong lòng đất, trong đó có 2 chiếc được tìm thấy ở thành phố Nha Trang (từ năm 1983) và 3 chiếc ở thị xã Ninh Hòa. Qua nghiên cứu, cả 5 trống đều là sản phẩm của cư dân Đông Sơn, biểu hiện không chỉ ở dáng hình, hoa văn mà còn ở kỹ thuật đúc.

Ảnh: Ấn tượng lễ hội Katê của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận
Trống đồng Đại Cát đang được trưng bày ở bảo tàng, giữa trống có hình ngôi sao nổi 10 cánh.

Ngoài trống đồng Đông Sơn, bộ sưu tập này còn có Đàn đá Khánh Sơn, Mã La của dân tộc Raglai và một số nhạc cụ dân tộc của cộng đồng người Chăm, Raglai, Êđê, Cơ Ho…

Ảnh: Ấn tượng lễ hội Katê của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận
Bà Grace (du khách từ Australia) ngắm bộ đàn đá Khánh Sơn

Đến thành phố Nha Trang nghỉ dưỡng, bà Grace (du khách từ Australia) hay tin Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa đang trưng bày bộ sưu tập nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam, cho nên đến tham quan. “Bộ sưu tập nhạc cụ này rất độc đáo, nhất là phong cách thiết kế. Tôi thấy thích thú chỉ từ tre nứa, hay đá mà người Việt đã tạo nên được những loại nhạc cụ này”, bà Grace nói.

Theo Bảo tàng tỉnh, sưu tập đàn đá Khánh Sơn phát hiện từ năm 1979, qua tư liệu, đàn đá Khánh Sơn được chế tác tại Dốc Gạo, một ‘công xưởng’ chế tác đàn đá. Hệ thống các sưu tập đàn đá được phát hiện tại đây được xác định một niên đại cách đây 3.000 năm.

Bộ đàn đá bao gồm 12 thanh với kích cỡ dài ngắn khác nhau và được đẽo gọt rất công phu, chất liệu bộ đàn đá này là đá Rhyolite porphyre vốn chỉ tìm thấy ở khu vực huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa); tỉnh Ninh Thuận và phía Đông tỉnh Lâm Đồng.

Trong khuôn khổ hoạt động trưng bày, nhiều bạn học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng, tìm hiểu thêm thông tin về hững loại nhạc cụ đặc trưng của một số dân tộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Khánh Hòa.

“Mỗi nhạc cụ đều rất độc đáo, khác biệt và có tính lịch sử cao. Em mong mọi người có thể lan tỏa hình ảnh, chung tay gìn giữ những nhạc cụ dân tộc mà thế hệ tiền nhân đã sáng chế”, bạn Lê Bảo Khanh, sinh viên Đại học Nha Trang cho hay.

Trong bộ sưu tập còn có một số nhạc cụ của người Chăm như đàn Kanhi, đàn Rabap, trống Ginăng, trống Baranưng (Basang), kèn Saranai, trống Hagar (trống nhỏ)… Hầu hết được sử dụng trong các lễ hội của đồng bào người Chăm.

Ngoài ra, một số nhạc cụ truyền thống của các dân tộc khác cũng phong phú và độc đáo như: Mã la, cồng chiêng, trống, khèn bầu, đàn chapi...

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa
Trống Paranưng của người Chăm (trái) và trống da trâu (phải).
Ảnh: Ấn tượng lễ hội Katê của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận
Trống Ghi-năng của người Chăm, dài hình trụ, thường biểu diễn bằng cặp đôi để nghiêng nằm chéo nhau.
Ảnh: Ấn tượng lễ hội Katê của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận
Ðàn Chapi của người Raglai chỉ là ống tre gai già, hoặc bương có đường kính khoảng 8 - 10 cm, được phơi khô trên gác bếp trong thời gian khoảng bốn, năm tháng rồi sử dụng làm đàn. Tre sấy càng khô kiệt, sẽ cho âm thanh càng hay, khi dùng tránh bị mối mọt.

Chị Trịnh Thị Nguyệt - phòng trưng bày Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa – chia sẻ, kể từ khi bộ sưu tập nhạc cụ được trưng bày đã thu hút đông đảo người dân và du khách tham quan. Nhưng chủ yếu là du khách quốc tế, đặc biệt là các quốc gia như: Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước phương Tây.

Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 36 dân tộc đang sinh sống, mỗi dân tộc đều có những đặc trưng văn hóa riêng biệt.

Giám đốc Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Thanh Phong cho biết, hoạt động trưng bày bộ sưu tập nhạc cụ dân tộc nhằm giới thiệu cho mọi người biết thêm về âm nhạc truyền thống của các dân tộc với những giá trị tinh thần to lớn.

Bên cạnh đó còn hướng đến tuyên truyền đến công chúng về cái hay, cái đẹp của các loại nhạc cụ dân tộc, cũng như ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị di sản văn hóa của người xưa để lại.

Hoạt động trưng bày bộ sưu tập nhạc cụ truyền thống các dân tộc diễn ra đến ngày 23/11.

Đức Thảo

Tin mới nhất

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 đang rộn ràng và náo nhiệt tại Sóc Trăng, nơi có cộng đồng Khmer đông đảo nhất cả nước.
Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa, niên đại khoảng 2.500 - 3.000 năm là một trong 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12.
Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Lễ mở cửa kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ sản xuất của người Rơ Măm nhằm tôn vinh những hạt lúa.
Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Đoàn Thanh Hóa đã “ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu và Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, các địa phương, đến nay hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được xóa bỏ.

Tin cùng chuyên mục

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân luôn tạo nên cội nguồn của sức mạnh Việt Nam mỗi khi vận mệnh tổ quốc lâm nguy.
Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Việc nắm vững các quy định pháp lý giúp bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” sẽ diễn ra trung tuần tháng 11 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Trong số 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, nhiều giá trị văn hóa đang dần mai một theo thời gian.
Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Hàng vạn người dân, du khách đã đến Ninh Thuận vui lễ hội Katê trong không khí đậm sắc màu văn hóa truyền thống đặc trưng đồng bào Chăm.
Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Trong bối cảnh mới, việc phát huy các nguồn lực tôn giáo sẽ góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.
Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Tối 7/10 đã chính thức khai mạc “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023’’ tại phố đi bộ Hồ Gươm Hà Nội, với chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc Nam Bộ.
Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Áo dài là không chỉ là một trang phục đặc biệt -biểu tượng tự hào của văn hoá Việt Nam mà còn là nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa được tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa cho học sinh.
Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.
Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026 sẽ được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.
Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một bức tranh có máu và hoa, được khắc hoạ nên bởi bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt.
Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Việc mặc trang phục truyền thống trong lễ khai giảng tại các huyện vùng cao nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Việc Chính phủ Slovakia công nhận cộng đồng người Việt trở thành dân tộc thiểu số là minh chứng tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của Slovakia.
Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với bộ ngành, địa phương liên quan triển khai hoạt động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt.
Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động