Ứng cử viên đại biểu Quốc hội: Mang tâm tư của đồng bào các dân tộc thiểu số gửi tới Quốc hội

Ngày mai (23/5) sẽ là ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong chương trình hành động để vận động tranh cử thời gian qua, nhiều ứng cử viên đại biểu Quốc hội người dân tộc thiểu số (DTTS) đã thể hiện tâm huyết, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc với mong muốn gửi gắm tới Quốc hội.

Ứng cử viên Nguyễn Việt Hà: Thúc đẩy công tác giảm nghèo, nâng cao quyền bình đẳng giới

Ứng cử viên đại biểu Quốc hội: Mang tâm tư của đồng bào các dân tộc thiểu số gửi tới Quốc hội
Ứng cử viên Nguyễn Việt Hà, dân tộc Tày, sinh năm 1985, tại xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Bà Nguyễn Việt Hà hiện là Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang

Được sinh ra và lớn lên tại quê hương Tuyên Quang, nơi giàu truyền thống cách mạng, nếu được bầu là ĐBQH khóa XV, tôi sẽ vận dụng các kinh nghiệm làm việc và kiến thức được đào tạo để cùng Đoàn ĐBQH của tỉnh đề xuất các chính sách đầu tư cho vùng ATK, vùng DTTS ở các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn nâng cao điều kiện sống cho đồng bào các DTTS.

Với cương vị công tác của mình, tôi cũng sẽ thúc đẩy hơn nữa việc nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền ban hành các cơ chế chính sách để cải tiến, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, phương pháp cho vay, tiết giảm chi phí nhằm tạo nguồn vốn vay với lãi suất thấp cung ứng cho người dân.

Đồng thời, tôi cũng sẽ quan tâm thúc đẩy việc hoàn thiện và đưa các sản phẩm ngân hàng hiện đại đến với người dân, đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn. Thông qua các ứng dụng này, giúp người dân có thể tiếp cận, sử dụng và hưởng lợi từ các thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ thông tin. Từ đó, cũng góp phần xây dựng nông thôn mới theo hướng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Ngoài ra, là ứng cử viên nữ, tôi rất quan tâm và mong muốn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của phụ nữ, người cao tuổi và trẻ em góp phần phòng chống bạo lực gia đình và thúc đẩy công tác bình đẳng giới, phòng chống các tệ nạn xã hội, nhằm tạo điều kiện giúp cho phụ nữ, người cao tuổi và trẻ em có môi trường và chất lượng sống ngày càng tốt hơn.

Ứng cử viên Ro Da Nai Vi: Mong muốn cộng đồng các DTTS cùng vươn lên phát triển kinh tế - xã hội

Ứng cử viên đại biểu Quốc hội: Mang tâm tư của đồng bào các dân tộc thiểu số gửi tới Quốc hội
Ứng cử viên Ro Da Nai Vi, dân tộc Cơ-Ho, sinh năm 1986, tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm đồng. Ứng cử viên Ro Da Nai Vi hiện nay đang công tác tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Lâm đồng

Sinh ra và lớn lên trên đại ngàn Tây Nguyên, tôi mong muốn được mang những tâm tư, nguyện vọng của dân tộc mình và cộng đồng các dân tộc Việt Nam tới Quốc hội. Mong muốn cộng đồng các DTTS cùng vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, sánh vai cùng đồng bào các dân tộc, đoàn kết, xây dựng đất nước.

Nếu được cử tri tin tưởng, bầu làm ĐBQH, tôi sẽ tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; cùng trao đổi với các cấp, ngành tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà người dân đang gặp phải.

Bên cạnh đời sống vật chất, thì việc quan tâm gìn giữ đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các DTTS cũng không kém phần quan trọng. Do đó, nếu được cử tri tin tưởng, tôi có thể phát huy vai trò trách nhiệm trong việc bảo tồn, khôi phục bản sắc văn hóa dân tộc, kiến nghị đề xuất bổ sung một số cơ chế chính sách, tập trung nguồn lực, kinh phí thúc đẩy công tác bảo tồn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, gắn với việc tiếp tục nâng cao vai trò của văn hóa trong việc bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách của con người Việt Nam, nhất là trong thế hệ trẻ.

Ông Lưu Bá Mạc: Khuyến khích các hoạt động chuyển giao công nghệ tiên tiến

Ứng cử viên đại biểu Quốc hội: Mang tâm tư của đồng bào các dân tộc thiểu số gửi tới Quốc hội
Ứng cử viên Lưu Bá Mạc, dân tộc Nùng, sinh năm 1980 tại xã Điềm He, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Hiện nay, ông Lưu Bá Mạc là Trưởng phòng quản lý công nghệ và quản lý chuyên ngành của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn

Trong chương trình hành động của mình, ứng cử viên Lưu Bá Mạc nhấn mạnh, nếu được bầu là đại biểu Quốc hội khóa XV, tôi sẽ luôn không ngừng cố gắng phấn đấu, nâng cao năng lực và bản lĩnh chính trị của mình để thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của người đại biểu Quốc hội.

Trong đó, thường xuyên nghiên cứu tình hình thực tiễn và những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các vấn đề như: phát triển khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030... Từ đó, tôi sẽ tham mưu và tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng, cụ thể hóa và triển khai cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm làm phù hợp hơn với tình hình thực tiễn của đất nước.

Đồng thời, tiếp tục tham mưu triển khai kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo sự lan tỏa về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các tổ chức, cá nhân; khuyến khích phát triển của những ý tưởng, dự án mang tính đổi mới sáng tạo, có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên việc khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Ứng cử viên Giàng Thị Dùa: Quan tâm đến chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Ứng cử viên đại biểu Quốc hội: Mang tâm tư của đồng bào các dân tộc thiểu số gửi tới Quốc hội
Ứng cử viên Giàng Thị Dùa, dân tộc Mông, sinh năm 1994, tại xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Hiện cô là cán bộ Huyện đoàn Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

Là ứng cử viên nữ người DTTS, sinh ra và lớn lên trên quê hương còn nhiều gian khó, tôi mong muốn có thể vận dụng các kinh nghiệm làm việc và kiến thức được đào tạo để đề xuất các chính sách đầu tư cho vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, nhằm nâng cao điều kiện sống cho đồng bào.

Tôi rất quan tâm đến vấn đề xóa đói giảm nghèo, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Theo đó, nếu được bầu là ĐBQH, tôi sẽ đề xuất kiến nghị tiếp tục quan tâm việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Với vị trí, vai trò là cán bộ Đoàn, tôi luôn phải đặt vấn đề làm sao có thể đáp ứng sự kỳ vọng của thanh niên đối với các tổ chức Đoàn? Làm sao để tiếp tục đưa phong trào Đoàn phát triển và tạo sức mạnh tập thể của các đoàn viên thanh niên, có những hoạt động mới, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của thanh niên.

Để làm tốt vấn đề này, tôi sẽ cùng với các ĐBQH kiến nghị với Quốc hội và các cơ quan chức năng, cần phải có những quyết sách phát huy chất xám của những trí thức trẻ để đóng góp cho sự phát triển của đất nước, đặc biệt quan tâm những người có hoàn cảnh khó khăn; giải quyết, bố trí việc làm cho thanh niên; có chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp phát triển kinh tế; kết nối các nguồn vốn cho thanh niên; chính sách hỗ trợ thanh niên yếu thế có cơ hội hòa nhập cộng đồng và phát triển một cách bình đẳng.

Ứng cử viên Hoàng Quốc Khánh: Cần có sự quan tâm về nguồn lực và cơ chế chính sách đặc thù của Quốc hội

Ứng cử viên đại biểu Quốc hội: Mang tâm tư của đồng bào các dân tộc thiểu số gửi tới Quốc hội
Ứng cử viên Hoàng Quốc Khánh, dân tộc Giáy, sinh năm 1974, thường trú tại phường Đoàn Kết, TP. Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Ông Hoàng Quốc Khánh hiện là Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Lai Châu khóa XIV

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách đầu tư cho các tỉnh miền núi, trong đó có Lai Châu. Tuy nhiên, so với cả nước, thì Lai Châu vẫn là tỉnh nghèo, đời sống của một bộ phận Nhân dân vùng sâu, vùng biên giới còn rất nhiều khó khăn, giao thông đi lại không thuận lợi, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí thấp và không đồng đều.

Để giải quyết những vấn đề này ngoài sự cố gắng của tỉnh, huyện và người dân, cần có sự quan tâm về nguồn lực và ban hành cơ chế chính sách đặc thù của Quốc hội, Chính phủ.

Do đó, nếu được cử tri tín nhiệm bầu là ĐBQH, tôi sẽ kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ quan tâm hơn nữa đến phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc, các địa phương có biên giới, có đông đồng bào DTTS sinh sống như tỉnh Lai Châu.

Tôi cũng sẽ cùng với các ĐBQH làm tốt việc giám sát việc tổ chức thực hiện luật và các chính sách được Quốc hội, Chính phủ ban hành. Nhất là việc triển khai thực hiện Đề án Tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Đỗ Nga

Tin mới nhất

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 đang rộn ràng và náo nhiệt tại Sóc Trăng, nơi có cộng đồng Khmer đông đảo nhất cả nước.
Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa, niên đại khoảng 2.500 - 3.000 năm là một trong 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12.
Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Lễ mở cửa kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ sản xuất của người Rơ Măm nhằm tôn vinh những hạt lúa.
Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Đoàn Thanh Hóa đã “ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu và Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, các địa phương, đến nay hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được xóa bỏ.

Tin cùng chuyên mục

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân luôn tạo nên cội nguồn của sức mạnh Việt Nam mỗi khi vận mệnh tổ quốc lâm nguy.
Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Việc nắm vững các quy định pháp lý giúp bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” sẽ diễn ra trung tuần tháng 11 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Trong số 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, nhiều giá trị văn hóa đang dần mai một theo thời gian.
Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Nhiều loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên được giới thiệu đến người dân, du khách ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Hàng vạn người dân, du khách đã đến Ninh Thuận vui lễ hội Katê trong không khí đậm sắc màu văn hóa truyền thống đặc trưng đồng bào Chăm.
Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Trong bối cảnh mới, việc phát huy các nguồn lực tôn giáo sẽ góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.
Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Tối 7/10 đã chính thức khai mạc “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023’’ tại phố đi bộ Hồ Gươm Hà Nội, với chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc Nam Bộ.
Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Áo dài là không chỉ là một trang phục đặc biệt -biểu tượng tự hào của văn hoá Việt Nam mà còn là nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa được tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa cho học sinh.
Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.
Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026 sẽ được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.
Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một bức tranh có máu và hoa, được khắc hoạ nên bởi bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt.
Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Việc mặc trang phục truyền thống trong lễ khai giảng tại các huyện vùng cao nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Việc Chính phủ Slovakia công nhận cộng đồng người Việt trở thành dân tộc thiểu số là minh chứng tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của Slovakia.
Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với bộ ngành, địa phương liên quan triển khai hoạt động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động