22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh được hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn
Cơ chế - Chính sách Thứ sáu, 22/07/2022 - 23:07
Phê duyệt danh sách 74 huyện nghèo, 54 xã đặc biệt khó khăn |
Quyết định số 880/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký phê duyệt ngày 22/7/2022 với một số nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025.
![]() |
Theo nội dung của Quyết định số 880/QĐ-TTg, trên cơ sở quy định tại Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ, 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh trong phạm vi Quyết định này được hỗ trợ bổ sung trực tiếp nội dung sau: Hỗ trợ đầu tư trọng tâm, trọng điểm và duy tu, bảo dưỡng một số công trình giao thông liên xã trên địa bàn huyện nghèo phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lưu thông hàng hóa nhằm tạo sự đột phá, tạo động lực phát triển, tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Thời gian thực hiện hỗ trợ từ năm 2022 đến năm 2025.
22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh được hỗ trợ gồm: Huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang; Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang; Huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn; Huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang; Huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng; Huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai; Huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên; Huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên; Huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu; Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La; Huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình; Huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa; Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa; Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; Huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam; Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam; Huyện An Lão, tỉnh Bình Định; Huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa; Huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk; Huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông; Huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Quyết định đặt mục tiêu, góp phần hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh trong phạm vi Quyết định này phấn đấu thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn đến năm 2025 theo quy định tại Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg ngày 13/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025.
Tại các huyện nghèo thuộc phạm vi Quyết định này phấn đấu, tỷ lệ nghèo đa chiều (gồm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều) giảm 6% - 7%/năm, quy mô hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều cuối kỳ giảm ít nhất 60% so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025. Đến năm 2025, thu nhập của hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc phạm vi Quyết định này phấn đấu tăng 1,8 lần so với năm 2020.
Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc
Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững
