Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số
Cơ chế - Chính sách Thứ ba, 31/10/2023 - 12:32
Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa |
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định điều chỉnh chế độ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Quyết định này điều chỉnh tăng mức hỗ trợ so với mức quy định tại Nghị quyết số 17 ngày 28/6/2012 của HĐND tỉnh Khánh Hòa.
Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi có đi học tại các trường học 2 buổi/ngày là 330.000 đồng/trẻ/tháng, hỗ trợ học bổng cho học sinh tiểu học có ăn trưa tại trường học 2 buổi/ngày là 300.000 đồng/học sinh/tháng; hỗ trợ học bổng cho học sinh tiểu học không ăn trưa tại trường 180.000 đồng/học sinh/tháng. Thời gian hưởng đối với các hỗ trợ trên là 9 tháng/năm.
Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách địa phương (nguồn sự nghiệp giáo dục).
Đối tượng áp dụng cho con em đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, các xã miền núi và các thôn miền núi thuộc huyện đồng bằng và học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo sống rãi rác ở địa bàn các xã, phường, thị trấn không thuộc các xã miền núi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
UBND tỉnh Khánh Hòa cũng giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện quyết định này.
Trước đó, mức quy định tại Nghị quyết số 17 ngày 28/6/2012 của HĐND tỉnh Khánh Hòa hỗ trợ cho trẻ em học mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi để trẻ ăn trưa tại trường (ở trường có học 2 buổi/ngày) là 220.000 đồng/cháu/tháng. Đối với học sinh tiểu học có ăn trưa tại trường (tại các trường có học 2 buổi/ngày) là 200.000 đồng/học sinh/tháng; học sinh tiểu học không ăn trưa tại trường (tại các trường có học 2 buổi/ngày) là 120.000 đồng/học sinh/tháng. Thời gian hưởng đối với các hỗ trợ này là 9 tháng/năm.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa năm 2022, toàn tỉnh có 53 trường mầm non, 43 nhóm trẻ, 248 lớp có trẻ em mầm non dân tộc thiểu số theo học; bậc tiểu học có 64 trường, 118 điểm trường có học sinh dân tộc thiểu số theo học.
Về trẻ em mầm non người dân tộc thiểu số được đến lớp là hơn 5.000 trẻ, tỷ lệ 83,27%. Tổng số trẻ dân tộc thiểu số ăn bán trú tại trường là hơn 4.750 trẻ, tỷ lệ 94%. Học sinh tiểu học là người dân tộc thiểu số có gần 9.000 trẻ, tỷ lệ 8,03%.
Được biết, năm 2022, tỉnh Khánh Hòa đã dành hơn 121,5 tỷ đồng để hỗ trợ tiền ăn, học bổng, nhà ở, miễn giảm học phí, chi phí học tập… cho học sinh thuộc hộ nghèo, khuyết tật, vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Tin mới nhất

Quảng Bình: 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Mỗi chức sắc, chức việc, giáo dân là nhân tố tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở
Tin cùng chuyên mục

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai
