Cà Mau gặp mặt người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Cơ chế - Chính sách Thứ sáu, 28/07/2023 - 23:02
Tại buổi họp mặt người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023 chiều 28/7, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, các cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt nhiều kết quả khả quan. Đã tạo điều kiện về nhà ở, đất sản xuất, việc làm, quan tâm đời sống văn hóa, tinh thần. Qua đó, đã góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
![]() |
Họp mặt người có uy tín trong dân tộc thiểu số. Ảnh Cổng thông tin điện tử Cà Mau |
Cũng tại hội nghị, đại biểu đã nêu lên khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các nhiệm vụ chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số; tạo điều kiện tốt hơn nâng cao đời sống, sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo đánh giá của Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau, người có uy tín trên địa bàn tỉnh là những nhân tố tích cực trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần đẩy mạnh và thực hiện thắng lợi nhiều nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Do đó công tác chăm lo, bồi dưỡng kiến thức cho người có uy tin trong dân tộc thiểu số luôn được đẩy mạnh. Cụ thể, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau đã tổ chức đưa đoàn người có uy tín đi giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Qua đó, giúp cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong công tác tuyên truyền, là tấm gương sáng tiêu biểu trong công tác vận động quần chúng Nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định tại địa phương.
Ngoài những hoạt động trên, để phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, đồng thời bảo tồn ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số, Ban Dân tộc, ban hành Kế hoạch số 26/KH-BDT ngày 09/5/2023 về việc dạy và học chữ Hoa, chữ Khmer hè trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2023.
Theo đó Phòng Dân tộc các huyện và thành phố Cà Mau tiến hành rà soát, đăng ký các điểm tổ chức dạy và học chữ Khmer hè tại các huyện: Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, Đầm Dơi, có 18 điểm dạy và học chữ Khmer có 27 lớp học (lớp 1 và lớp 2), có 25 giáo viên dạy chữ Khmer, có 506 học sinh là con em đồng bào Khmer theo học.
Riêng dạy chữ Hoa trên địa bàn thành phố Cà Mau có 1 điểm tại Trung tâm tiếng Hoa Dục Tài (Miếu Bà Thiên Hậu phường 2) có 10 lớp (lớp vỡ lòng, lớp đàm thoại, lớp phiên dịch), có 74 học sinh và 10 giáo viên giảng dạy.
Mặc dù điều kiện dạy và học chữ Khmer một số địa bàn gặp nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số luôn tích cực tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh tạo điều kiện cho con em đến lớp học, với lòng yêu nghề, giáo viên luôn bám lớp giảng dạy giúp con em học tốt tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học chữ Khmer và chữ Hoa hè năm 2023.
Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc
Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững
