Chủ tịch nước: Đại đoàn kết toàn dân tộc là tư tưởng mang tầm chiến lược của Đảng
Cơ chế - Chính sách Thứ sáu, 10/03/2023 - 16:34
Cuộc làm việc đầu tiên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trên cương vị mới Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Campuchia |
Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" và các chủ trương của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã vận động đông đảo nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát huy ngày càng tốt hơn vai trò đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị. Những thành tựu đó đóng góp quan trọng để đất nước ta có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
![]() |
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về 'Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh' |
Mặc dù vậy, một số ý kiến cũng cho rằng, có lúc, có nơi sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ; tiềm năng sáng tạo của nhân dân chưa được khai thác hiệu quả. Một số chủ chương, chính sách được ban hành nhưng triển khai không tốt, gây bức xúc cho người dân.
Chính vì vậy, Nghị quyết 23 phải được tổng kết một cách toàn diện, từ đó tiếp tục thống nhất chủ trương, quan điểm và đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chủ trương của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Hiện Ban Chỉ đạo đã xây dựng báo cáo và có 5 lần chỉnh sửa, bổ sung để sớm trình Bộ Chính trị cho ý kiến.
Tại phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" họp phiên thứ hai mới đây tại Hà Nội, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định, đại đoàn kết toàn dân tộc là nội dung cốt lõi, là tư tưởng mang tầm chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đây là vấn đề càng làm, càng nghiên cứu và tổng kết từ thực tiễn nhiều thì càng minh chứng sự đúng đắn và càng được nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn.
Ban Chỉ đạo đã phát huy tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình tiếp thu, góp ý để hoàn thiện báo cáo, tờ trình và dự thảo Nghị quyết; đặt ra yêu cầu xây dựng các văn kiện này phải có chất lượng cao, cô đọng, sát thực tiễn; đặc biệt là phải thể hiện sâu sắc hơn mối quan hệ gắn bó giữa các giai tầng trong xã hội, bởi chính sự gắn bó này làm nên sức mạnh của dân tộc - Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ.
Nêu một số nhiệm vụ giải pháp thời gian tới, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn mới; trong đó, xác định công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự là trung tâm, hạt nhân của đoàn kết.
Bên cạnh đó, trong xây dựng Nhà nước pháp quyền thì bộ máy Nhà nước phải trong sạch, vững mạnh. Mỗi cán bộ phải gần dân, sát cơ sở, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; đảm bảo cho mọi người dân đều được tiếp cận một cách minh bạch, công bằng với các điều kiện phát triển. Đây chính là yếu tố vững chắc để củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nền tảng để đưa đất nước trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào giữa thế kỷ XXI.
Tin mới nhất

Quảng Bình: 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Mỗi chức sắc, chức việc, giáo dân là nhân tố tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở
Tin cùng chuyên mục

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"
