Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” là nền tảng xây dựng thế trận lòng dân trên biển

Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” là cơ sở, nền tảng xây dựng thế trận lòng dân trên biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Kinh tế biển và sự phát triển của thương mại Việt Nam Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân Bình Thuận Tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cập cảng Đà Nẵng

Nhiều kết quả tích cực

Ngày 6/4, tại TP. Đà Nẵng, Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng và Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện chương trình “Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân”.

Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” là cơ sở, nền tảng xây dựng thế trận lòng dân trên biển
Qua 2 năm thực hiện, chương trình "Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân" đã đạt nhiều kết quả tích cực

Qua 2 năm thực hiện, chương trình đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Ban Dân vận Thành ủy và Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã tổ chức 6 đợt tuyên truyền cho trên 1.150 lượt ngư dân về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như tình hình an ninh biển đảo; cấp phát trên 11.500 tờ rơi các loại cho địa phương và Nhân dân; 500 cuốn “Đề cương tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam” cho ngư dân và chính quyền các địa phương;...

Phối hợp, tổ chức 5 Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”, tặng 1.291 suất quà cho các hộ gia đình chính sách, hộ ngư dân khó khăn trên 5 quận có biên giới biển, với tổng trị giá gần 1,23 tỷ đồng.

Đặc biệt, đã phối hợp tổ chức Cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” thu hút hơn 10.000 học sinh trên địa bàn quận Sơn Trà và quận Liên Chiểu tham gia, góp phần tuyên truyền, giáo dục pháp luật, khơi gợi tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong lòng thế hệ trẻ.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 duy trì thường xuyên 2 tàu làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thực thi pháp luật, bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo; phối hợp tìm kiếm ngư dân, thuyền viên gặp nạn trên biển, cung cấp nước ngọt cho tàu ngư dân...

Ngoài ra, thành phố Đà Nẵng tổ chức nhiều buổi tuyên truyền cho ngư dân, thuyền trưởng tàu cá và người dân khu vực biên giới biển; cấp phát trên 1.200 tờ rơi tuyên truyền những điều ngư dân cần biết về IUU.

Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” là cơ sở, nền tảng xây dựng thế trận lòng dân trên biển
Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng đã khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân vận

Phát triển kinh tế biển gắn với đề cao trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc

Theo Đại tá Lê Huy Sinh – Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, trong thời gian tới, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật, hỗ trợ ngư dân phát triển thủy sản; tuyên truyền về giải pháp chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU); tiếp tục tổ chức cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương”. Song song, đẩy mạnh vận động nhân dân tham gia tố giác, báo tin về tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển; tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh, an toàn biển đảo…

Phát biểu kết luận hội nghị sơ kết, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng – ông Lương Nguyễn Minh Triết đánh giá cao chương trình Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” mang lại hiệu quả thiết thực.

Lãnh đạo Thành ủy Đà Nẵng đề nghị Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 và Ban Dân vận Thành ủy Đà nẵng tiếp tục cụ thể hóa chương trình bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Trong đó, phải huy động được các nguồn lực trong Nhân dân để tham gia phát triển kinh tế biển bền vững gắn với xây dựng các phường ven biển vững mạnh, để Chương trình trở thành nguồn lực quan trọng, là chỗ dựa mang tính pháp lý lâu dài, bền vững, đủ sức hỗ trợ, đồng hành với ngư dân hoạt động nghề cá đảm bảo an toàn, đúng pháp luật.

Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” là cơ sở, nền tảng xây dựng thế trận lòng dân trên biển
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 100 suất quà (mỗi suất 1 triệu đồng) cho các ngư dân khó khăn trên địa bàn thành phố

Đồng thời, đề nghị các cấp, ngành quận huyện ven biển cần chủ động phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát biển thực hiện tốt các nội dung chương trình phối hợp đã ký kết. Trọng tâm là thực hiện tốt công tác thông tin tình hình biển, đảo cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền cho bà con Nhân dân, ngư dân về IUU gắn với đề cao trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân trong tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đảm bảo thực hiện tốt, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho ngư dân trong đóng mới, nâng cấp tàu cá phục vụ hoạt động phát triển kinh tế biển.

Ngoài ra, lan rộng hơn nữa cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương” trong học sinh, đoàn viên, thanh niên toàn thành phố.

“Tôi tin tưởng rằng, Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” sẽ tiếp tục là cơ sở, nền tảng xây dựng thế trận lòng dân trên biển, tăng cường đoàn kết quân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc”, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng khẳng định.

Tại Hội nghị, Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng đã khen thưởng 15 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân vận. Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 trao tặng 100 suất quà, mỗi suất quà trị giá 1 triệu đồng cho ngư dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố.
Vũ Lê

Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Dù đã đạt được những thành quả trong việc thông tin, truyền thông về dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Bộ, ngành, địa phương.
Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Vướng mắc liên quan tới đất đai vẫn là một trong những vấn đề phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tại Hòa Bình.
Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế còn nhiều khó khăn vì thế công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo cần đặc biệt chú trọng.
Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh chế độ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Thời gian qua, các địa phương có đồng bào dân tộc đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để chủ động phân phối hàng hóa.

Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

100 học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ của vùng cao Yên Bái không chỉ được nhận quà từ các đơn vị mà còn được trải nghiệm hoạt động khoa học.
Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Nhờ thực hiện tốt chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên được nâng cao, diện mạo nông thôn khởi sắc.
Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chú trọng thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu được nhiều địa phương tại Tuyên Quang quan tâm, thực hiện.
Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tốt.
Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Trên 84% là đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 50%, Hà Giang hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc.
Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Hiện toàn tỉnh còn 112 thôn, bản chưa có điện, Hà Giang phấn đấu đến 2025 không còn “vùng lõm” về điện, tuy nhiên còn rất nhiều thách thức đặt ra cho Hà Giang.
Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Có điện lưới quốc gia, giờ đây 95 hộ dân là đồng bào dân tộc Nùng ở Ma Lỳ Sán (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.
Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước đã được nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang ủng hộ.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng 9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên.
Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa đã chú trọng việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số, giúp người dân thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.
Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế theo hướng khoa học và đổi mới làm cho bào dân tộc Chứt ở xã biên giới Trọng Hoá
Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Lần đầu tiên huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế tổ chức tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, nhân sĩ trí thức, hộ sản xuất, kinh doanh giỏi…
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra các quy định về đất đai.
Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 1 tỷ đồng/dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Việc này giúp loại bỏ dần những phong tục lạc hậu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo.
Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động