Chuyển biến tích cực từ cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành của Bộ Công Thương
Cơ chế - Chính sách Thứ sáu, 21/05/2021 - 11:16
Cắt giảm nhiều danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành
Theo quy định của pháp luật về kiểm tra chuyên ngành, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm tra chuyên ngành trong các lĩnh vực: An toàn thực phẩm, hiệu suất năng lượng, sản phẩm hàng hóa nhóm 2 và các sản phẩm, hàng hóa khác theo phân công tại của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai đồng loạt các nhiệm vụ nhằm quán triệt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đạt được nhiều kết quả.
![]() |
Bộ Công Thương đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành |
Thông tin từ Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) cho biết: Cải cách kiểm tra chuyên ngành là một trong những công tác trọng tâm của Bộ Công Thương trong thời gian qua nhằm triển khai chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (từ năm 2016), Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2020 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 (Nghị quyết số 02/NQ-CP) và Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025…
Là một trong những Bộ có lĩnh vực quản lý đa ngành, do đó, số lượng mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương tương đối lớn, phức tạp. Đặc biệt, nhiều nhóm mặt hàng có nguy cơ cao gây mất an toàn đối với sức khỏe con người như vật liệu nổ công nghiệp, hóa chất, thực phẩm... cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ.
Quán triệt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhằm đáp ứng mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc đơn giản hóa thủ tục và rà soát, cắt giảm danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan đến nội dung này.
Trong đó, Quyết định số 2314/QĐ-BCT ngày 31/7/2019 về việc ban hành phương án cắt giảm thủ tục, danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương giai đoạn năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Tại Quyết định này, Bộ Công Thương đã ban hành tiêu chí và nguyên tắc cắt giảm thủ tục, danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành để đảm bảo cơ sở pháp lý, khoa học và thực tiễn trong quá trình triển khai thực hiện.
“Đây là văn bản cơ sở để tổ chức rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục đối với từng nhóm mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương. Việc rà soát được thực hiện theo nguyên tắc tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo tính pháp lý đầy đủ và đảm bảo các yêu cầu cần thiết của quản lý nhà nước trong từng thời kỳ” - Đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ cho hay.
Sau khi tiến hành việc rà soát cắt giảm, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Danh mục các mặt hàng nhập khẩu (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương kèm theo Quyết định số 1182/QĐ-BCT ngày 16/4/2021. Theo đó, tổng số mã HS (sau cắt giảm) còn lại là 445 mã HS 8 số và bao gồm các nhóm mặt hàng sau: Danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm hàng hóa nhóm 2: 143 mã HS 8 số; danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm: 236 mã HS 8 số; danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về hiệu suất năng lượng: 66 mã HS 8 số.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương đã tiến hành cắt giảm tổng số là 1.446 mã HS/1891 mã HS, chiếm 76,5% số lượng mặt hàng kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương tính từ thời điểm Chính phủ ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP
Cộng đồng, doanh nghiệp đánh giá cao
Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước được phân công, Bộ Công Thương còn phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan đề xuất Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành phương án xử lý chồng chéo về thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với một số mặt hàng trong lĩnh vực kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa nhóm 2 và kiểm tra theo tiêu chuẩn kỹ thuật về hiệu suất năng lượng; tích cực tham gia góp ý hoàn thiện dự thảo Đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành và hoàn thiện hệ thống thông tin điện tử về hoạt động kiểm tra chuyên ngành và điều kiện đầu tư kinh doanh.
Bộ Công Thương đã thành lập trang tin về hoạt động kiểm tra chuyên ngành và điều kiện đầu tư kinh doanh trên Cổng thông tin điện tử của Bộ với mục tiêu đăng tải, công bố công khai các văn bản, hoạt động liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành, điều kiện đầu tư kinh doanh của Bộ Công Thương cũng như để kịp thời giải đáp những câu hỏi của doanh nghiệp, người dân.
Tính đến năm 2020, Bộ Công Thương đã tổ chức triển khai xây dựng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 đối với thủ tục chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp. Đối với hoạt động chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương đã xây dựng, triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.
Với các kết quả nêu trên, trong công tác cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành, Bộ Công Thương luôn được Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao. Theo các kết quả khảo sát về mức độ hài lòng đối với các thủ tục xuất nhập khẩu do Bộ Công Thương quản lý, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá các thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành của Bộ Công Thương là “dễ” và “rất dễ” luôn nằm ở mức cao nhất. Chẳng hạn, các thủ tục như: Công bố hợp quy, kiểm tra chất lượng, cấp phép an toàn thực phẩm và kiểm tra an toàn thực phẩm.
Bộ Công Thương cũng là Bộ có tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn thấp nhất khi làm các thủ tục có liên quan đến quản lý chất lượng hàng hóa. Đồng thời, là Bộ có tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia cao nhất… Những điều này đã cho thấy hiệu quả và nỗ lực của Bộ Công Thương trong việc cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là cải cách hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung công tác cải cách hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành theo hướng tiếp tục tăng cường đơn giản hóa các thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia và Hệ thống thông tin về an toàn thực phẩm quốc gia nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Cùng với đó, công tác kiểm tra chuyên ngành nói riêng và quản lý chuyên ngành nói chung sẽ được cải cách phù hợp đáp với nhu cầu thực tiễn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng như chủ động với các tác động kéo dài của dịch bệnh Covid-19. Từ đó, góp phần giảm chi phí, thời gian cho các tổ chức, cá nhân và các chi phí xã hội cũng như giảm áp lực lên hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước hiện hành, tạo động lực cho sự phát triển của cả nền kinh tế.
Song song việc nghiên cứu cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, Bộ Công Thương đang tiến hành nghiên cứu các mô hình quản lý chuyên ngành và kiểm tra chuyên ngành mới phù hợp với thực tiễn, thông lệ quốc tế để từng bước đổi mới, cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành của Bộ khi việc cắt giảm danh mục và thủ tục kiểm tra chuyên ngành được triển khai theo hướng chuyển mạnh sang hậu kiểm. |
Tin mới nhất

Quảng Bình: 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Mỗi chức sắc, chức việc, giáo dân là nhân tố tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở
Tin cùng chuyên mục

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"
