Đắk Lắk: Đẩy mạnh công tác số hóa các Di sản văn hóa
Cơ chế - Chính sách Thứ tư, 03/08/2022 - 09:19
Trang phục truyền thống, di sản văn hóa của từng dân tộc Nhiều hoạt động đặc sắc tại Không gian Di sản văn hóa Việt Nam |
Trong kế hoạch triển khai Chương trình số hóa Di sản văn hóa giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn, tỉnh Đắk Lắk xác định nhiều đối tượng được số hóa, trong đó bao gồm các Di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, bảo tàng và di sản tư liệu của các dân tộc Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
![]() |
Mã QR được thêm vào bảng thông tin của Di tích quốc gia Địa điểm lưu niệm các chiến sĩ Nam tiến tại Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) để du khách, người dân dễ dàng tìm kiếm thông tin liên quan đến địa điểm lưu niệm. |
Cụ thể, bao gồm: Hồ sơ, tư liệu bảo vật quốc gia (nếu có), hiện vật bảo tàng và di tích. Hồ sơ, tư liệu di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh, di tích trong Danh mục kiểm kê; di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (nếu có). Hồ sơ, tư liệu di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Danh mục kiểm kê; thực hành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và di sản phi vật thể, di sản tư liệu được UNESCO ghi danh (nếu có).
Theo bà H`Yim Kđoh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, mục tiêu của kế hoạch nhằm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của tỉnh về di sản văn hóa đồng bộ với quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản văn hóa, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững: bảo đảm tích hợp vào khung kiến trúc Chính phủ điện tử, khung kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh và Hệ tri thức Việt số hóa.
Đồng thời, việc đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện liên thông dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa sẽ đảm bảo đáp ứng hiệu quả dịch vụ cho xã hội, cộng đồng ở mọi lúc, mọi nơi; 100% các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu được UNESCO ghi danh (nếu có) được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số; 100% di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số; 100% các di vật, bảo vật quốc gia (nếu có), các di sản trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số; 100% người làm công tác chuyên môn trong ngành di sản văn hóa được đào tạo, đào tạo lại, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số.
![]() |
Bảo tàng Đắk Lắk đưa trải nghiệm "Bảo tàng 3D" lên nền tảng trực tuyến. |
Bà H`Yim Kđoh cũng đề xuất ra các nhiệm vụ và giải pháp về công tác số hóa Di sản văn hóa, đó là đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định pháp luật; Xây dựng, tạo lập dữ liệu số về di sản văn hóa; Quản lý, vận hành và khai thác kho cơ sở dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa; Bảo đảm an toàn, an ninh mạng; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trong năm 2021, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã thí điểm lắp đặt bảng thông tin hỗ trợ phát triển du lịch tại 7 điểm di tích trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột như: Di tích quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột; Di tích quốc gia Địa điểm lưu niệm các chiến sĩ Nam tiến tại Buôn Ma Thuột; Di tích cấp tỉnh Trụ sở Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Đắk Lắk 1945… nhằm tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và thông tin hỗ trợ phát triển du lịch tại thành phố Buôn Ma Thuột.
Được biết, trong công tác số hóa di sản, Bảo tàng Đắk Lắk là đơn vị chủ động tiên phong ứng dụng nền tảng công nghệ vào quảng bá di sản văn hóa, từng bước chuyển đổi số trong hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng. Việc áp dụng công nghệ thực tế ảo trong các không gian trưng bày hiện vật nhằm phục vụ khách tham quan bảo tàng ngày càng hiệu quả và sinh động hơn.
Theo Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk Đinh Một, việc áp dụng công nghệ thực tế ảo (3D) trong các không gian trưng bày, giới thiệu hiện vật tại Bảo tàng đã được bắt đầu từ tháng 6/2021. Những hiện vật tại bảo tàng đã và đang được xây dựng phần mềm kỹ thuật số theo hướng tích hợp thành một hệ thống quản lý tổng thể và thống nhất.
![]() |
Những câu chuyện về văn hóa, lịch sử đồng bào được Bảo tàng Đắk Lắk truyền tải qua hình thức video trực tuyến để du khách, người quan tâm lịch sử dễ dàng tiếp cận hơn. |
Có thể thấy, trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, chuyển đổi số di sản văn hóa giúp đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả đối với công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá, đưa bảo tàng đến gần với công chúng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất để công chúng có thể tiếp cận, nghiên cứu, tìm hiểu các di sản văn hóa của nhân loại mà không bị hạn chế về không gian và thời gian.
Tin mới nhất

Quảng Bình: 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Mỗi chức sắc, chức việc, giáo dân là nhân tố tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở
Tin cùng chuyên mục

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"
