Đắk Lắk: Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua thành lập thị trấn Pơng Drang
Cơ chế - Chính sách Thứ năm, 23/02/2023 - 12:29
Chính thức thành lập thị trấn Pơng Drang
Xét đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 509/TTr-CP ngày 28/12/2022 và Báo cáo thẩm tra số 1428/BC-UBPL15 ngày 3/2/2023 của Ủy ban Pháp luật, Chủ tịch Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết số 726/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập thị trấn Pơng Drang thuộc huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.
![]() |
Một góc Pơng Drang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk |
Thành lập thị trấn Pơng Drang trên cơ sở toàn bộ 31,24 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 17.988 người của xã Pơng Drang thuộc huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. Thị trấn Pơng Drang giáp các xã Chứ Kbô, Ea Ngai, Tân Lập thuộc huyện Krông Búk và thị xã Buôn Hồ.
Sau khi thành lập thị trấn Pơng Drang: Huyện Krông Búk có 7 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 6 xã và 1 thị trấn. Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 13 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố; 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 151 xã, 20 phường và 13 thị trấn.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2023, đồng thời nêu rõ: Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này; sắp xếp, ổn định bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh đơn vị hành chính được thành lập mới phải hoàn thành việc đổi tên để hoạt động với tên gọi quy định Nghị quyết này kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực thi hành.
Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương
Việc thành lập thị trấn Pơng Drang có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của huyện Krông Búk nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung.
![]() |
Người dân Pơng Drang đã tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất |
Pơng Drang hiện có 10 dân tộc sinh sống, dân số 17.988 người. Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, nhân dân Pơng Drang đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm, triển khai nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả.
Đồng thời, thay đổi tập quán canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Cùng với đó, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp.
Nhờ vậy, kinh tế của địa phương tăng trưởng ổn định, bình quân hằng năm giai đoạn 2019 - 2021 khoảng 8-9%, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực với cơ cấu ngành phi nông nghiệp chiếm gần 60% giá trị sản xuất; thu ngân sách hằng năm tăng, đáp ứng được nhiệm vụ chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng nhanh qua các năm; số hộ nghèo ngày càng giảm, trung bình 3 năm gần nhất (2019-2021) của xã là 3,66%, thấp hơn mức trung bình của huyện Krông Búk (8,02%). Ngoài ra, đa số các trục đường ở Pơng Drang đã được nhựa hóa, bê tông hóa. 100% hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh; số hộ dùng điện lưới an toàn đạt tỷ lệ trên 99%. Pơng Drang đang có gần 1.000 hộ kinh doanh cá thể, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động.
Đặc biệt, trên địa bàn Pơng Drang có Cụm công nghiệp Krông Búk 1 được quy hoạch và đầu tư xây dựng với quy mô 69,32 ha, tập trung phát triển nhiều loại hình sản xuất công nghiệp, tạo ra nhiều việc làm và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.
Đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) chạy qua Pơng Drang là tuyến đường huyết mạch của tỉnh Đắk Lắk, đóng vai trò quan trọng trong khai thác tiềm năng, lợi thế vùng Tây Nguyên, thuận lợi giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh Duyên hải Miền Trung và Đông Nam Bộ.
Không những quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đồng bào các dân tộc ở Pơng Drang còn chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Đội cồng chiêng duy trì luyện tập, biểu diễn mỗi khi địa phương có lễ hội, lễ cúng bến nước được tổ chức hằng năm.
Với những lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, Pơng Drang đang dần khẳng định vị thế là trung tâm, động lực phát triển kinh tế phía Nam của huyện Krông Búk, có vai trò dẫn dắt, tạo đà cho các xã trong huyện vươn lên cùng phát triển.
Trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền và có các giải pháp cụ thể để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững; chỉ đạo các cơ quan đơn vị có liên quan thực hiện việc thay đổi giấy tờ, địa chỉ, giấy phép đăng ký kinh doanh... cho người dân và các doanh nghiệp.
Các tổ chức cá nhân sẽ được tạo mọi điều kiện, không phải chi trả các loại phí, lệ phí khi chuyển đổi các loại giấy tờ, hồ sơ, địa chỉ pháp lý cho phù hợp với tên đơn vị hành chính mới. Ngoài ra, đối với những trường hợp tổ chức, cá nhân chưa chuyển đổi các giấy tờ đã được cấp trước đây theo đơn vị hành chính cũ mà chưa hết thời hạn theo quy định vẫn tiếp tục sử dụng tại đơn vị hành chính mới.
Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc
Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững
