Đắk Nông quyết tâm giữ gìn nghề dệt của người M'nông
Cơ chế - Chính sách Chủ nhật, 12/03/2023 - 07:51
Tết Nguyên tiêu Hội An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hát xoan Phú Thọ - Tiếp tục khẳng định sức sống trong đời sống đương đại |
Thổ cẩm có rất nhiều ý nghĩa đối với đồng bào M’nông. Nhà nào có nhiều thổ cẩm được coi là giàu có, sang trọng. Thổ cẩm được dùng làm quà tặng cô dâu và 2 bên sui gia trong ngày cưới. Khi người con gái đi lấy chồng, được mẹ đẻ tặng tấm thổ cẩm to, đẹp sẽ rất hãnh diện với bà con, dòng họ.
Trong các dịp lễ, tết, các cô gái khoác lên mình những tấm thổ cẩm mới, nhiều hoa văn sặc sỡ, lộng lẫy do chính tay mình dệt nên thể hiện sự giỏi giang, khéo léo.
Theo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông, dệt thổ cẩm trước đây đã đem lại nhiều mặt thuận lợi cho đồng bào M’nông, như tăng thu nhập, cải thiện nhu cầu ăn, mặc của con người; tạo việc làm cho nhiều hộ dân... Trong xu thế phát triển nền kinh tế thị trưởng thì việc phát triển du lịch gắn với phát triển làng nghề truyền thống có mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại với nhau để tạo nguồn thu, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Các sản phẩm truyền thống có giá trị thẩm mỹ từ nghề dết thổ cẩm đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng, đặc biệt là khách du lịch ngoài tỉnh và quốc tế, như các loại mũ, nón, túi xách, khăn quàn cách tân… đã tạo ra xu thế mới trong phát triển nghề thổ cẩm phù hợp với giai đoạn lịch sử đương đại…
Nghề Dệt của người M'nông tỉnh Đắk Nông được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - nghề thủ công truyền thống. |
Tuy nhiên những năm gần đây nghề dệt thổ cẩm truyền thống - một di sản văn hoá phi vật thể đã và đang có nguy cơ mai một, đứng trước nhiều thách thức, như: công tác quản lý, đầu tư, quy hoạch chưa đồng bộ; sản xuất phần lớn là tự phát và còn manh mún… Nguyên vật liệu (đầu vào), vốn hạn chế; nguồn nhân lực với trình độ, tay nghề thành thạo ít và có chiều hướng giảm dần; thị trường tiêu thụ sản phẩm (đầu ra) hạn hẹp, khép kín trong khuôn khổ bon/buôn… Sản phẩm thổ cẩm được tạo ra cơ bản đủ để phục vụ cho cá nhân, gia đình; chưa thể hiện là loại hàng hoá giao thương rộng rãi trên thị tường nhằm tạo nguồn thu nhập chủ đạo….
Trước thực trạng về sự tồn tại, hạn chế về nghề dệt thổ cẩm của người M'Nông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên đã ký văn bản chỉ đạo về việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề dệt thổ cẩm của người M’nông.
Theo đó, UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan, hằng năm, hướng dẫn thành lập các tổ hợp tác dệt thổ cẩm; tổ chức các hội thi tay nghề giỏi dệt thổ cẩm từ cấp thôn, buôn đến cấp tỉnh. Trong đó, có hình thức vinh danh các nghệ nhân dệt thổ cẩm có tay nghề giỏi nhằm khuyến khích, động viên người dân tự hào và góp công sức của mình vào công tác bảo tồn nghề dệt thổ cẩm và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tổ chức các lớp truyền dạy kỹ năng dệt thổ cẩm, gắn với phát triển du lịch bền vững và tìm đầu ra cho sản phẩm thổ cẩm tại các khu, điểm du lịch; tham mưu tổ chức lễ hội có hoạt động thổ cẩm.
Đối với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, đơn vị hàng năm rà soát, lập danh sách và xây dựng hồ sơ nghệ nhân dệt thổ cẩm; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, đề nghị Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động ngày hội, lễ hội, khôi phục cảnh quan tại các điểm du lịch có liên quan đến hoạt động dệt thổ cẩm để phát triển du lịch, thành lập các tổ hợp tác dệt thổ cẩm tại địa phương.
Trước đó, ngày 4/4/2022, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã đưa "Nghề dệt của người M'Nông tỉnh Đắk Nông" vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia - nghề thủ công truyền thống.