Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững đến 2030

Bộ LĐTB&XH đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững đến năm 2030.

Bộ LĐTB&XH cho biết, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kế hoạch hành động, phân công trách nhiệm cho các bộ, ngành, địa phương; xác định rõ lộ trình thực hiện. Chính phủ triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo và báo cáo Quốc hội về kết quả tổng kết Nghị quyết số 76/2014/QH13 (Báo cáo số 472/BC-CP ngày 6/10/2020).

Theo đó, giai đoạn 2016-2020, các kết quả giảm nghèo đạt và vượt mục tiêu, chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Tỷ lệ hộ nghèo là 9,88% năm 2015 (năm đầu kỳ) giảm xuống còn 2,75% năm 2020 (năm cuối kỳ), trong 5 năm giảm bình quân 1,43%/năm, đạt chỉ tiêu Quốc hội giao (giảm bình quân 1-1,5%/năm). Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân 4%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 5,65%/năm, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao (giảm bình quân 4%/năm).

Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững đến 2030
Ảnh minh họa

Chính phủ đã chỉ đạo ban hành đồng bộ hệ thống chính sách giảm nghèo chung hỗ trợ toàn diện cho người nghèo thuộc các lĩnh vực dạy nghề, tạo việc làm, tín dụng ưu đãi, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, môi trường, thông tin truyền thông, trợ giúp pháp lý, trợ giúp xã hội, giải quyết đất ở, đất sản xuất, giao rừng. Các chính sách giảm nghèo đặc thù cũng được chú trọng ban hành, ưu tiên đối với các đối tượng yếu thế, vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn. Từng bước tích hợp chính sách, giảm dần và bãi bỏ những chính sách hỗ trợ cho không, tập trung phát triển chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời gian thụ hưởng.

Việt Nam đã 8 lần ban hành chuẩn nghèo quốc gia theo mô hình tháp giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu người nghèo từ thấp lên cao, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước từng giai đoạn. Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều.

Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm, bố trí nguồn lực từ ngân sách Nhà nước và huy động nguồn lực toàn xã hội để thực hiện Chương trình giảm nghèo; dành 21% ngân sách Nhà nước cho phúc lợi xã hội - đây là mức cao nhất trong các nước ASEAN.

Cả hệ thống chính trị đã nỗ lực thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, giúp cho nhiều hộ thoát nghèo vươn lên khá giả và nhiều địa phương thoát khỏi tình trạng khó khăn để xây dựng vùng nông thôn trù phú; đưa Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên hoàn thành mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ về xóa đói giảm nghèo trước 10 năm, được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo.

Nguy cơ tái nghèo còn cao, chênh lệch giàu-nghèo còn lớn

Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao, chênh lệch giàu-nghèo còn lớn; khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng, miền còn khá lớn; gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và mức sống; một số cơ chế, chính sách chưa phù hợp với đặc thù vùng, miền và sự chủ động thoát nghèo, phát huy nội lực của hộ nghèo còn hạn chế, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ ở khu vực khó khăn.

Việc giảm nghèo tại vùng “lõi nghèo” có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, địa lý hiểm trở, chia cắt, vùng đồng bào dân tộc ít người còn rất cam go. Tình trạng nghèo “thâm căn cố đế”, nghèo từ “tư tưởng” còn là hiện tượng phổ biến do phong tục, tập quán, mặt bằng dân trí, trình độ sản xuất hạn chế; điều kiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông của miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo còn rất khó khăn, đòi hỏi phải có nguồn lực lớn để đầu tư trong khi khả năng ngân sách còn hạn chế.

Trong thời gian tới, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đặt ra mục tiêu: “Giảm tỷ lệ nghèo đa chiều 1-1,5% hằng năm” và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 đề ra nhiệm vụ: “Triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Đổi mới thực chất cách tiếp cận trong giảm nghèo bằng các chính sách hỗ trợ có điều kiện, giảm hỗ trợ cho không, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên tự thoát nghèo”. Điều này đặt ra yêu cầu phải đổi mới tư duy, phương thức, chính sách giảm nghèo phù hợp với mô hình tăng trưởng kinh tế, thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm người nghèo được tham gia và thụ hưởng các thành quả của tăng trưởng trong điều kiện mới.

Mặt khác, theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022-2025, ước tính tại thời điểm tháng 1/2022, cả nước có khoảng 16,6% hộ dân cư có thu nhập dưới chuẩn nghèo thu nhập, tương ứng với khoảng 4,473 triệu hộ, tương ứng với khoảng 17,447 triệu người, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là 10,83% (bao gồm 2% hộ nghèo không có khả năng lao động), tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,77%. Do vậy, việc giải quyết vấn đề giảm nghèo đòi hỏi sự nỗ lực, vào cuộc mạnh mẽ, toàn diện của cả hệ thống chính trị.

Dự báo thời gian tới, người nghèo dành 40% thu nhập để sử dụng chi tiêu lương thực và 60% thu nhập sử dụng chi tiêu phi lương thực (giai đoạn 2016-2020, người nghèo dành 60% thu nhập để sử dụng chi tiêu lương thực và 40% thu nhập sử dụng chi tiêu phi lương thực). Đây là xu hướng thay đổi nhu cầu của người nghèo, chuyển từ đáp ứng các nhu cầu tối thiểu bảo đảm tồn tại sang đáp ứng các nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống.

Phát triển bền vững cũng là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội. Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, trong đó có các mục tiêu là “Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người; giảm bất bình đẳng trong xã hội”.Điều này đặt ra yêu cầu cơ chế chính sách giảm nghèo cần được đổi mới theo hướng hỗ trợ có điều kiện, giảm bớt cho không; tạo việc làm có thu nhập để ổn định cuộc sống, khuyến khích người nghèo chủ động thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Do vậy, trong bối cảnh mới của đất nước, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, theo kiến nghị của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (Báo cáo thẩm tra số 3045/BC-UBVĐXH14 ngày 16/10/2020), việc xây dựng, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững đến năm 2030 là hết sức cần thiết, cấp bách. Đây là cơ sở pháp lý để Chính phủ tổ chức thực hiện, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được xác định trong các văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng, nghị quyết của Quốc hội và cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về giảm nghèo, phát triển bền vững.

baochinhphu.vn

Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Dù đã đạt được những thành quả trong việc thông tin, truyền thông về dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Bộ, ngành, địa phương.
Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Vướng mắc liên quan tới đất đai vẫn là một trong những vấn đề phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tại Hòa Bình.
Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế còn nhiều khó khăn vì thế công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo cần đặc biệt chú trọng.
Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh chế độ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Thời gian qua, các địa phương có đồng bào dân tộc đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để chủ động phân phối hàng hóa.

Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

100 học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ của vùng cao Yên Bái không chỉ được nhận quà từ các đơn vị mà còn được trải nghiệm hoạt động khoa học.
Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Nhờ thực hiện tốt chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên được nâng cao, diện mạo nông thôn khởi sắc.
Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chú trọng thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu được nhiều địa phương tại Tuyên Quang quan tâm, thực hiện.
Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tốt.
Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Trên 84% là đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 50%, Hà Giang hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc.
Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Hiện toàn tỉnh còn 112 thôn, bản chưa có điện, Hà Giang phấn đấu đến 2025 không còn “vùng lõm” về điện, tuy nhiên còn rất nhiều thách thức đặt ra cho Hà Giang.
Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Có điện lưới quốc gia, giờ đây 95 hộ dân là đồng bào dân tộc Nùng ở Ma Lỳ Sán (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.
Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước đã được nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang ủng hộ.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng 9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên.
Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa đã chú trọng việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số, giúp người dân thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.
Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế theo hướng khoa học và đổi mới làm cho bào dân tộc Chứt ở xã biên giới Trọng Hoá
Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Lần đầu tiên huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế tổ chức tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, nhân sĩ trí thức, hộ sản xuất, kinh doanh giỏi…
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra các quy định về đất đai.
Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 1 tỷ đồng/dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Việc này giúp loại bỏ dần những phong tục lạc hậu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo.
Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động