Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt - ​​​​​​​Bài 1: Những doanh nhân vì nước phụng sự

Với ý chí quật cường, lòng tự tôn dân tộc, doanh nhân Việt Nam dù ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đều thể hiện trách nhiệm và tình yêu với đất nước.

Trong hành trình đấu tranh, gìn giữ và xây dựng đất nước, các thế hệ doanh nhân Việt Nam dù ở bất kỳ thời kỳ nào, họ cũng luôn gìn giữ và lan toả tinh thần yêu nước, truyền thống tự lực, tự cường, vì quốc gia dân tộc. Những doanh nhân từ quá khứ đến hiện tại luôn là tấm gương sáng để chúng ta học hỏi và noi theo.

Theo dòng lịch sử, ngay từ thời pháp thuộc đến khi nước nhà giành được độc lập vào năm 1945, đã xuất hiện nhiều tấm gương doanh nhân luôn đồng hành, đóng góp sức mình cho sự phát triển của đất nước.

Điển hình của giai đoạn trước năm 1945 phải kể đến cụ Tiểu La - Nguyễn Thành (1863 - 1911), một chí sĩ giàu lòng yêu nước, đã khởi xướng Duy Tân Hội ở Quảng Nam. Không chỉ tham gia đánh giặc, cụ Tiểu La còn góp sức canh tân khi làm doanh thương để cung cấp kinh tài cho hoạt động vì đại nghĩa.

Cụ Tiểu La đã cùng các đồng chí vận động tổ chức hội học, hội nông, hội công, hội thương... để chu cấp tài chính cho Phong trào Đông du. Riêng hội thương đã có tới 72 chi nhánh khắp các tỉnh thành, và ông cũng thành lập Quảng Nam hợp xã ở Đà Nẵng, tự góp cả cổ phần kinh doanh để lấy tiền gởi cho cụ Phan Bội Châu lo liệu việc lớn.

Hay doanh nhân Bạch Thái Bưởi (1874 - 1932), được mệnh danh là “vua tàu thủy”, nằm trong tốp 4 người giàu có nhất Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ 20. Điểm đặc biệt ở doanh nhân này là lòng yêu nước tinh thần tự tôn vì quốc gia, dân tộc.

Không chỉ khẳng định năng lực và ý chí của người Việt bằng việc mua lại các con tàu của đối thủ nước ngoài, rồi đặt những cái tên đầy ý nghĩa như Hồng Bàng, Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Hàm Nghi… doanh nhân Bạch Thái Bưởi còn ra mặt đấu tranh với nhà cầm quyền thực dân để bênh vực quyền lợi cho dân chúng Việt Nam – bằng lương tri và trách nhiệm.

Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt - Bài 1: Những doanh nhân vì nước phụng sự
Doanh nhân yêu nước Bạch Thái Bưởi

Và còn nhiều cái tên doanh nhân yêu nước khác đã vươn lên bằng sự thông minh, ý chí độc lập như gia đình ông bà Đỗ Đình Thiện-doanh nhân có tài buôn bán lụa, sở hữu nhà máy dệt và đồn điền cà phê; ông chủ hãng sơn Nguyễn Sơn Hà; ông Nguyễn Hữu Nhâm-chủ hiệu vải nổi tiếng Hà thành; bà Vương Thị Lai nổi tiếng giàu có nhờ buôn bán tơ lụa…

Khi cách mạng tháng 8 thành công, sau khi tuyên bố với thế giới về sự hiện diện của Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có Thư gửi Giới Công Thương Việt Nam. Trong đó, Người viết: "Cùng các ngài trong giới công thương, được tin giới công thương đã đoàn kết lại thành Công thương cứu quốc đoàn và gia nhập vào mặt trận Việt Minh, tôi rất vui mừng.

Hiện nay Công thương cứu quốc đoàn đương hoạt động để làm được nhiều việc ích quốc lợi dân. Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng.

Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ giới thương nhân trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng. Vậy, tôi mong giới công thương nỗ lực khuyên các nhà công nghiệp và thương nghiệp mau mau gia nhập công thương cứu quốc đoàn, cùng đem vốn vào làm công cuộc ích quốc lợi dân."

Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt - Bài 1: Những doanh nhân vì nước phụng sự
Giới Công Thương Việt Nam với Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bắc bộ phủ (1945)

Hưởng ứng lời kêu gọi này, đã có rất nhiều doanh nhân Công Thương đã hỗ trợ giúp đỡ Chính phủ và Nhân dân. Điển hình như tại đất Hà thành, doanh nhân Trịnh Văn Bô và vợ là bà Hoàng Thị Minh Hồ cũng đã có nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, tham gia cách mạng.

Gia đình ông đã bỏ ra 90% số tiền buôn vải để ủng hộ cách mạng với suy nghĩ đơn giản: Phải giữ được chính quyền non trẻ này thì đất nước mới giữ được độc lập, mới có tự do. Tính chung tất cả các lần đóng góp, riêng gia đình ông đã ủng hộ tài chính cách mạng khoảng 5.147 lạng vàng.

Trên thực tế, trong giai đoạn cách mạng, gia đình doanh nhân này đã nhiều lần giúp những tiểu thương buôn bán, hỗ trợ kinh tế, việc làm cho những người nghèo. Đặc biệt ông Bô, bà Hồ còn giành toàn bộ tầng 2 của căn nhà 48 Hàng Ngang làm nơi làm việc cho Bác Hồ cùng các đồng chí Thường vụ Trung ương Đảng như đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt... khoảng 15 người.

Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt - Bài 1: Những doanh nhân vì nước phụng sự
Vợ chồng gia doanh nhân Trịnh Văn Bô và Hoàng Thị Minh Hồ

Chia sẻ về những đóng góp của doanh nhân Công Thương trong thời kỳ trước và sau cách mạng, Đại biểu Quốc hội, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, trước cách mạng tháng 8 thành công, người dân nói chung, doanh nhân nói riêng luôn bị chèn ép bởi tư sản mại bản nước ngoài, nhưng các doanh nhân vẫn giữ vững ý chí tự tôn, tự hào dân tộc, vì màu cờ sắc áo. Khi cách mạng thành công, họ cũng là những người tiên phong đi đầu đóng góp, hiến dân tài sản cho cách mạng – tất cả những điều đó là minh chức cho thước đo lòng yêu nước.

Có thể nói, sự đóng góp vật chất to lớn và ý nghĩa của những nhà tư sản yêu nước đã góp phần giúp cho chính quyền non trẻ vượt qua những giờ phút nguy nan, ngành Tài chính Việt Nam vượt qua những thời kỳ khó khăn, gian khổ nhất của đất nước, thúc đẩy sự nghiệp tài chính cách mạng không ngừng trưởng thành, phát triển, đóng góp tích cực vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bài 2: Doanh nhân và hành trình vì một Việt Nam hùng cường

Đình Dũng

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Phát huy có hiệu quả vai trò "cầu nối" của người có uy tín trong đồng bào dân tộc

Thanh Hóa: Phát huy có hiệu quả vai trò "cầu nối" của người có uy tín trong đồng bào dân tộc

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc là “cầu nối” quan trọng đang được cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương ở tỉnh Thanh Hóa phát huy có hiệu quả.
Những tấm gương phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Những tấm gương phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Vượt qua những rào cản, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số không chỉ vươn lên làm giàu mà còn giúp đỡ, truyền cảm hứng cho chị em khác cùng tiến bộ.
Thầy giáo tuổi 80 tận tâm "gieo chữ", giữ gìn bản sắc văn hóa vùng lòng hồ Hòa Bình

Thầy giáo tuổi 80 tận tâm "gieo chữ", giữ gìn bản sắc văn hóa vùng lòng hồ Hòa Bình

Ông Bàn Văn Thân (người Dao Tiền) có gần 15 năm dạy chữ Nôm Dao cho bà con vùng lòng hồ Hòa Bình, góp phần gìn giữ chữ viết, bản sắc văn hóa người Dao Tiền
Phụ nữ dân tộc thiểu số chăm lo làm kinh tế, xây dựng sản phẩm OCOP ở Bắc Hà

Phụ nữ dân tộc thiểu số chăm lo làm kinh tế, xây dựng sản phẩm OCOP ở Bắc Hà

Hội phụ nữ huyện Bắc Hà, Lào Cai đã phát động nhiều phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội trong các cấp Hội, hội viên, phụ nữ trong toàn huyện.
Siu Sek - Người Đảng viên gương mẫu, người thợ điện của buôn làng

Siu Sek - Người Đảng viên gương mẫu, người thợ điện của buôn làng

14 năm trong màu áo cam, luôn có mặt khi người dân cần, anh thợ điện Siu Sek (công nhân Điện lực Phú Thiện) được gọi trìu mến “người thợ điện của buôn làng”.

Tin cùng chuyên mục

Trưởng thôn Ải Nam làm tốt công tác tuyên truyền chính sách dân tộc

Trưởng thôn Ải Nam làm tốt công tác tuyên truyền chính sách dân tộc

Không chỉ là gương sáng về làm kinh tế giỏi, với vai trò là Trưởng thôn Ải Nam, anh Cư Seo Mười người dân tộc Mông đã phát huy tốt vai trò người uy tín.
Chuyện về người có uy tín giúp đồng bào dân tộc thiếu số ở bản Chong “đuổi đói nghèo”

Chuyện về người có uy tín giúp đồng bào dân tộc thiếu số ở bản Chong “đuổi đói nghèo”

Bác Hà Văn Tú ở Bản Chong, xã Thiên Phủ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa là người có uy tín, làm kinh tế giỏi và giúp đồng bào dân tộc thiểu số “đuổi đói nghèo”.
Huyện Bắc Hà, Lào Cai: Trưởng thôn gương mẫu giúp dân thoát nghèo

Huyện Bắc Hà, Lào Cai: Trưởng thôn gương mẫu giúp dân thoát nghèo

Nếu về thôn Lùng Xa 1, xã Cốc Ly, khi hỏi về Trưởng thôn Bàn Văn Thanh ai cũng biết. Anh là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, giúp dân thoát nghèo.
Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản

Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản

Dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn, những người dân tộc Bru- Vân Kiều ở Quảng Bình mang họ Hồ vẫn hiến đất, hiến vườn vì lợi ích chung của bản làng.
Bắc Kạn: Người có uy tín, trưởng thôn là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân

Bắc Kạn: Người có uy tín, trưởng thôn là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân

Tỉnh Bắc Kạn có 1.291 trưởng thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có 507 người có uy tín; đội ngũ người có uy tín, trưởng thôn chủ yếu là người dân tộc thiểu số.
Người phụ nữ Tày tiên phong làm du lịch cộng đồng ở vùng cao Bắc Hà

Người phụ nữ Tày tiên phong làm du lịch cộng đồng ở vùng cao Bắc Hà

Những năm gần đây, một số gia đình ở vùng cao huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã nỗ lực đưa ngôi nhà du lịch cộng đồng của mình trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Cựu chiến binh Hoàng Văn Nguyên nêu gương sáng đời thường

Cựu chiến binh Hoàng Văn Nguyên nêu gương sáng đời thường

Ở xã Cốc Mỳ huyện Bát Xát, nhắc đến cựu chiến binh, người cao tuổi Hoàng Văn Nguyên, hội viên cựu chiến binh mà người dân trong xã đều tin yêu, kính trọng.
Trà Vinh: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trà Vinh: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Trà Vinh đã phát huy vai trò trong các hoạt động xã hội, thúc đẩy sự phát triển ở địa phương
Hiến đất vì lợi ích cộng đồng

Hiến đất vì lợi ích cộng đồng

Đó là lời tâm sự của anh Bồng Đức Thành, sinh năm 1981, dân tộc Dao, thôn Lùng Xa 1, xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Lào Cai: Gương sáng gia đình người Mông trở thành triệu phú từ trồng quế

Lào Cai: Gương sáng gia đình người Mông trở thành triệu phú từ trồng quế

Bản Cái là xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Hà, người dân sống dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp.
Đảng viên trẻ Lò Láo Lở học tập và làm theo Bác

Đảng viên trẻ Lò Láo Lở học tập và làm theo Bác

Trải qua môi trường quân ngũ, được giác ngộ, nhận thức về Đảng, được rèn luyện tính kỷ luật đã hun đúc, làm nên bản lĩnh kiên cường của Đảng viên trẻ Lò Láo Lở.
Tinh thần yêu hàng Việt của các doanh nhân gốc Việt tại Mỹ

Tinh thần yêu hàng Việt của các doanh nhân gốc Việt tại Mỹ

Chi nhánh TV Việt Nam tại Houston có buổi gặp và phỏng vấn doanh nhân Chinh Nguyễn - CEO Tập đoàn L&V Food Supply và 1 số DN tại TP. Houston, Texas, Hoa Kỳ.
Từ định hướng của Đảng đến những tấm gương sáng trong đời sống

Từ định hướng của Đảng đến những tấm gương sáng trong đời sống

Nhận thức rõ vai trò của người có uy tín trong nhân dân, đặc biệt là người có uy tín trong đồng bào DTTS, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến đối tượng này.
Kỹ sư Hà Trọng Dũng: Lan toả tinh thần Việt trong các sáng chế

Kỹ sư Hà Trọng Dũng: Lan toả tinh thần Việt trong các sáng chế

Kỹ sư Hà Trọng Dũng là một trong những người đầu tiên mang ý tưởng sản xuất đồ chơi trẻ em về Việt Nam để hạn chế phụ thuộc đồ nhập khẩu.
Hà Giang: Phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên

Hà Giang: Phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên

Nhờ phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên, đời sống đồng bào dân tộc huyện Đồng Văn (Hà Giang) từng bước được nâng lên.
Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khôi phục nghề truyền thống gắn với cải thiện sinh kế là phương thức tốt bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Những thanh niên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ để làm giàu

Kon Tum: Những thanh niên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ để làm giàu

Nhiều thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum không ngại khó, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, sáng tạo trong phát triển kinh tế, làm giàu cho quê hương.
Đồng bào các dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu ở Đồng Nai

Đồng bào các dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu ở Đồng Nai

Giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, có cuộc sống tốt đẹp hơn được hi nhận nhiều gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đồng Nai.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Minh chứng sống cho bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Minh chứng sống cho bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam

Nguyễn Thị Bình là một cái tên vô cùng gần gũi và quen thuộc với người dân Việt Nam. Có thể nói, với nhiều người, bà chính là một huyền thoại sống.
Những bông hồng xanh tỏa hương sắc trên vùng đất Abyei

Những bông hồng xanh tỏa hương sắc trên vùng đất Abyei

Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp quốc tại Phái bộ UNISFA khu vực Abyei, 21 nữ chiến sĩ công binh Việt Nam, họ là những bông hồng xanh tỏa hương sắc
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động