Gần 22.000 người dân tộc Mường sẽ được hỗ trợ cải thiện điều kiện sống trong năm 2022
Dân tộc - Văn hóa Thứ năm, 16/12/2021 - 21:45
Trong năm 2022, mục tiêu của dự án là hỗ trợ 22 gia đình dân tộc thiểu số Mường, giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe nhờ việc cải tạo môi trường nhà ở.
![]() |
Dân tộc Mường (tỉnh Hòa Bình) thuộc nhóm các dân tộc thiểu số khó khăn nhất Việt Nam |
Sau khi được cải tạo, nhà ở sẽ được sử dụng tối ưu cho nhiều mục đích như tổ chức các sự kiện cộng đồng, đào tạo và phát triển kỹ năng cũng như làm chỗ trú ẩn khẩn cấp khi xảy ra thiên tai. Đặc biệt, dự án còn hỗ trợ việc dạy và học cho 2.500 học sinh, giáo viên thông qua các buổi tập huấn nâng cao nhận thức và các tủ sách thư viện trường học.
Dự án được tài trợ bởi LG Electronics (LG) thông qua tổ chức Habitat Hàn Quốc. Đây là năm thứ 2 liên tiếp dự án được duy trì. Trước đó, trong năm 2020, dự án “Ngôi làng hy vọng” đã góp phần cải thiện điều kiện sống của hơn 11.000 người dân thông qua việc nâng cấp hệ thống nhà ở cùng các thiết bị gia dụng cần thiết, chất lượng nước và vệ sinh, đồng thời phát triển năng lực bình đẳng giới và quản lý tài chính.
![]() |
Năm 2022 dự án còn hỗ trợ việc dạy và học cho 2.500 học sinh, giáo viên thông qua các buổi tập huấn nâng cao nhận thức và các tủ sách thư viện trường học. |
“Chúng tôi rất trân trọng cam kết và sự hỗ trợ xuyên suốt của LG Electronics dành cho tổ chức Habitat Việt Nam để đảm bảo không một ai bị bỏ lại phía sau.” - bà Bells Regino-Borja - Giám đốc Quốc gia của Habitat for Humanity Việt Nam chia sẻ.
Bà Bells Regino-Borja cho biết, với việc đưa vấn đề bình đẳng giới và ngăn chặn biến đổi khí hậu vào dự án, chúng tôi giúp trao quyền cho những người dễ tổn thương trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số, để họ có được những quyền lợi ngang bằng, từ đó chủ động trong việc xây dựng cuộc sống ổn định và phát triển bản thân, gia đình và cộng đồng. Hơn nữa, dự án cũng hỗ trợ những nguồn tài liệu giáo dục chất lượng từ hai thư viện thông minh giúp khuyến khích các trẻ em dân tộc thiểu số yêu thích việc học tập hơn.
Tin mới nhất

Hủ tục của bản và nỗi đau của người mẹ đang khoác áo học trò

Quảng Bình: Bà con đồng bào Rục vào vụ mùa gặt

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm
Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa
