GS. VS Trần Đại Nghĩa: Người đặt nền móng cho ngành khoa học công nghiệp quốc phòng

GS. VS Trần Đại Nghĩa là nhà khoa học lớn và là người đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự, công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019 sẽ trao cho bốn công trình xuất sắc Khoa học và công nghệ là con đường duy nhất để chúng ta vươn lên

Chiều ngày 27/2, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội thảo "Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa - Cuộc đời và sự nghiệp". Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động nhằm hướng tới kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp hội (26/3/1983-26/3/2023) và 110 năm ngày sinh của GS. VS Trần Đại Nghĩa.

Tham dự hội thảo có sự góp mặt của đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng nhiều chuyên gia, nhà khoa học và đặc biệt là sự có mặt của đại tá Trần Dũng Trí - con trai của cố GS.VS Trần Đại Nghĩa.

Phát biểu tại Hội thảo, TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp hội chia sẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hóa thế giới đặc biệt coi trọng, luôn đề cao vai trò của tri thức và đội ngũ trí thức. Tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 3/9/1945, Người đã nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức”. Người cũng khẳng định: “... Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc".

GS.VS Trần Đại Nghĩa: Người đặt nền móng cho ngành khoa học công nghiệp quốc phòng
TSKH Phan Xuân Dũng phát biểu tại Hội thảo

Từ truyền thống dân tộc và tư tưởng của Bác Hồ vĩ đại, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị để lãnh đạo công tác vận động trí thức. Đặc biệt, tại Hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành Trung ương khóa X đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa là một người tiêu biểu trong lớp trí thức ấy, người mang trong mình tình yêu vô bờ với Khoa học và Tổ quốc, người đã biến tình yêu thành sức mạnh, sức chiến đấu mãnh liệt, góp phần không nhỏ vào công cuộc cách mạng giải phóng đất nước và cống hiến cho sự phát triển của nền khoa học nước nhà”, TSKH Phan Xuân Dũng nhấn mạnh.

Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa (1913 - 1997) là một nhà khoa học kiệt xuất, được mệnh danh là cha đẻ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Trải qua hai cuộc kháng chiến cứu nước, tên tuổi của ông trở thành huyền thoại đối với nhiều thế hệ người Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế. Những đóng góp của GS.VS Trần Đại Nghĩa đối với công cuộc cách mạng Việt Nam vô cùng to lớn, nhưng cuộc đời ông lại hết sức bình dị, khiêm nhường.

GS.VS. Trần Đại Nghĩa tên khai sinh là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913 trong một gia đình nhà giáo nghèo tại xã Chánh Hiệp (nay là xã Hòa Hiệp), huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Cha ông là Phạm Văn Mùi, một nhà nho uyên thâm, một nhà giáo giàu lòng nhân ái, thương yêu học sinh, tận tụy với công việc.

Năm 1926, Phạm Quang Lễ thi đỗ hạng ưu vào trường Trung học đệ nhất cấp Mỹ Tho, được nhận học bổng trong 4 năm học (1926 - 1930). Năm 1930, Phạm Quang Lễ thi đỗ vào Trường Petrus Ký (nay là Trường chuyên Lê Hồng Phong, TP. Hồ Chí Minh) và được học bổng 3 năm liền. Năm 20 tuổi (1933), Phạm Quang Lễ đã trở thành thủ khoa cả tú tài bản xứ và tú tài Tây. Tháng 9/1935, Phạm Quang Lễ sang Pháp du học khi tròn 22 tuổi.

GS.VS Trần Đại Nghĩa: Người đặt nền móng cho ngành khoa học công nghiệp quốc phòng
Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 40 năm thành lập Liên hiệp hội

Bằng trí thông minh và ý chí của mình, sau 9 tháng học dự bị, Phạm Quang Lễ thi đậu xuất sắc vào Trường Đại học Cầu đường Paris và được học bổng toàn phần của Chính phủ Pháp. Cùng thời gian đó, ông còn học thêm ở Trường cao đẳng Kỹ thuật Paris và Trường Đại học Sorbonne.

Năm 1940, sinh viên Phạm Quang Lễ đã nhận gần như cùng một lúc ba bằng: Kỹ sư cầu đường, Kỹ sư điện và Cử nhân Toán. Sau đó, ông còn học tiếp và nhận thêm ba bằng kỹ sư khác: Hàng không, Mỏ - Địa chất và Chế tạo máy.

Ông đã làm việc tại Hãng điện khí Thomson, Viện Nghiên cứu chế tạo máy bay và vũ khí của Pháp năm 1939, làm kĩ sư trưởng Nhà máy nghiên cứu chế tạo máy bay hãng Nord Aviation (Pháp, 1944). Ông bắt đầu tham gia Hội Việt Nam ái hữu.

Suốt 11 năm bền bỉ, âm thầm nghiên cứu, thông qua các mối quan hệ trong quá trình làm việc ở các nơi như Viện Nghiên cứu vũ khí, xưởng chế tạo vũ khí, máy bay... ở Pháp và ở Đức, ông tìm kiếm các bí mật quân sự, các bản thiết kế vũ khí. Kết quả của sự lao động miệt mài đó là hơn 30.000 trang tài liệu ghi chép về chế tạo vũ khí, hầu hết là “tuyệt mật”.

Tháng 9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp, được Hội Việt kiều giới thiệu và tiến cử, ông được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã đề đạt nguyện vọng theo Người về nước để thực hiện ước mơ ấp ủ, biến những kiến thức mà ông đã tích lũy được trong 11 năm thành hiện thực để phục vụ sự nghiệp cứu nước. Ông là người đầu tiên được Bác Hồ lựa chọn về nước cùng Người vào mùa thu năm 1946. Tháng 12/1946, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho trọng trách: Cục trưởng Cục Quân giới - Bộ Quốc phòng (nay là Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam) kiêm Giám đốc Nha nghiên cứu Quân giới - Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội (nay là Viện Khoa học và công nghệ Quân sự).

Cũng từ đây, cái tên Trần Đại Nghĩa được Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh. Người nói: “Kháng chiến toàn quốc sắp tới nơi, Bác giao chú nhiệm vụ Cục trưởng Cục Quân giới. Chú lo vũ khí cho bộ đội. Đây là việc đại nghĩa, vì thế Bác đặt tên chú là Trần Đại Nghĩa. Đây là bí danh từ nay trở đi của chú, để giữ bí mật và cũng là giữ an toàn cho bà con thân thuộc của chú ở trong miền Nam. Bác tin chắc chú sẽ làm tròn nhiệm vụ”.

Với những cải tiến, sáng chế được tạo bởi Trần Đại Nghĩa, vũ khí của Việt Nam đã có sức công phá lớn, trở thành nỗi khiếp sợ của quân thù. Các loại súng lớn, súng phóng bom, các loại mìn nổ chậm v.v… với thương hiệu “made in Vietnam”, “made by Tran Dai Nghia” đã gây cho kẻ thù biết bao sửng sốt, bất ngờ, khiếp vía, kinh hoàng, giới vũ trang, quân sự quốc tế vô cùng ngạc nhiên, thán phục. Càng trong gian khó, tài năng về chế tạo vũ khí của Trần Đại Nghĩa càng tỏa sáng. Với những đóng góp to lớn của ông cho ngành quân giới nước nhà, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng ông danh hiệu “Ông Phật làm súng”.

Ngày 20/11/1948, ông được phong quân hàm Thiếu tướng trong đợt đầu tiên, khi ấy ông 35 tuổi. Năm 1952, tại Đại hội Anh hùng và Chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ nhất, ông là đại biểu trí thức được phong danh hiệu Anh hùng Lao động đợt đầu tiên của Việt Nam. Đó cũng chính là năm ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô - danh vị cao nhất của những người làm công tác khoa học.

Năm 1996, GS.VS. Trần Đại Nghĩa đã vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về Cụm công trình nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo (Bazoca, súng không giật SKZ, đạn bay) trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Ông còn được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất...

Ngày 30/4/1975, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, trong nhật kí của mình, GS.VS. Trần Đại Nghĩa viết: “Nhiệm vụ của Bác giao cho tôi và tập thể các nhà khoa học Việt Nam là tham gia về mặt vũ khí và khoa học quân sự trong hai cuộc kháng chiến đã được hoàn thành. Từ nay đến hàng nghìn năm sau chúng tôi xin bàn giao lại nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc cho thế hệ ngày nay và thế hệ mai sau”.

Trong suốt cuộc đời cống hiến cho khoa học, ông luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đặc biệt tin tưởng, giao nhiều chức vụ quan trọng. Trong quân đội ông từng giữ các chức vụ: Cục trưởng Cục Quân giới, Cục trưởng Cục Pháo binh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật. Khi chuyển sang lĩnh vực dân sự, ông giữ các chức vụ: Thứ trưởng Bộ Công thương, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nặng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Hiệu trưởng đầu tiên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Và đặc biệt, với tài năng và đức độ hiếm thấy, Đảng và Nhà nước đã tiếp tục giao cho GS.VS Trần Đại Nghĩa nhiệm vụ quan trọng, đó là tạo dựng và phát triển ngôi nhà chung tập hợp đội ngũ trí thức, nhà khoa học của Việt Nam.

Đại hội lần thứ nhất của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vào ngày 26/3/1983 đã bầu GS.VS Trần Đại Nghĩa làm Chủ tịch. Ông trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp Hội Việt Nam, tổ chức với vai trò tập hợp, phát huy sức sáng tạo và cống hiến của đội ngũ các nhà khoa học, trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam góp phần phát triển khoa học, xây dựng đất nước.

Từ những ngày đầu gian khó, Liên hiệp Hội Việt Nam chỉ có 15 thành viên, không quản ngại khó khăn, vất vả, GS.VS Trần Đại Nghĩa đã dành toàn bộ tâm huyết và sức lực từng bước xây dựng và phát triển tổ chức ngày càng lớn mạnh, góp phần không nhỏ trong tiến trình phát triển chính trị, xã hội, khoa học và kinh tế của Việt Nam.

GS.VS Trần Đại Nghĩa đã được các nhà khoa học, các hội thành viên suy tôn làm Chủ tịch danh dự nhiệm kỳ II, nhiệm kỳ III và danh hiệu đó cũng đã theo ông đến cuối cuộc đời (1988-1997).

Thượng tướng Phạm Hòai Nam, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chia sẻ: “Trên cương vị công tác, đồng chí luôn tận tụy, đức độ, bản lĩnh cống hiến tài năng, trí tuệ để góp pần xây dựng ngành Kỹ thuật quân sự và Công nghiệp quốc phòng, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại, làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược giành thắng lợi và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Ngày 20/5/1975, Chính phủ quyết định thành lập Viện Khoa học Việt Nam - Trung tâm nghiên cứu khoa học lớn nhất của cả nước về khoa học tự nhiên và kỹ thuật, công nghệ, GS.VS Trần Đại Nghĩa đang làm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước, được cử kiêm giữ chức vụ Viện trưởng đầu tiên của Viện Khoa học Việt Nam.

GS.VS Trần Đại Nghĩa: Người đặt nền móng cho ngành khoa học công nghiệp quốc phòng
PGS.TS Trần Tuấn Anh chia sẻ về những đóng góp của GS.VS Trần Đại Nghĩa trong việc xây dựng nền khoa học công nghệ Việt Nam

Nói về những đóng góp của GS.VS Trần Đại Nghĩa với nền khoa học công nghệ Việt Nam, PGS.TS Trần Tuấn Anh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chia sẻ: Một trong những chủ trương quan trọng của Viện trưởng Trần Đại Nghĩa là thực hiện dân chủ tập trung trong nghiên cứu khoa học. Xây dựng chiến lược nghiên cứu của Viện Khoa học Việt Nam với 3 nguyên tắc mà Viện trưởng Trần Đại Nghĩa đề ra đó là: Ưu tiên những vấn đề cấp bách rất cần cho đất nước nhưng phải lượng sức, không đề ra viển vông; Ưu tiên những đề tài phát huy thế mạnh của Việt Nam, những vấn đề sở trường ta có tiềm năng, có thực lực; Giành một lực lượng đi vào hiện đại, đón đầu xu thế phát triển của thế giới trong tương lai.

Dưới sự lãnh đạo của GS.VS Trần Đại Nghĩa, cán bộ nhân viên của Viện đã vượt khó, nỗ lực vươn lên mạnh mẽ vừa xây dựng cơ sở ban đầu, vừa tiến hành nghiên cứu khoa học kịp thời phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế đất nước.

"Để vinh danh và ghi nhận những đóng góp quý báu của GS.VS Trần Đại Nghĩa, nhằm thúc đẩy công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn, năm 2016, lần đầu tiên Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ban hành quy chế Giải thưởng Trần Đại Nghĩa và tổ chức trao tặng Giải thưởng Trần Đại Nghĩa với chu kỳ 3 năm/lần. Qua 2 lần tổ chức, đã xét tặng được 6 giải thưởng, tôn vinh 14 công trình xuất sắc về khoa học và công nghệ, trực tiếp triển khai ứng dụng các kết quả đó vào thực tiễn, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh", PGS.TS Trần Tuấn Anh cho biết thêm.

Hội thảo GS.VS Trần Đại Nghĩa - Cuộc đời và sự nghiệp của Liên hiệp Hội là dịp để chúng ta tuyên truyền, giáo duc cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức cách mạng của thế hệ đi trước để nêu cao ý chí tự lực tự cường, đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thu Hường

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Phát huy có hiệu quả vai trò "cầu nối" của người có uy tín trong đồng bào dân tộc

Thanh Hóa: Phát huy có hiệu quả vai trò "cầu nối" của người có uy tín trong đồng bào dân tộc

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc là “cầu nối” quan trọng đang được cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương ở tỉnh Thanh Hóa phát huy có hiệu quả.
Những tấm gương phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Những tấm gương phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Vượt qua những rào cản, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số không chỉ vươn lên làm giàu mà còn giúp đỡ, truyền cảm hứng cho chị em khác cùng tiến bộ.
Thầy giáo tuổi 80 tận tâm "gieo chữ", giữ gìn bản sắc văn hóa vùng lòng hồ Hòa Bình

Thầy giáo tuổi 80 tận tâm "gieo chữ", giữ gìn bản sắc văn hóa vùng lòng hồ Hòa Bình

Ông Bàn Văn Thân (người Dao Tiền) có gần 15 năm dạy chữ Nôm Dao cho bà con vùng lòng hồ Hòa Bình, góp phần gìn giữ chữ viết, bản sắc văn hóa người Dao Tiền
Phụ nữ dân tộc thiểu số chăm lo làm kinh tế, xây dựng sản phẩm OCOP ở Bắc Hà

Phụ nữ dân tộc thiểu số chăm lo làm kinh tế, xây dựng sản phẩm OCOP ở Bắc Hà

Hội phụ nữ huyện Bắc Hà, Lào Cai đã phát động nhiều phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội trong các cấp Hội, hội viên, phụ nữ trong toàn huyện.
Siu Sek - Người Đảng viên gương mẫu, người thợ điện của buôn làng

Siu Sek - Người Đảng viên gương mẫu, người thợ điện của buôn làng

14 năm trong màu áo cam, luôn có mặt khi người dân cần, anh thợ điện Siu Sek (công nhân Điện lực Phú Thiện) được gọi trìu mến “người thợ điện của buôn làng”.

Tin cùng chuyên mục

Trưởng thôn Ải Nam làm tốt công tác tuyên truyền chính sách dân tộc

Trưởng thôn Ải Nam làm tốt công tác tuyên truyền chính sách dân tộc

Không chỉ là gương sáng về làm kinh tế giỏi, với vai trò là Trưởng thôn Ải Nam, anh Cư Seo Mười người dân tộc Mông đã phát huy tốt vai trò người uy tín.
Chuyện về người có uy tín giúp đồng bào dân tộc thiếu số ở bản Chong “đuổi đói nghèo”

Chuyện về người có uy tín giúp đồng bào dân tộc thiếu số ở bản Chong “đuổi đói nghèo”

Bác Hà Văn Tú ở Bản Chong, xã Thiên Phủ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa là người có uy tín, làm kinh tế giỏi và giúp đồng bào dân tộc thiểu số “đuổi đói nghèo”.
Huyện Bắc Hà, Lào Cai: Trưởng thôn gương mẫu giúp dân thoát nghèo

Huyện Bắc Hà, Lào Cai: Trưởng thôn gương mẫu giúp dân thoát nghèo

Nếu về thôn Lùng Xa 1, xã Cốc Ly, khi hỏi về Trưởng thôn Bàn Văn Thanh ai cũng biết. Anh là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, giúp dân thoát nghèo.
Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản

Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản

Dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn, những người dân tộc Bru- Vân Kiều ở Quảng Bình mang họ Hồ vẫn hiến đất, hiến vườn vì lợi ích chung của bản làng.
Bắc Kạn: Người có uy tín, trưởng thôn là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân

Bắc Kạn: Người có uy tín, trưởng thôn là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân

Tỉnh Bắc Kạn có 1.291 trưởng thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có 507 người có uy tín; đội ngũ người có uy tín, trưởng thôn chủ yếu là người dân tộc thiểu số.
Người phụ nữ Tày tiên phong làm du lịch cộng đồng ở vùng cao Bắc Hà

Người phụ nữ Tày tiên phong làm du lịch cộng đồng ở vùng cao Bắc Hà

Những năm gần đây, một số gia đình ở vùng cao huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã nỗ lực đưa ngôi nhà du lịch cộng đồng của mình trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Cựu chiến binh Hoàng Văn Nguyên nêu gương sáng đời thường

Cựu chiến binh Hoàng Văn Nguyên nêu gương sáng đời thường

Ở xã Cốc Mỳ huyện Bát Xát, nhắc đến cựu chiến binh, người cao tuổi Hoàng Văn Nguyên, hội viên cựu chiến binh mà người dân trong xã đều tin yêu, kính trọng.
Trà Vinh: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trà Vinh: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Trà Vinh đã phát huy vai trò trong các hoạt động xã hội, thúc đẩy sự phát triển ở địa phương
Hiến đất vì lợi ích cộng đồng

Hiến đất vì lợi ích cộng đồng

Đó là lời tâm sự của anh Bồng Đức Thành, sinh năm 1981, dân tộc Dao, thôn Lùng Xa 1, xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Lào Cai: Gương sáng gia đình người Mông trở thành triệu phú từ trồng quế

Lào Cai: Gương sáng gia đình người Mông trở thành triệu phú từ trồng quế

Bản Cái là xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Hà, người dân sống dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp.
Đảng viên trẻ Lò Láo Lở học tập và làm theo Bác

Đảng viên trẻ Lò Láo Lở học tập và làm theo Bác

Trải qua môi trường quân ngũ, được giác ngộ, nhận thức về Đảng, được rèn luyện tính kỷ luật đã hun đúc, làm nên bản lĩnh kiên cường của Đảng viên trẻ Lò Láo Lở.
Tinh thần yêu hàng Việt của các doanh nhân gốc Việt tại Mỹ

Tinh thần yêu hàng Việt của các doanh nhân gốc Việt tại Mỹ

Chi nhánh TV Việt Nam tại Houston có buổi gặp và phỏng vấn doanh nhân Chinh Nguyễn - CEO Tập đoàn L&V Food Supply và 1 số DN tại TP. Houston, Texas, Hoa Kỳ.
Từ định hướng của Đảng đến những tấm gương sáng trong đời sống

Từ định hướng của Đảng đến những tấm gương sáng trong đời sống

Nhận thức rõ vai trò của người có uy tín trong nhân dân, đặc biệt là người có uy tín trong đồng bào DTTS, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến đối tượng này.
Kỹ sư Hà Trọng Dũng: Lan toả tinh thần Việt trong các sáng chế

Kỹ sư Hà Trọng Dũng: Lan toả tinh thần Việt trong các sáng chế

Kỹ sư Hà Trọng Dũng là một trong những người đầu tiên mang ý tưởng sản xuất đồ chơi trẻ em về Việt Nam để hạn chế phụ thuộc đồ nhập khẩu.
Hà Giang: Phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên

Hà Giang: Phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên

Nhờ phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên, đời sống đồng bào dân tộc huyện Đồng Văn (Hà Giang) từng bước được nâng lên.
Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khôi phục nghề truyền thống gắn với cải thiện sinh kế là phương thức tốt bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Những thanh niên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ để làm giàu

Kon Tum: Những thanh niên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ để làm giàu

Nhiều thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum không ngại khó, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, sáng tạo trong phát triển kinh tế, làm giàu cho quê hương.
Đồng bào các dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu ở Đồng Nai

Đồng bào các dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu ở Đồng Nai

Giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, có cuộc sống tốt đẹp hơn được hi nhận nhiều gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đồng Nai.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Minh chứng sống cho bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Minh chứng sống cho bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam

Nguyễn Thị Bình là một cái tên vô cùng gần gũi và quen thuộc với người dân Việt Nam. Có thể nói, với nhiều người, bà chính là một huyền thoại sống.
Những bông hồng xanh tỏa hương sắc trên vùng đất Abyei

Những bông hồng xanh tỏa hương sắc trên vùng đất Abyei

Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp quốc tại Phái bộ UNISFA khu vực Abyei, 21 nữ chiến sĩ công binh Việt Nam, họ là những bông hồng xanh tỏa hương sắc
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động