Hà Giang: Thu hút đầu tư hạ tầng để phát triển thương mại - dịch vụ
Cơ chế - Chính sách Thứ sáu, 24/06/2022 - 17:50
Kết nối đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử |
Hà Giang là tỉnh miền núi, biên giới nằm trong số 6 tỉnh nghèo nhất cả nước. Xác định thương mại - dịch vụ giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phương, những năm qua Hà Giang dành nhiều quan tâm cho lĩnh vực này. Tính đến năm 2020, tỷ trọng thương mại - dịch vụ chiếm 44,2% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Giang. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ bình quân tăng 11,8%/năm.
Đến nay, Hà Giang đã có 170 chợ, trong đó có 20 chợ thành thị, 143 chợ nông thôn, 7 chợ gia súc, 1 chợ đêm và 1 tuyến phố phục vụ du lịch; 14.500 cơ sở bán buôn, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, 68 cửa hàng xăng dầu và 265 cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng. Cùng với đó là 1 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu quốc gia, 2 cửa khẩu phụ và 11 lối mở.
![]() |
Để phát triển thương mại – dịch vụ, Hà Giang đang thu hút đầu tư xây dựng 1 trung tâm logistics tại Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy |
Nỗ lực là thế, song thực tế, hạ tầng thương mại của Hà Giang vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ, tính kết nối chưa cao. Thị trường hàng hóa và số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã, thương nhân kinh doanh buôn bán, dịch vụ đã tăng hàng năm nhưng quy mô nhỏ, trao đổi mua bán qua nhiều khâu trung gian làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh trên thị trường.
Thực hiện Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” theo Quyết định 1163/QĐ-TTg, UBND tỉnh Hà Giang xác định, phát triển thương mại - dịch vụ theo hướng hiện đại, văn minh, phù hợp với quy mô, đặc điểm của địa phương.
Trong đó, cơ cấu lại thương mại theo hướng đổi mới, sáng tạo, chú trọng tới số hóa, công nghệ hóa; tập trung hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp; phát triển thương hiệu hàng hóa đặc trưng của tỉnh, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng. Đặc biệt, quan tâm hơn nữa tới đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại, phát triển đầy đủ hạ tầng thiết yếu khu vực nông thôn, phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Giám đốc Sở Công Thương Hà Giang - ông Nguyễn Khắc Quyền cho biết: Sở Công Thương đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho tỉnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện. Trong đó, đặc biệt chú trọng giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, rà soát, đề xuất cắt giảm các điều kiện và thời gian thực hiện thủ tục liên qua đến hoạt động thương mại; phát triển doanh nghiệp phân phối, gắn kết lưu thông với sản xuất, đẩy mạnh liên kết các chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hóa…
Thực tế, mấy năm trở lại đây, tỉnh Hà Giang rất tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, với nhiều chính sách ưu đãi như: Ưu tiên quỹ đất, ưu đãi về thuế, tín dụng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp trong triển khai thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng... Bên cạnh các ưu đãi chung theo Luật Đầu tư, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang còn ban hành các nghị quyết riêng về thu hút và ưu đãi đầu tư.
Năm 2021, Ban thường vụ tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU về phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, xác định mục tiêu: Đến năm 2025, thu hút đầu tư xây dựng 1 trung tâm hội chợ triển lãm và 1 trung tâm thương mại tại thành phố Hà Giang; 1 trung tâm logistics tại Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy; chuỗi cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị hạng 3 tại trung tâm một số huyện. Phát triển 1 chợ đầu mối hoa quả, 2 chợ gia súc, xây mới 5 chợ, cải tạo nâng cấp 8 chợ, nâng tổng số chợ trên địa bàn tỉnh lên 176 chợ. Phấn đấu có 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể có hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử…
![]() |
Hà Giang đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ xây mới thêm 5 chợ. Hình ảnh chợ phiên huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang |
Triển khai Nghị quyết số 12-NQ/TU, Hà Giang đã và đang triển khai xây dựng quy hoạch, bố trí quỹ đất để phát triển hạ tầng thương mại đảm bảo hài hòa, cân đối giữa các vùng trong tỉnh. Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn. Cải tạo, nâng cấp hạ tầng giao thông tại các xã biên giới để thúc đẩy phát triển thương mại biên giới.
Song song với đó, đẩy mạnh triển khai ứng dụng thương mại điện tử, đưa các sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh lên sàn giao dịch thương mại điện tử như: Postmart, Voso, Sendo… Tăng cường kết nối doanh nghiệp thương mại điện tử với các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, phân phối để từng bước thay đổi thói quen mua sắm, hành vi tiêu dùng của người dân theo hướng văn minh, hiện đại.
Có thể nói, việc phát triển đồng bộ hạ tầng thương mại với nhiều chính sách ưu đãi, kịp thời từ Trung ương đến địa phương được kỳ vọng sẽ góp phần xây dựng Hà Giang thành điểm giao thương năng động trong vùng và khu vực, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của địa phương này.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt mục tiêu: "Xây dựng Hà Giang là tỉnh phát triển về thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp; đến năm 2030 là tỉnh khá trong khu vực Trung du miền núi phía Bắc; đến năm 2045 là tỉnh trung bình khá của cả nước". |
Tin mới nhất

Quảng Bình: 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Mỗi chức sắc, chức việc, giáo dân là nhân tố tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở
Tin cùng chuyên mục

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"
