Hà Giang: Xác định khoa học công nghệ là “bệ đỡ” cho phát triển

Những năm qua, tỉnh Hà Giang thường xuyên quan tâm đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, coi đây là nhiệm vụ then chốt, đẩy mạnh đưa khoa học công nghệ vào mọi mặt của đời sống… Phóng viên viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Phan Đăng Đông – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang về những kết quả, việc triển khai cũng như định hướng phát triển khoa học công nghệ của Hà Giang.

Được biết, tỉnh Hà Giang rất quan tậm phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ (KH&CN), xin ông cho biết những kết quả nổi bật về lĩnh vực này của địa phương trong những năm gần đây?

Xác định được tầm quan trọng của khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, 5 năm qua KH&CN Hà Giang đã bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 14 chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển KH&CN, nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Hà Giang: Xác định khoa học công nghệ là “bệ đỡ” cho phát triển
Ông Phan Đăng Đông - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Hà Giang

Trong giai đoạn này, Hà Giang đã triển khai thực hiện 166 nhiệm vụ KH&CN, trong đó: 18 nhiệm vụ cấp trung ương; 86 đề tài, dự án cấp tỉnh; 62 dự án mở rộng cấp huyện/thành phố. Các mô hình ứng dụng KHCN vào sản xuất đều cho hiệu quả về kỹ thuật. Công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm chủ được công nghệ một số giống dược liệu quý và giống cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh. Nhiều máy móc, thiết bị được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa; tập trung giải quyết công nghệ chế biến một số sản phẩm đặc sản của tỉnh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong lĩnh vực y dược, đã triển khai phần mềm quản lý khám, chữa bệnh tại 16/16 bệnh viện; phần mềm quản lý ytế xã/phường liên thông với 195/195 trạm ytế xã/phường/thị trấn…Trong lĩnh vực kinh tế, đã tạo bước đột phá trong việc triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ cho việc xây dựng và hoạch định các chủ trương, chính sách trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thông qua hình thức đặt hàng nghiên cứu đối với các đơn vị có uy tín.

Đặc biệt, Hà Giang được Bộ KH&CN quan tâm hỗ trợ triển khai Dự án “KawaTech“ - ứng dụng công nghệ mới cấp nước bằng bơm không dùng điện (PAT) thuộc Chương trình hợp tác theo Nghị định thư với CHLB Đức, cung cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc vùng cao thiếu nước huyện Đồng Văn đã được bàn giao đưa vào sử dụng từ cuối năm 2019. Dự án được Bộ KH&CN đánh giá là 1 trong 10 sự kiện khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2019. Hiện nay, các Chuyên gia CHLB Đức tiếp tục tài trợ dự án “Xây dựng mô hình bơm nước bằng pin năng lượng mặt trời tại thôn Lùng Lú, huyện Đồng Văn” theo hình thức phi Chính phủ nước ngoài...

Hà Giang: Xác định khoa học công nghệ là “bệ đỡ” cho phát triển
Dây chuyền, thiết bị thuộc dự án sản xuất mật ong của Hà Giang

Về sở hữu trí tuệ, Hà Giang đã tích cực nghiên cứu, xây dựng và đăng ký chứng nhận chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm đặc thù của Hà Giang. Đến nay, tỉnh đã được cấp 07 Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm: Mật ong Bạc hà Mèo Vạc; Hồng không hạt Quản Bạ; Gạo tẻ Già Dui Xín Mần; Cam sành Hà Giang; Chè san tuyết Hà Giang; Thịt bò Hà Giang; Thảo quả Vị Xuyên.

Song song với đó, việc đẩy mạnh hợp tác về KH&CN cũng được tỉnh hết sức quan tâm. Hiện Hà Giang đã ký thỏa thuận hợp tác về khoa học và công nghệ với nhiều đơn vị ở Trung ương như: Viện dược liệu TW - Bộ Y tế; Đại học Quốc gia Hà Nội; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Viện khoa học NLN miền núi phía Bắc; Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam... nhằm đẩy mạnh việc đưa các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất và đời sống, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hà Giang đã có sự quan tâm, chính sách cụ thể như thế nào để hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn phát triển, ứng dụng KH&CN, thưa ông?

Trong thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, địa phương, sự đồng hành của các nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp và người dân hoạt động KH&CN của Hà Giang đã có sự phát triển đạt kết quả đáng khích lệ và ngày càng khẳng định vai trò, động lực của KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội.

Hà Giang: Xác định khoa học công nghệ là “bệ đỡ” cho phát triển
Các doanh nghiệp tỉnh Hà Giang ngày một quan tâm đầu tư, phát triển KHCN

Xuất phát từ vai trò quan trọng của KH&CN, tỉnh Hà Giang đã ban hành nhiều cơ chế chính sách, khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nghiên cứu, tiếp nhận làm chủ và ứng dụng các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đã được hướng dẫn hỗ trợ xây dựng, triển khai các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến chất lượng giúp giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất, tiết kiệm chi phí về nhân lực, thời gian, nguyên nhiên liệu, năng lượng... góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, cải thiện hình ảnh, thương hiệu…. Đến nay đã thực hiện hỗ trợ cho 09 doanh nghiệp, HTX đổi mới công nghệ; 17 doanh nghiệp, HTX được xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 và công cụ cải tiến năng suất 5S; 13 doanh nghiệp, HTX xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm, quy chuẩn kỹ thuật; 02 doanh nghiệp, HTX đạt giải thưởng chất lượng quốc gia...

Thưa ông, Sở KH&CN Hà Giang đề ra những giải pháp gì để nâng cao chất lượng, hiệu quả ứng dụng thực tiễn của các dự án nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ gắn với thực tế đời sống kinh tế-xã hội của địa phương?

Thời gian tới, ngành KH&CN tập trung tham mưu cho tỉnh triển khai xây dựng chiến lược phát triển KH&CN phù hợp với điều kiện của địa phương, phù hợp với xu thế, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tăng cường liên kết các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp với các doanh nghiệp; khuyến khích tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật. Đổi mới cơ chế quản lý nhiệm vụ KH&CN gắn với cải cách thủ tục hành chính theo hướng khoán tới sản phẩm cuối cùng; tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp, HTX tham gia hoạt động nghiên cứu ứng dụng KH&CN và đổi mới sáng tạo.

Hà Giang: Xác định khoa học công nghệ là “bệ đỡ” cho phát triển
Ứng dụng KHCN đã giúp Hà Giang lưu giữ, phát triển nhiều giống dược liệu quí

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN, chuyển giao công nghệ và giải quyết đồng bộ các khâu sản xuất theo chuỗi giá trị để phát triển và nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của các sản phẩm trọng điểm, chủ lực, có lợi thế của địa phương. Kết nối với các doanh nghiệp, HTX để đưa kết quả nghiên cứu đề tài ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Tập trung hỗ trợ ứng dụng KH&CN và đổi mới, sáng tạo cho các doanh nghiệp, HTX tỉnh Hà Giang thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án khoa học để mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Hỗ trợ hoàn thiện quy trình sản xuất theo chuỗi giá trị và gắn tem truy xuất nguồn gốc điện tử cho doanh nghiệp, HTX có tiềm lực về KH&CN và đổi mới sáng tạo.

Đặc biệt chú trọng phân loại và lập danh sách các doanh nghiệp, HTX có tiềm năng về nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo để hỗ trợ xây dựng phát triển cơ sở đầu tàu về nghiên cứu khoa học và đổi mới, sáng tạo gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương… Cùng với đó tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp theo hướng đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời tiến hành xã hội hóa một số lĩnh vực, nhiệm vụ công. Phấn đấu, mỗi một đơn vị sự nghiệp khoa học công lập của tỉnh là một trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học đầu ngành của địa phương, giữ vị trí, vai trò quan trọng trong việc tư vấn, kết nối cung cầu chuyển giao công nghệ trong nước và quốc tế vào tình hình thực tiễn của địa phương.

Đồng thời, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về KH&CN theo hướng phục vụ người dân và doanh nghiệp, phát huy vai trò, nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh thông qua hoạt động ứng dụng KH&CN và đổi mới sáng tạo góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, từng bước chuyển đổi vị trí, vai trò của khoa học từ “gắn với phát triển kinh tế - xã hội” sang “phục vụ phát triển kinh tế - xã hội".

Xin cảm ơn ông.

Quang Nguyễn - Xuân Lập

Tin mới nhất

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 đang rộn ràng và náo nhiệt tại Sóc Trăng, nơi có cộng đồng Khmer đông đảo nhất cả nước.
Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa, niên đại khoảng 2.500 - 3.000 năm là một trong 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12.
Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Lễ mở cửa kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ sản xuất của người Rơ Măm nhằm tôn vinh những hạt lúa.
Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Đoàn Thanh Hóa đã “ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu và Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, các địa phương, đến nay hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được xóa bỏ.

Tin cùng chuyên mục

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân luôn tạo nên cội nguồn của sức mạnh Việt Nam mỗi khi vận mệnh tổ quốc lâm nguy.
Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Việc nắm vững các quy định pháp lý giúp bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” sẽ diễn ra trung tuần tháng 11 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Trong số 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, nhiều giá trị văn hóa đang dần mai một theo thời gian.
Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Nhiều loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên được giới thiệu đến người dân, du khách ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Hàng vạn người dân, du khách đã đến Ninh Thuận vui lễ hội Katê trong không khí đậm sắc màu văn hóa truyền thống đặc trưng đồng bào Chăm.
Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Trong bối cảnh mới, việc phát huy các nguồn lực tôn giáo sẽ góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.
Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Tối 7/10 đã chính thức khai mạc “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023’’ tại phố đi bộ Hồ Gươm Hà Nội, với chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc Nam Bộ.
Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Áo dài là không chỉ là một trang phục đặc biệt -biểu tượng tự hào của văn hoá Việt Nam mà còn là nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa được tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa cho học sinh.
Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.
Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026 sẽ được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.
Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một bức tranh có máu và hoa, được khắc hoạ nên bởi bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt.
Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Việc mặc trang phục truyền thống trong lễ khai giảng tại các huyện vùng cao nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Việc Chính phủ Slovakia công nhận cộng đồng người Việt trở thành dân tộc thiểu số là minh chứng tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của Slovakia.
Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với bộ ngành, địa phương liên quan triển khai hoạt động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động