Mỗi chức sắc, chức việc, giáo dân là nhân tố tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 09 của Bộ Công an, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào các tôn giáo tỉnh Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả.
Thanh Hóa: Biểu dương 100 đồng bào Công giáo tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước Cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa treo cờ Tổ quốc, nhân lên niềm tự hào dân tộc

Ngày 5/8, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 09/CT-BCA-V28 của Bộ Công an về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) trong đồng bào các tôn giáo”, giai đoạn 2014-2024.

Mỗi chức sắc, chức việc, giáo dân là nhân tố tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng phát biểu khai mạc hội nghị. (Ảnh QH)

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng cho biết: Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 09 của Bộ Công an, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Công an, sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể; cùng với sự cố gắng của các ngành, các cấp, nòng cốt là lực lượng công an, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ vùng đồng bào các tôn giáo tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả quan trọng. Cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế phát triển nhanh, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được cải thiện rõ rệt; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.

Vai trò của các linh mục, chức sắc, chức việc được coi trọng, phát huy tốt; các mô hình tự quản về ANTT được quan tâm xây dựng, củng cố, nhân rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động. Nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật khác từ cơ sở giảm dần; các tổ chức tôn giáo ngày càng tin tưởng, gắn bó và đồng hành với cấp ủy, chính quyền các cấp trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị các đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ phân tích sâu sắc, đánh giá sát thực kết quả đạt được, cũng như những tồn tại, thiếu sót; chỉ rõ nguyên nhân của kết quả đạt được và tồn tại yếu kém; trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất nhiện vụ, giải pháp chỉ đạo để tổ chức xây dựng phong trào ngày càng đi vào chiều sâu, lan tỏa bền vững.

Mỗi chức sắc, chức việc, giáo dân là nhân tố tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể và cá nhân. (Ảnh QH)

Theo báo cáo, 10 năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 09; quá trình tổ chức thực hiện có sự lồng ghép chặt chẽ với các phong trào thi đua yêu nước khác, tạo hiệu ứng cộng hưởng tích cực. Một số địa phương có sự vận dụng sáng tạo, chú trọng chỉ đạo làm tốt ngay từ cơ sở tôn giáo, đưa phong trào đi vào chiều sâu, có mô hình tự quản tiêu biểu có nhiều đóng góp to lớn trong công tác bảo đảm ANTT.

Nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị vùng đồng bào các tôn giáo về ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng ngày càng được nâng lên. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để tỉnh Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo xây dựng, phát triển mạnh mẽ phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong những năm tới.

Quá trình xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ ở vùng đồng bào các tôn giáo đã giải quyết kịp thời, có hiệu quả những nguyện vọng, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tổ chức tôn giáo và quần chúng giáo dân, tạo điều kiện cho các chức sắc, chức việc tham gia việc đạo, việc đời và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo ở cơ sở.

Khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết lương giáo được tăng cường; những giá trị đạo đức tốt đẹp trong hệ thống giáo lý ngày càng được phát huy; đại bộ phận chức sắc, chức việc và tăng ni, phật tử, quần chúng giáo dân yên tâm, phấn khởi, tự do hành đạo, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong sinh hoạt tôn giao, tích cực đồng hành cùng với chính quyền và đồng bào các dân tộc trong tham gia các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn ANTT tại địa phương...

Mỗi chức sắc, chức việc, giáo dân là nhân tố tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa Trần Phú Hà phát biểu tại hội nghị. (Ảnh QH)

Phát biểu tại hội nghị, Thiếu tướng Trần Phú Hà, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa cho hay: Lực lượng công an phải phát huy tốt vai trò tham mưu và làm nòng cốt trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở địa bàn vùng giáo. Chủ động nắm chắc tình hình, triển khai các biện pháp bảo đảm tốt tình hình ANTT. Triển khai đồng bộ các kế hoạch, giải pháp để duy trì và phát triển phong trào một cách liên tục, đi vào chiều sâu.

Trong thời gian tới, đồng bào tôn giáo trong tỉnh và các tổ chức tôn giáo từ tỉnh đến huyện đã được Nhà nước công nhận tiếp tục đẩy mạnh và phát huy những thành quả trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và nêu gương “Người tốt, việc tốt”, đưa phong trào phát triển lên một bước mới.

Mỗi chức sắc, chức việc, giáo dân là nhân tố tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự
Thiếu tướng Trần Phú Hà, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa trao Giấy khen của Giám đốc Công an tỉnh cho các tập thể. (Ảnh QH)

Mỗi chức sắc, chức việc, giáo dân là nhân tố tích cực, có trách nhiệm trong công tác giữ gìn ANTT, tham gia tích cực, tiên phong các phong trào mô hình tự quản về ANTT tại cơ sở, các phong trào thi đua yêu nước, chung sức chung lòng cùng với Nhân dân trong tỉnh thực hiện thành công phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Treo cờ Tổ quốc tại các cơ sở tôn giáo và nhà riêng của tín đồ” trong các dịp lễ, Tết, sự kiện trọng đại của đất nước, xây dựng quê hương Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh, tiến bộ...

Hoàng Minh

Tin mới nhất

Quảng Bình: 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình đã huy động nguồn lực với hơn 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần tạo nên nhiều chuyển biến tích cực.

Tin cùng chuyên mục

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Tín dụng chính sách đã trở thành “chủ công” hỗ trợ nhiều hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Bố Trạch vươn lên thoát nghèo bền vững.
Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Dù đã đạt được những thành quả trong việc thông tin, truyền thông về dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Bộ, ngành, địa phương.
Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Vướng mắc liên quan tới đất đai vẫn là một trong những vấn đề phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tại Hòa Bình.
Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế còn nhiều khó khăn vì thế công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo cần đặc biệt chú trọng.
Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh chế độ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Thời gian qua, các địa phương có đồng bào dân tộc đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để chủ động phân phối hàng hóa.
Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

100 học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ của vùng cao Yên Bái không chỉ được nhận quà từ các đơn vị mà còn được trải nghiệm hoạt động khoa học.
Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Nhờ thực hiện tốt chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên được nâng cao, diện mạo nông thôn khởi sắc.
Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chú trọng thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu được nhiều địa phương tại Tuyên Quang quan tâm, thực hiện.
Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tốt.
Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Trên 84% là đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 50%, Hà Giang hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc.
Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Hiện toàn tỉnh còn 112 thôn, bản chưa có điện, Hà Giang phấn đấu đến 2025 không còn “vùng lõm” về điện, tuy nhiên còn rất nhiều thách thức đặt ra cho Hà Giang.
Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Có điện lưới quốc gia, giờ đây 95 hộ dân là đồng bào dân tộc Nùng ở Ma Lỳ Sán (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.
Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước đã được nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang ủng hộ.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng 9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên.
Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa đã chú trọng việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số, giúp người dân thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.
Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế theo hướng khoa học và đổi mới làm cho bào dân tộc Chứt ở xã biên giới Trọng Hoá
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động