Kết nối nguồn lực cho doanh nghiệp chuyển giao khoa học - công nghệ tại các tỉnh miền núi

Khoa học và công nghệ (KH&CN) được nhận định là đòn bẩy tạo sức bật cho phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, nhất là khu vực miền núi. Điều đó đặc biệt đúng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Việc áp dụng tiến bộ khoa học, đổi mới công nghệ sẽ tạo ra nhiều sản phẩm mới, tăng năng suất lao động cũng như khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường… Ông Đỗ Hoàng Phương - Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) - đã có chia sẻ xoay quanh vấn đề này với Báo Công Thương.

Là DN đầu tiên ứng dụng KH&CN vào sản xuất tại huyện miền núi Lục Ngạn, xin ông cho biết việc ứng dụng tiến bộ KH&CN có vai trò như thế nào trong nâng cao năng suất và thực tế áp dụng tại DN?

Công ty CP Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu là công ty chuyên chế biến rau củ quả xuất khẩu sang Nhật Bản, Đức, Pháp, Cộng hòa Séc hay một số nước khu vực châu Âu. Toàn bộ sản phẩm của công ty thu mua từ vùng trồng của bà con được cấp mã số, chăm sóc theo quy trình GlobalGAP, bảo đảm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh. Sau đó, được sơ chế đưa vào xông hơi, khử trùng đóng gói tại dây chuyền của công ty dưới sự giám sát của chuyên gia Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Kết nối nguồn lực cho doanh nghiệp chuyển giao khoa học - công nghệ tại các tỉnh miền núi
Ông Đỗ Hoàng Phương – Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu

Việc công ty từng bước đàm phán, đưa vải thiều nói riêng và nông sản nói chung sang những thị trường kỹ tính đã mở ra cơ hội mới cho trái vải thiều của bà con nông dân vùng miền núi tỉnh Bắc Giang, góp phần nâng sức cạnh tranh, tăng giá trị sản phẩm cho địa phương cũng như DN.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty hiện đang áp dụng công nghệ màng MAP (công nghệ đóng gói khí cải tiến), làm mát của Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, giúp cho thời gian bảo quản rau quả tươi tới 30 ngày khi xuất sang châu Âu, Nhật Bản mà vẫn không bị thay đổi các chỉ tiêu về chất lượng và giữ được màu sắc, mùi vị. Song song với đó, công nghệ chế biến sâu đông lạnh -18 độ cũng giúp cải tiến chất lượng sản phẩm tốt hơn.

Từ yêu cầu khách hàng cải tiến sản phẩm mới, chúng tôi hiện cũng đang đồng hành cùng Aeon nghiên cứu sản phẩm ngô bắp trong túi giữ được tươi ngon hơn, trong thời gian 1 năm, đảm bảo xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Để có thể tiếp cận khách hàng, chúng tôi đẩy mạnh kết nối qua phần mềm zoom, meeting, kết nối liên minh hợp tác xã, với tham tán các nước, tổ chức DN Việt Nam tại nước ngoài. Cũng từ những phần mềm này chúng tôi kết nối với Sở KH&CN Bắc Giang trực tuyến tiếp cận công nghệ chế biến vải đông lạnh của Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch.

Ngoài ta, chúng tôi cũng tận dụng phần mềm google báo cáo chỉ số sản xuất online, giúp có thể phát hiện lãng phí sớm hơn để điều chỉnh. Và hiện nay, các cánh đồng thu hoạch của chúng tôi cũng đều có máy cơ giới hóa, hướng tới cánh đồng lớn hợp tác xã.

Như ông vừa chia sẻ, rõ ràng đầu tư cho KH&CN mang lại nhiều lợi ích, nhưng thực tế kinh phí cho đầu tư không phải DN nào cũng đáp ứng được. Vậy, DN đã tính toán như thế nào cho hợp lý?

Đúng là đầu tư KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp tương đối khó, lại nhất là ở những vùng miền núi. Ví dụ chúng tôi ứng dụng dây chuyền xử lý quả vải qua công nghệ Isarel chỉ sử dụng được 1-2 tháng, 10 tháng còn lại không sử dụng được bao nhiêu, như vậy sẽ rất lãng phí. Vì vậy, công ty chúng tôi phải tính toán việc đầu tư những máy móc thiết bị có thể dùng nhiều loại, nhiều ứng dụng dùng chung.

Cùng với máy móc thì cũng có một số công đoạn DN vẫn phải áp dụng phương án thủ công. Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh lại một lần nữa, việc áp dụng KH&CN không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu.

Để đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt tại những thị trường kỹ tính, vấn đề ứng dụng KH&CN thời gian tới tại DN thực hiện ra sao, thưa ông?

Thực tế các giải pháp đã có sẵn công nghệ, chúng ta chỉ ghép lại và tùy mức đầu tư DN triển khai dần từng bước. Về phía công ty chúng tôi, do xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản hay một số nước châu Âu nên yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật rất nghiêm ngặt. Do vậy, để đảm bảo an toàn, chúng tôi có kết nối qua điện thoại thông minh nhật ký điện tử, cập nhật tức thời, thời điểm nào phun thuốc, thời điểm nào có thể thu hoạch… Từ đây các hộ, người trồng vải có thể nhìn thấy được để thực hiện đồng bộ phun, tránh nhiễm chéo và giảm thiểu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Bên cạnh đó, công ty còn kết hợp với Học viện Nông nghiệp nâng cao kiến thức cho người trồng, bao gồm việc cải tạo đất, nước, phân vi sinh... Đặc biệt, công ty cam kết thu mua đầu ra với người trồng rau, hoa quả giá tốt khi đạt chất lượng, để người dân yên tâm triển khai theo đúng hướng dẫn của công ty.

Chuyển giao công nghệ đến các địa phương miền núi rất cần sự liên kết giữa ba nhà: Nhà nước, DN, nông dân. Trong đó, DN đóng vai trò quan trọng, vừa có khả năng đầu tư cho dự án vừa là đối tượng thụ hưởng và nhân rộng sản phẩm. Theo ông, Nhà nước cần có chính sách như thế nào để khuyến khích DN?

Cách mạng công nghiệp 4.0 vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các DN Việt. Nếu DN nào biết tận dụng cơ hội, mạnh dạn đầu tư công nghệ để phục vụ sản xuất thì DN đó sẽ trụ vững. Ngược lại, DN e dè, ngại đầu tư hoặc thờ ơ, không chấp nhận thực tế làn sóng chuyển đổi số đang tác động trực tiếp đến mình thì rất khó tồn tại. Tuy nhiên, để khuyến khích DN thúc đẩy hoạt động KH&CN, nhằm hiện thực hóa yêu cầu cao về vai trò của KH&CN trong giai đoạn mới thì trước hết Nhà nước cần “làm mới” mình và có chính sách mời gọi mọi người đến làm; có chính sách hỗ trợ DN vay vốn ưu đãi để đầu tư máy móc hiện đại theo kịp xu hướng của thế giới. Bên cạnh đó, cần có sự kết nối Nhà nước, nhà khoa học đồng hành cùng nông dân. DN phải đi cùng bao tiêu đầu ra cho nông dân từ trên mỗi cánh đồng.

Trong quá trình đàm phán chuyển giao công nghệ, Nhà nước cũng nên có các hoạt động hỗ trợ DN như tư vấn công nghệ, các vấn đề pháp lý, kết nối nguồn lực tài chính cho DN, đặc biệt tại những DN chuyển giao KH&CN đến các tỉnh miền núi. Vì thực tế, nguồn nhân lực của các DN này hiện không chỉ thiếu mà còn yếu, chưa đáp ứng được việc tiếp nhận những công nghệ mới, hiện đại.

Xin cảm ơn ông!

Thanh Tâm - Lan Anh (thực hiện)

Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Dù đã đạt được những thành quả trong việc thông tin, truyền thông về dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Bộ, ngành, địa phương.
Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Vướng mắc liên quan tới đất đai vẫn là một trong những vấn đề phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tại Hòa Bình.
Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế còn nhiều khó khăn vì thế công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo cần đặc biệt chú trọng.
Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh chế độ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Thời gian qua, các địa phương có đồng bào dân tộc đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để chủ động phân phối hàng hóa.

Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

100 học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ của vùng cao Yên Bái không chỉ được nhận quà từ các đơn vị mà còn được trải nghiệm hoạt động khoa học.
Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Nhờ thực hiện tốt chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên được nâng cao, diện mạo nông thôn khởi sắc.
Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chú trọng thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu được nhiều địa phương tại Tuyên Quang quan tâm, thực hiện.
Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tốt.
Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Trên 84% là đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 50%, Hà Giang hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc.
Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Hiện toàn tỉnh còn 112 thôn, bản chưa có điện, Hà Giang phấn đấu đến 2025 không còn “vùng lõm” về điện, tuy nhiên còn rất nhiều thách thức đặt ra cho Hà Giang.
Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Có điện lưới quốc gia, giờ đây 95 hộ dân là đồng bào dân tộc Nùng ở Ma Lỳ Sán (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.
Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước đã được nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang ủng hộ.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng 9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên.
Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa đã chú trọng việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số, giúp người dân thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.
Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế theo hướng khoa học và đổi mới làm cho bào dân tộc Chứt ở xã biên giới Trọng Hoá
Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Lần đầu tiên huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế tổ chức tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, nhân sĩ trí thức, hộ sản xuất, kinh doanh giỏi…
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra các quy định về đất đai.
Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 1 tỷ đồng/dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Việc này giúp loại bỏ dần những phong tục lạc hậu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo.
Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động