Kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X: Thông qua 4 Nghị quyết quan trọng
Cơ chế - Chính sách Thứ tư, 22/06/2022 - 22:43
Đắk Lắk đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp |
HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ ba nhằm thảo luận, xem xét thông qua nội dung quan trọng.
![]() |
Tham dự Kỳ họp có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Y Vinh Tơr; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và các đại biểu HĐND tỉnh khóa X.
Tại Kỳ họp, các đại biểu tiến hành thảo luận, xem xét và thống nhất thông qua Nghị quyết về Quyết định chủ trương đầu tư 8 dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội gồm: Nâng cấp, sửa chữa hồ chứa nước Ea Dong (Tháp Rông), xã Krông Na, huyện Buôn Đôn; Nâng cấp, sửa chữa Hồ Phù Mỹ, xã Cư Mốt, huyện Ea H’leo; Nâng cấp, sửa chữa Hồ Thanh Niên, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng; Nâng cấp, sửa chữa Hồ Ea Má, xã Cư M’ta, huyện M’Drắk; Nâng cấp công trình thủy lợi Hồ Cư Króa 1, xã Cư Króa, huyện M’Drắk; Sửa chữa, nâng cấp Hồ chứa Buôn Pu Huch, xã Ea Knuếc, huyện Krông Pắc; Nâng cấp, sửa chữa Hồ Ông Đồng (Hồ Phước An 3), xã Ea Yông, huyện Krông Pắc; Sửa chữa Hồ C9, xã Ea Kly, huyện Krông Pắc.
Bên cạnh đó, đại biểu cũng biểu quyết thông qua các Nghị quyết về: Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Phát triển các thành phố loại 2 tại Quảng Nam, Hà Tĩnh và Đắk Lắk - Tiểu dự án Buôn Ma Thuột; Cho ý kiến về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8); Điều chỉnh, bổ sung quyết định chủ trương đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu bế mạc Kỳ họp, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Y Vinh Tơr đề nghị: UBND tỉnh Đắk Lắk sớm chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư cần chuẩn bị trước trình tự, thủ tục có liên quan, đặc biệt là cân đối bố trí nguồn vốn đối ứng như cam kết của một số địa phương và phương án bồi thường giải phóng mặt bằng (nếu có) để khi nguồn vốn Trung ương bố trí sẽ chủ động triển khai thực hiện dự án, đảm bảo đúng tiến độ theo yêu cầu của Chương trình là kết thúc giải ngân năm 2023.
![]() |
Ông Y Vinh Tơr - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk. |
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cần tiếp tục rà soát, đề xuất báo cáo Trung ương nhu cầu bổ sung dự toán và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2022 đối với các nhiệm vụ, dự án dự kiến bố trí từ Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ thông báo danh mục và mức vốn tại Văn bản số 450/TTg-KTTH và các nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 có nhu cầu bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2022 để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Đồng chí Y Vinh Tơr cũng nhấn mạnh, UBND tỉnh cần chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư các dự án, tạo đà phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; rà soát và cơ cấu lại thu chi ngân sách, đầu tư công để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tập trung nguồn lực cho các chương trình mục tiêu, các chương trình, nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân…
Tin mới nhất

Quảng Bình: 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Mỗi chức sắc, chức việc, giáo dân là nhân tố tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở
Tin cùng chuyên mục

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"
