Kỳ vọng sức sống mới ở thị trấn Vân Tùng - Bắc Kạn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 722/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập thị trấn Vân Tùng thuộc huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
Tỉnh Bắc Kạn: Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị nông sản Bắc Kạn: Xây dựng các điểm bán sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền Bắc Kạn: Nâng tầm cho sản phẩm OCOP

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực

Vân Tùng là trung tâm văn hoá, chính trị của huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn cách trung tâm thành phố Bắc Kạn khoảng 65 km về phía Bắc theo Quốc lộ 3 Hà Nội - Cao Bằng, với dân số 5.590 người, 1.140 hộ dân. Trong đó, có 6 dân tộc chủ yếu: Tày, Nùng, Dao, Hoa, Ngái, Kinh cùng sinh sống xen kẽ với nhau.

Bắc Kạn: Kỳ vọng đổi thay ở thị trấn Vân Tùng
Một góc thị trấn Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

Cùng với sự phát triển chung của huyện Ngân Sơn, trong thời gian qua, kinh tế - xã hội của xã Vân Tùng đã từng bước phát triển; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Theo số liệu thống kê, năm 2021, tổng thu ngân sách xã Vân Tùng đạt: 10.593.906.037 đồng; tổng chi ngân sách thường xuyên trên địa bàn của xã là: 10.348.050.464 đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 34,25 triệu/năm.

Những năm qua, xã Vân Tùng cũng đã được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp nhiều công trình hạ tầng cơ sở, mở rộng khu trung tâm huyện lỵ đồng thời tiếp nhận nhiều dự án đầu tư phát triển, từng bước góp phần làm thay đổi bộ mặt của trung tâm huyện Ngân Sơn.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần phải có giải pháp khắc phục như sau: Hiện trạng mật độ dân cư không đồng đều, chủ yếu tập trung ở khu trung tâm xã với mật độ cao, dẫn đến khó khăn để dãn dân trong việc giải phóng mặt bằng xây dựng công trình.

Nguồn ngân sách đầu tư cho phát triển còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị. Chưa thực hiện được công tác xã hội hóa trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế. Mặc dù, có tiềm năng về công nghiệp chế biến nông, lâm sản; dịch vụ du lịch... nhưng chưa được khai thác hiệu quả.

Khu vực ngoài trung tâm xã có mật độ dân cư thưa, đất đai quy hoạch chưa được sử dụng đầu tư khai thác hiệu quả, cơ sở hạ tầng chưa được chú trọng đầu tư, hạ tầng xã hội còn thiếu, tính liên kết giữa khu trung tâm với khu vực bên ngoài chưa có tính tương hỗ cùng nhau phát triển, khu vực ngoài khu trung tâm chủ yếu có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, còn các cơ sở hạ tầng khác như cấp nước, cấp điện chiếu sáng đường giao thông, thoát nước thải, thu gom nước thải gần như rất hạn chế.

Ngoài ra, hiện nay xã Vân Tùng chưa có siêu thị hoặc trung tâm thương mại nào có quy mô lớn, hay có quy mô hàng hóa đa dạng, tổ chức bán hàng quy mô tự phục vụ… Các công trình phục vụ văn hóa hay nhu cầu giải trí của người dân cơ bản là nhỏ lẻ do hộ dân mở, chưa có quy mô lớn để phục vụ nhu cầu nhân dân...

Tạo động lực phát triển mới

Xét đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 528/TTr-CP ngày 30/12/2022 và Báo cáo thẩm tra số 1432/BC-UBPL15 ngày 3/2/2023 của Ủy ban Pháp luật, Chủ tịch Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết số 722/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập thị trấn Vân Tùng thuộc huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

Theo đó, quyết nghị thành lập thị trấn Vân Tùng trên cơ sở toàn bộ 51,10 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 5.590 người của xã Vân Tùng thuộc huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Thị trấn Vân Tùng giáp thị trấn Nà Phặc và các xã Cốc Đán, Đức Vân, Thượng Ân, Thượng Quan, Trung Hòa thuộc huyện Ngân Sơn.

Sau khi thành lập thị trấn Vân Tùng: Huyện Ngân Sơn có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 08 xã và 02 thị trấn; tỉnh Bắc Kạn có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 07 huyện và 01 thành phố; 108 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 95 xã, 06 phường và 07 thị trấn.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2023. Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này; sắp xếp, ổn định bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Việc thành lập thị trấn Vân Tùng huyện Ngân Sơn, Tỉnh Bắc Kạn trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Vân Tùng, ngoài đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ đô thị hóa của xã Vân Tùng nói riêng và huyện Ngân Sơn nói chung hiện nay, còn tạo ra động lực, môi trường và điều kiện cho sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương theo hướng chuyển dịch kinh tế nông nghiệp thành kinh tế dịch vụ, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp cao là các ngành sản xuất chính; cùng theo đó là sự đáp ứng tốt hơn về cơ sở hạ tầng giao thông, điện, thông tin liên lạc và các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế cho người dân.

Về mặt quản lý nhà nước, chính quyền đô thị của thị trấn ngoài một số các nhiệm vụ như chính quyền nông thôn cấp xã hiện nay, sẽ có điều kiện đáp ứng tốt hơn những nhiệm vụ quan trọng khác như quản lý, thực hiện các quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất đai theo quy hoạch, quản lý cơ sở hạ tầng đô thị, quản lý dân cư, quản lý địa bàn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Ngoài ra, việc thành lập thị trấn tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương thực hiện tốt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ được hưởng đầy đủ, kịp thời các cơ chế ưu đãi theo pháp luật; chuyển dịch được một số lượng lớn lao động nông nghiệp sang làm việc ở lĩnh vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ; tiếp tục duy trì và nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm.

Đồng thời, huy động được các nguồn vốn đầu tư vào các công trình hạ tầng đô thị thiết yếu phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân như: Nâng cấp mở rộng các tuyến giao thông trên địa bàn thị trấn; tiếp tục duy trì nâng cao chất lượng giáo dục trường chuẩn quốc gia và phấn đấu đạt chuẩn quốc gia đối với các trường còn lại; tạo cơ chế phù hợp đa dạng hóa hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao trên địa bàn theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm.

Thành lập thị trấn cũng sẽ tạo cơ hội tác động tích cực đến thu, chi ngân sách, thu nhập đầu người, cụ thể: Việc tăng các nguồn thu từ thuế để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, thương mại, dịch vụ, các thiết chế văn hóa - xã hội, thúc đẩy đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông nhằm kết nối với khu vực trung tâm và các địa bàn giáp ranh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, nâng cao mức sống người dân; tạo cơ chế phù hợp đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao trên địa bàn theo hình thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm.

Trong thời gian tới, thị trấn Vân Tùng sẽ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề, gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn. Gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới, gắn công nghiệp hóa với thực hiện dân chủ hóa và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực.

Đồng thời, phát huy tiềm năng, lợi thế, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại. Nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa các dân tộc.

Cùng với đó, đẩy lùi tệ nạn xã hội và tội phạm; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường thu hút đầu tư phát triển hạ tầng đô thị; chú trọng công tác quản lý đô thị, đất đai và bảo vệ môi trường.

Quỳnh Nga

Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Dù đã đạt được những thành quả trong việc thông tin, truyền thông về dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Bộ, ngành, địa phương.
Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Vướng mắc liên quan tới đất đai vẫn là một trong những vấn đề phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tại Hòa Bình.
Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế còn nhiều khó khăn vì thế công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo cần đặc biệt chú trọng.
Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh chế độ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Thời gian qua, các địa phương có đồng bào dân tộc đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để chủ động phân phối hàng hóa.

Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

100 học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ của vùng cao Yên Bái không chỉ được nhận quà từ các đơn vị mà còn được trải nghiệm hoạt động khoa học.
Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Nhờ thực hiện tốt chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên được nâng cao, diện mạo nông thôn khởi sắc.
Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chú trọng thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu được nhiều địa phương tại Tuyên Quang quan tâm, thực hiện.
Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tốt.
Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Trên 84% là đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 50%, Hà Giang hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc.
Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Hiện toàn tỉnh còn 112 thôn, bản chưa có điện, Hà Giang phấn đấu đến 2025 không còn “vùng lõm” về điện, tuy nhiên còn rất nhiều thách thức đặt ra cho Hà Giang.
Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Có điện lưới quốc gia, giờ đây 95 hộ dân là đồng bào dân tộc Nùng ở Ma Lỳ Sán (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.
Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước đã được nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang ủng hộ.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng 9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên.
Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa đã chú trọng việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số, giúp người dân thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.
Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế theo hướng khoa học và đổi mới làm cho bào dân tộc Chứt ở xã biên giới Trọng Hoá
Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Lần đầu tiên huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế tổ chức tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, nhân sĩ trí thức, hộ sản xuất, kinh doanh giỏi…
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra các quy định về đất đai.
Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 1 tỷ đồng/dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Việc này giúp loại bỏ dần những phong tục lạc hậu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo.
Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động