Lạng Sơn nỗ lực trên hành trình giảm nghèo bền vững
Cơ chế - Chính sách Thứ tư, 03/08/2022 - 21:10
Góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững Ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020: Khi chính sách đi vào đời sống |
Tạo điều kiện tốt nhất để người nghèo tiếp cận các nguồn lực
Mục tiêu giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, miền, các dân tộc và các nhóm dân cư.
![]() |
Cùng với việc tập trung đẩy mạnh phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững luôn được tỉnh Lạng Sơn quan tâm |
Là một tỉnh miền núi, trong những năm qua, thực hiện công tác giảm nghèo, cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến xã tại Lạng Sơn đã ban hành nghị quyết chuyên đề về giảm nghèo; đồng thời, UBND các cấp xây dựng kế hoạch để cụ thể hóa nghị quyết của ban chấp hành đảng bộ các cấp; thường xuyên kiện toàn ban chỉ đạo giảm nghèo để tập trung chỉ đạo, theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện các chính sách, dự án chương trình giảm nghèo.
Theo Tỉnh ủy Lạng Sơn, Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tế của tỉnh chủ động tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện kế hoạch giảm nghèo như: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số ít người; Chương trình vận động giúp đỡ hộ nghèo có địa chỉ giai đoạn 2014 - 2020…
Cùng với đó, tiếp tục xây dựng, thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo theo hướng bền vững, tăng cường khả năng tiếp cận của đối tượng thụ hưởng và sự tham gia của người nghèo, trong đó chú trọng các giải pháp khuyến khích người nghèo vươn lên thoát nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Hoàn thiện cơ bản về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã, thôn, đặc biệt khó khăn theo tiêu chí nông thôn mới; trước hết là hạ tầng thiết yếu, như: Giao thông, điện, nước sinh hoạt, giảm nghèo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, đảm bảo phục vụ có hiệu quả đời sống và phát triển sản xuất của người dân.
Đặc biệt, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo hướng bền vững.
Trong đó, ưu tiên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chú trọng hỗ trợ phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với người nghèo, nhất là ở các xã vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng thời, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tối đa tái nghèo và phát sinh nghèo; tạo điều kiện tốt nhất để người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các nguồn lực và các dịch vụ xã hội cơ bản để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân, nhất là ở các huyện nghèo, xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Qua đó, tạo sự chuyển biến tích cực, toàn diện trong công tác giảm nghèo, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo tại Nghị quyết số 47- NQ/TU, ngày 9/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm
Tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo thực hiện các chương trình hỗ trợ giảm nghèo, đầu tư cơ sở hạ tầng theo Quyết định số 135/QĐ-TTg về Phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa Chương trình 135) giai đoạn 2012 - 2020 với tổng kế hoạch vốn là 1.128.949 triệu đồng, tương ứng với 2.584 công trình.
![]() |
Lạng Sơn tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất, để người dân nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững |
Cụ thể gồm: 1.704 công trình giao thông; 131 công trình thủy lợi; 552 công trình giáo dục; 35 công trình trạm y tế xã; 61công trình nhà sinh hoạt cộng đồng (nhà văn hóa thôn); 50 công trình nước sinh hoạt tập trung; 68 công trình điện lưới quốc gia; 01 công trình chợ; 17 công trình khác (san lấp mặt bằng; duy tu bảo dưỡng).
Đặc biệt, hỗ trợ phát triển sản xuất cả giai đoạn là 303.047 triệu đồng với 258.683 lượt hộ tham gia, nội dung chủ yếu là hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, cận nghèo tập trung vào hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng, vật tư phục vụ sản xuất và xây dựng mô hình.
Thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn như: Hỗ trợ cho 724 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất, tổng kinh phí hỗ trợ 5.850 triệu đồng; thực hiện hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 17.144 hộ; đầu tư xây dựng 23 công trình nước sinh hoạt tập trung; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 2.899 hộ; hỗ trợ đất sản xuất cho 877 hộ.
Ngoài ra, thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ cho 15.065 lượt hộ nghèo dân tộc thiểu số ít người ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn của 7 huyện.
Kết quả điều tra rà soát hộ nghèo theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg, ngày 21/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 28,34%, năm 2015 là 11,9%, bình quân mỗi năm giảm 3,29% (chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015).
Theo chuẩn nghèo 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2015 là 25,95%, tương đương 48.827 hộ; năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo là 15,83%, bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,37%.
Năm 2021, theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 thì tổng số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh là 11.090 hộ, chiếm 5,76% (giảm 2,12% so với năm 2020, tương đương giảm 5.025 hộ nghèo), tổng số hộ cận nghèo 16.950 hộ, chiếm 8,80% (giảm 0,47% so với 2020, tương đương giảm 2.009 hộ).
Còn theo chuẩn nghèo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP, ngày 27/1/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, tổng số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh là 23.510 hộ, chiếm 12,2%, tổng số hộ cận nghèo 23.248 hộ, chiếm 12,07%.
Trong thời gian tới, tỉnh Lạng Sơn sẽ đẩy mạnh thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo theo hướng bền vững, tăng cường khả năng tiếp cận của đối tượng thụ hưởng và sự tham gia của người nghèo, trong đó chú trọng các giải pháp khuyến khích người nghèo vươn lên thoát nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó trọng tâm là triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn toàn tỉnh.
Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc
Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững
