Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống
Dân tộc - Văn hóa Thứ ba, 05/09/2023 - 14:03
Nét trang trọng trong trang phục truyền thống phụ nữ Nùng Dín Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn các em học sinh trở thành những người học tập suốt đời |
![]() |
Sáng nay 5/9, cùng với cả nước, tất cả học sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khai giảng năm học mới 2023 - 2024. Đây là năm học giáo dục Quảng Nam kỳ vọng tiếp tục tạo ra những bước chuyển mới sau thành tích xuất sắc trong năm học vừa qua. |
![]() |
Đặc biệt, tại huyện miền núi Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam), nhiều học sinh ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú đã khoác lên mình bộ trang phục truyền thống trong ngày khai giảng. Các học sinh nữ thì thanh lịch trong bộ váy áo thổ cẩm, các nam sinh lại mặc đồng phục nhà trường phối thêm chiếc áo khoác truyền thống. Tất cả các em đều tự hào khi bộ đồ truyền thống của đồng bào mình được sử dụng trong buổi lễ trang nghiêm này. |
![]() |
Ông Nguyễn Thanh Tú – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My cho biết, năm học 2023-2024 toàn huyện có 11.248 học sinh với 39 trường học. Cụ thể, cấp Mầm non là 15 trường với 2932 em; 11 Trường tiểu học với 4.541 học sinh; 3 trường liên cấp Tiểu học và THCS với 639 học sinh và 10 trường THCS với 3.136 học sinh. |
![]() |
Các thầy cô cho hay, một bộ đồ thổ cẩm được dệt trong thời gian dài, có giá trị lớn nhưng chỉ được sử dụng trong một số dịp lễ nên chưa phát huy được hết tác dụng. Chính vì thế, khi học sinh mặc trang phục truyền thống sẽ giúp các em lan toả văn hóa của dân tộc mình đến với mọi người đồng thời cũng là cách nhắc nhở các em có ý thức tìm hiểu và yêu những bộ trang phục dân tộc mình hơn. |
![]() |
Xuất phát từ thực tế trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số đang dần bị mai một, nhiều điểm trường vùng cao ở tỉnh Quảng Nam đã đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục ý thức bảo tồn văn hóa truyền thống cho các em học sinh. Trước tiên là tạo cơ hội cho các em được mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình nhiều hơn. Từ đó, các em sẽ tự hào hơn về trang phục của mình, tự hào về dân tộc mình. Bởi lẽ, trải qua quá trình phát triển của lịch sử, mỗi dân tộc đã tạo cho mình một bản sắc riêng, góp phần tạo nên nền văn hóa đa sắc của dân tộc Việt Nam. |
![]() |
Mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng chính quyền và người dân nơi đây đã chuẩn bị cho các em có ngày khai giảng trọn vẹn, chu đáo nhất. |
![]() |
Buổi lễ khai giảng tại các trường chỉ gói gọn trong vài chục phút nhưng rất đầm ấm bởi tình cảm của thầy cô giáo dành cho các em học sinh. Các thầy cô cùng học sinh đều khoác lên mình bộ trang phục truyền thống. |
![]() |
Học sinh đồng bào thiểu số ở huyện Bắc Trà My trong những bộ trang phục truyền thống tại lễ khai giảng sáng nay. |
![]() |
Trang phục truyền thống là một biểu trưng của văn hoá, tạo nên bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Vậy nên, việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với các em học sinh dân tộc thiểu số là rất cần thiết và cấp thiết trong thời đại hiện nay. |
Năm học 2023 - 2024 cả tỉnh Quảng Nam có 727 trường (tăng 3 trường) với tổng số gần 346 nghìn học sinh (tăng hơn 3.100 học sinh so với năm học 2022 - 2023). Trong đó, học sinh tuyển mới lớp 1 hơn 28 nghìn học sinh, lớp 6 là 29.700, lớp 10 là 19.744. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành hệ công lập là 23.500 và ngoài công lập gần 4.300. |
Tin mới nhất

Hủ tục của bản và nỗi đau của người mẹ đang khoác áo học trò

Quảng Bình: Bà con đồng bào Rục vào vụ mùa gặt

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm
Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa
