Mèo Vạc: Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển lĩnh vực thế mạnh
Cơ chế - Chính sách Chủ nhật, 21/11/2021 - 21:10
Nhiều kết quả trong thu hút đầu tư
Mặc dù có những lợi thế, nhưng thực tế để phát triển kinh tế - xã hội, huyện Mèo Vạc còn không ít những khó khăn, thách thức. Mèo Vạc nằm ở địa bàn miền núi, biên giới, kết cấu hạ tầng cưa đồng bộ, thiếu đất, thiểu nước cho sản xuất và sinh hoạt; chất lượng nguồn nhân lực thấp, dân trí không đồng đều... là những hạn chế để phát triển. Song với sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Ban Thường vụ Huyện ủy, kiểm tra, giám sát của HĐND huyện và nỗ lực, cố gắng của UBND huyện, các cấp các ngành, doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện, tình hình kinh tế của Mèo Vạc những năm qua phát triển ổn định, phát huy được những lợi thế, tiềm năng.
![]() |
Ông Nguyễn Cao Cường - Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc |
Theo ông Nguyễn Cao Cường – Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, những năm qua, Mèo Vạc đã thực hiện tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, đặc biệt là các lĩnh vực có tiềm năng như thủy điện, chế biến nông sản, thương mại dịch vụ... Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 của địa phương đạt 3.377 tỷ đồng, trong đó: Nguồn vốn ngân sách nhà nước là 1.627 tỷ đồng, nguồn vốn của các doanh nghiệp, vốn xã hội hóa là 1.750 tỷ đồng; giá trị sản xuất ngành công nghiệp - thủ công nghiệp đạt 1.021 tỷ đồng, Lĩnh vực thương mại - dịch vụ, du lịch được chú trọng, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế cho phát triển du lịch.
![]() |
Ngắm dòng Nho Quế từ đỉnh Mã Pì Lèng |
Đến năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 647,27 tỷ đồng, tăng 1,93 lần so với năm 2015; doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 144 tỷ đồng; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 20 triệu USD. Các chương trình trọng tâm về bảo tồn văn hóa gắn với phát triến du lịch và các đề án, kế hoạch được quan tâm, tổ chức thực hiện. Đến nay, kết cấu hạ tầng du lịch được đầu tư, nâng cấp, tôn tạo ; các điểm thăm quan, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí phát triển mạnh; khai thác tốt tiềm năng du lịch gắn với phát huy giá trị vùng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá và văn hóa truyền thống dân tộc. Mèo Vạc đã hoàn thành xây dựng Làng văn hóa du lịch ccoongj đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi; triển khai xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với xây dụng nông thôn mới thôn Khâu Vai, xã Khâu Vai; hoàn thành xây dựng tuyến đường du lịch đi bộ qua vách đá thần Mã Pì Lèng; trạm đón khách gắn với nhà trung bày hiện vật “Con đường Hạnh Phúc”. Lượng khách du lịch đến với Mèo Vạc ngày càng tăng cao, đến năm 2020 ước đạt trên 70 nghìn lượt (trong đó khách quốc tế trên 8 nghìn lượt)...
Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế
Là địa phương có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ, nằm trong Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, trên địa bàn huyện Mèo Vạc có hai hệ thống sông nhỏ chảy qua (gồm sông Nho Quế và sông Nhiệm). Người dân sinh sống trên địa bàn Mèo Vạc có bản sắc văn hóa độc đáo với các lễ hội đặc sắc. Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện có truyền thống và kinh nghiệm chăn nuôi, địa phương có nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng như: Mật ong bạc hà, lợn đen Lũng Pù, thịt bò vàng Mèo Vạc, gạo khẩu mang... Đó là những thế mạnh để Mèo Vạc phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ...
![]() |
Mèo Vạc quan tâm thu hút, mời gọi nhà đầu tư đến với địa phương |
Ông Nguyễn Cao Cường – Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết, để phát huy nhưng tiềm năng, lợi thế, huyện Mèo vạc đã đề ra các giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Trước hết, về phát triển du lịch sẽ chú trọng phát triển du lịch, gắn với khai thác, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và lợi thế của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.
![]() |
Phát triển và gắn sản phẩm nông nghiệp với du lịch |
Tiếp tục đầu tư, thu hút đầu tư nâng cấp và khai thác hiệu quả các công trình, dự án là điểm nhấn du lịch của huyện. Chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch như nật ong bạc hà, lợn đen Lũng Pù, thịt bò vàng Mèo Vạc, gạo khẩu mang, các may mặc trang phục dân dân tộc Mông, Dao, Nùng, Lô lô... Khôi phục, duy trì, phát triển mạnh các lễ hội truyền thống của các dân tộc, theo Đề án: Tổ chức ngày hội văn hóa của dân tộc Nùng - Giáy gắn với Chợ phong lưu Khâu Vai, chợ phong lưu xã Sơn Vĩ; ngày hội văn hóa dân tộc Mông, gắn với Festival khèn Mông; ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô gắn với Lễ mừng ngô mới; ngày hội văn hóa dân tộc Dao gắn với Lễ hội Bàn vương... Hỗ trợ, khuyến khích, thu hút đầu tư bảo tồn, phát triển nhà ở dịch vụ, du lịch, khu đô thị nông thôn mới theo kiến trúc nhà truyền thống dân tộc Mông, Tày, Nùng, Giấy để phát triển du lịch bền vững, thu hút khách du lịch.
![]() |
Gạo và các nông sản của Mèo Vạc được khác du lịch ưu thích |
Về phát trển kinh tế biên mậu, tiếp tục tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác về kinh tế với các địa phương biên giới phía Trung Quốc. Tập trung rà soát, tạo quỹ đất để khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng dịch vụ, thương mại, khu vui chơi giải trí, sản phẩm du lịch, chợ thương mại biên giới, chợ bò tại các xã Thượng Phùng, Xín Cái, Sơn Vĩ. Tạo cơ chế khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua địa bàn.
Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc
Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững
