Mùa Y Gánh- Người đưa thổ cẩm Pà Cò xuống núi

Từ chỗ tự cung tự cấp, dưới sự gồng gánh của chị Mùa Y Gánh, thổ cẩm Pà Cò đã trở thành hàng hoá, đem lại thu nhập, cải thiện sinh kế cho bà con nơi đây.
Sắc màu thổ cẩm Lâm Bình Thổ cẩm luôn đồng hành cùng đồng bào Tày

Tôi được biết chị Mùa Y Gánh qua các hội chợ hàng thủ công truyền thống do Công ty CP Doanh nghiệp xã hội (Craft Link) tổ chức. Dáng người nhỏ bé, tiếng phổ thông trôi chảy, chị Gánh tự tin giới thiệu về sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người H’mong xanh tại xã Pà Cò (huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình).

Chị gây ấn tượng với người nghe bằng nụ cười tự tin, luôn rạng rỡ trên khuôn mặt đã hằn vết thời gian. Sau khi nghe chị kể, tôi không khỏi thán phục sự kiên trì, dẻo dai của người phụ nữ ấy khi đã hơn 20 năm bền bỉ đưa sản phẩm thổ cẩm của bà con nơi đây từ chỗ chỉ tự cung tự cấp trở thành hàng hoá đem lại thu nhập ổn định. Quan trọng hơn, chị đã làm thay đổi nhận thức và nội lực của người phụ nữ H’mong xanh, giúp các chị nói được tiếng phổ thông, tự tin giao tiếp, có thu nhập và có quyền tự quyết trong gia đình.

Mùa Y Gánh- Người đưa thổ cẩm Pà Cò xuống núi
Chị Mùa Y Gánh tự tin giới thiệu về sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người H’mong xanh

Đáp lại sự thán phục của tôi, chị nhẹ nhàng nói: Thổ cẩm là nghề truyền thống của bà con dân tộc thiểu số H’mong xanh ở Pà Cò, những kỹ năng trong nghề được truyền từ đời này qua đời khác. Điểm độc đáo nhất, làm nên bản sắc thổ cẩm Pà Cò chính là nghệ thuật vẽ sáp ong. Người phụ nữ H’mong xanh dùng “đá tràng tà” (bút làm từ cán gỗ có gắn lá đồng nhỏ) chấm vào sáp ong và vẽ hoa văn mô phỏng hình mặt trời, mâm cơm gia đình… lên tấm vải.

Đang say xưa giải thích cho tôi về kỹ năng vẽ sáp ong, chị Gánh chợt hào hứng: “Lớp trẻ Pà Cò bây giờ giỏi lắm, học mẫu và làm sản phẩm mới nhanh lắm, không chậm như các chị ngày xưa”. Và rồi câu chuyện của chị lại trôi về ký ức của những ngày gian khó.

Rằng, năm 1996, Chính phủ kiên quyết dẹp điểm nóng thuốc phiện nhằm đem lại bình yên cho người dân Pà Cò. Thời điểm đó, như lời chị Gánh, cuộc sống của người dân nơi đây chơi vơi, không có thu nhập, đủ ăn, đủ mặc trở thành xa xỉ.

Cũng thời điểm đó, để tạo sinh kế, cải thiện cuộc sống cho người phụ nữ dân tộc H’mong xanh, Tổ chức phi Chính phủ Oxfam Quebech đã thực hiện Dự án “Phát triển kinh tế phụ nữ” ở Pà Cò. Khi đó, với vị trí Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã, đằng đẵng 3 năm trời chị Gánh đồng hành cùng cán bộ dự án, ban ngày lên nương rẫy, ban đêm địu con nhỏ đi từng nhà vận động các bà, các chị tham gia tổ sản xuất. Sau bao công sức kiên trì vận động, Nhóm sản xuất thổ cẩm Pà Cò gồm 50 người đã dần hình thành.

Theo lời chị Gánh, vận động được chị em tham gia đã khó, giữ chân các chị ở lại nhóm sản xuất còn khó hơn gấp nhiều lần. Bởi làm thổ cẩm thì ai cũng biết nhưng để làm những hoạ tiết mới, sản phẩm mới khác với những chiếc váy, tấm khăn quen thuộc của các chị là rất khó.

Mùa Y Gánh- Người đưa thổ cẩm Pà Cò xuống núi
Trở thành sản phẩm hàng hoá thổ cẩm mang lại sinh kế cho bà con dân tộc thiểu số tại Pà Cò

Thu nhập ban đầu từ làm thổ cẩm cũng chậm và thấp, không ít chị em trong nhóm đã không đủ kiên trì và rời khỏi nhóm sản xuất. “Cứ ai bỏ nhóm, chị với cán bộ dự án lại đến thuyết phục, thậm chí mời cả ông chủ tịch xã đến vận động đưa trở lại” - chị Gánh cười kể lại. Cuối cùng, chị phải đứng ra cam kết, thu gom sản phẩm của bà con làm ra, lặn lội mang đi tiêu thụ, nhóm sản xuất mới dần đứng vững.

Không buông xuôi trước hoàn cảnh khó khăn, đôi vai nhỏ bé của người phụ nữ H’mong xanh này đã gánh vác cả một nhóm sản xuất đi qua bao thăng trầm, vất vả. Nhóm sản xuất của chị giờ đã có tiếng trên hệ thống tiêu thụ của Craftlink cũng như các cửa hàng bán đồ lưu niệm tại một số thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế… Thu nhập của các chị em trong nhóm cũng rất đáng nể khi lên tới 5-7 triệu đồng mỗi tháng.

Thấy tôi khá bất ngờ về thu nhập của các chị em trong nhóm sản xuất, chị Gánh vui vẻ nói: Chị em Pà Cò giờ không phải tự mang hàng đi các tỉnh bán nữa. Ngoài đơn đặt hàng của Craftlink, có rất nhiều cửa hàng lưu niệm, thậm chí là khách đặt hàng xuất khẩu cũng lên tận nơi xem hàng, đặt mẫu nên các chị em có nhiều lựa chọn cũng như cho thu nhập cao hơn.

Tuy nhiên, trong nhóm sản xuất hiện nay vẫn sử dụng máy khâu đạp chân thủ công, các chị em phải thay phiên nhau sử dụng. Trường hợp máy hỏng, phải khâu bằng tay, tốc độ rất chậm, thậm chí nhóm đã từng phải hoãn thời gian giao hàng. “Tôi mong sao các tổ chức hỗ trợ cho nhóm sản xuất thêm một số máy khâu, giúp các chị em làm hàng nhanh hơn, đỡ vất vả hơn và cho thu nhập cao hơn” - chị Gánh tâm tư.

Ước mong của chị Gánh thật giản dị, tôi mong điều đó sớm trở thành sự thật. Nhìn các mẹ, các chị trong nhóm sản xuất quây quần, người thoăn thoắt vẽ sáp ong, người thêu các đường nét tinh xảo, miệng nói cười rôm rả, tôi chợt nhớ tới lời của bà Trần Thị Tuyết Lan - Tổng giám đốc Craftlink: Sau hơn 20 năm đồng hành, điều ấn tượng và mong mỏi nhất với tôi chính là bình đẳng giới và sự thay đổi trong chính nội lực của người phụ nữ nơi đây. Thay vì sống lẫm lũi, qua giao tiếp với xã hội bên ngoài, nhóm phụ nữ H’mong xanh đã tự tin thể hiện mong muốn của mình. Tạo ra thu nhập cũng giúp các chị có vai trò và tiếng nói hơn trong gia đình, xã hội.

Hải Linh

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Phát huy có hiệu quả vai trò "cầu nối" của người có uy tín trong đồng bào dân tộc

Thanh Hóa: Phát huy có hiệu quả vai trò "cầu nối" của người có uy tín trong đồng bào dân tộc

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc là “cầu nối” quan trọng đang được cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương ở tỉnh Thanh Hóa phát huy có hiệu quả.
Những tấm gương phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Những tấm gương phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Vượt qua những rào cản, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số không chỉ vươn lên làm giàu mà còn giúp đỡ, truyền cảm hứng cho chị em khác cùng tiến bộ.
Thầy giáo tuổi 80 tận tâm "gieo chữ", giữ gìn bản sắc văn hóa vùng lòng hồ Hòa Bình

Thầy giáo tuổi 80 tận tâm "gieo chữ", giữ gìn bản sắc văn hóa vùng lòng hồ Hòa Bình

Ông Bàn Văn Thân (người Dao Tiền) có gần 15 năm dạy chữ Nôm Dao cho bà con vùng lòng hồ Hòa Bình, góp phần gìn giữ chữ viết, bản sắc văn hóa người Dao Tiền
Phụ nữ dân tộc thiểu số chăm lo làm kinh tế, xây dựng sản phẩm OCOP ở Bắc Hà

Phụ nữ dân tộc thiểu số chăm lo làm kinh tế, xây dựng sản phẩm OCOP ở Bắc Hà

Hội phụ nữ huyện Bắc Hà, Lào Cai đã phát động nhiều phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội trong các cấp Hội, hội viên, phụ nữ trong toàn huyện.
Siu Sek - Người Đảng viên gương mẫu, người thợ điện của buôn làng

Siu Sek - Người Đảng viên gương mẫu, người thợ điện của buôn làng

14 năm trong màu áo cam, luôn có mặt khi người dân cần, anh thợ điện Siu Sek (công nhân Điện lực Phú Thiện) được gọi trìu mến “người thợ điện của buôn làng”.

Tin cùng chuyên mục

Trưởng thôn Ải Nam làm tốt công tác tuyên truyền chính sách dân tộc

Trưởng thôn Ải Nam làm tốt công tác tuyên truyền chính sách dân tộc

Không chỉ là gương sáng về làm kinh tế giỏi, với vai trò là Trưởng thôn Ải Nam, anh Cư Seo Mười người dân tộc Mông đã phát huy tốt vai trò người uy tín.
Chuyện về người có uy tín giúp đồng bào dân tộc thiếu số ở bản Chong “đuổi đói nghèo”

Chuyện về người có uy tín giúp đồng bào dân tộc thiếu số ở bản Chong “đuổi đói nghèo”

Bác Hà Văn Tú ở Bản Chong, xã Thiên Phủ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa là người có uy tín, làm kinh tế giỏi và giúp đồng bào dân tộc thiểu số “đuổi đói nghèo”.
Huyện Bắc Hà, Lào Cai: Trưởng thôn gương mẫu giúp dân thoát nghèo

Huyện Bắc Hà, Lào Cai: Trưởng thôn gương mẫu giúp dân thoát nghèo

Nếu về thôn Lùng Xa 1, xã Cốc Ly, khi hỏi về Trưởng thôn Bàn Văn Thanh ai cũng biết. Anh là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, giúp dân thoát nghèo.
Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản

Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản

Dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn, những người dân tộc Bru- Vân Kiều ở Quảng Bình mang họ Hồ vẫn hiến đất, hiến vườn vì lợi ích chung của bản làng.
Bắc Kạn: Người có uy tín, trưởng thôn là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân

Bắc Kạn: Người có uy tín, trưởng thôn là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân

Tỉnh Bắc Kạn có 1.291 trưởng thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có 507 người có uy tín; đội ngũ người có uy tín, trưởng thôn chủ yếu là người dân tộc thiểu số.
Người phụ nữ Tày tiên phong làm du lịch cộng đồng ở vùng cao Bắc Hà

Người phụ nữ Tày tiên phong làm du lịch cộng đồng ở vùng cao Bắc Hà

Những năm gần đây, một số gia đình ở vùng cao huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã nỗ lực đưa ngôi nhà du lịch cộng đồng của mình trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Cựu chiến binh Hoàng Văn Nguyên nêu gương sáng đời thường

Cựu chiến binh Hoàng Văn Nguyên nêu gương sáng đời thường

Ở xã Cốc Mỳ huyện Bát Xát, nhắc đến cựu chiến binh, người cao tuổi Hoàng Văn Nguyên, hội viên cựu chiến binh mà người dân trong xã đều tin yêu, kính trọng.
Trà Vinh: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trà Vinh: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Trà Vinh đã phát huy vai trò trong các hoạt động xã hội, thúc đẩy sự phát triển ở địa phương
Hiến đất vì lợi ích cộng đồng

Hiến đất vì lợi ích cộng đồng

Đó là lời tâm sự của anh Bồng Đức Thành, sinh năm 1981, dân tộc Dao, thôn Lùng Xa 1, xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Lào Cai: Gương sáng gia đình người Mông trở thành triệu phú từ trồng quế

Lào Cai: Gương sáng gia đình người Mông trở thành triệu phú từ trồng quế

Bản Cái là xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Hà, người dân sống dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp.
Đảng viên trẻ Lò Láo Lở học tập và làm theo Bác

Đảng viên trẻ Lò Láo Lở học tập và làm theo Bác

Trải qua môi trường quân ngũ, được giác ngộ, nhận thức về Đảng, được rèn luyện tính kỷ luật đã hun đúc, làm nên bản lĩnh kiên cường của Đảng viên trẻ Lò Láo Lở.
Tinh thần yêu hàng Việt của các doanh nhân gốc Việt tại Mỹ

Tinh thần yêu hàng Việt của các doanh nhân gốc Việt tại Mỹ

Chi nhánh TV Việt Nam tại Houston có buổi gặp và phỏng vấn doanh nhân Chinh Nguyễn - CEO Tập đoàn L&V Food Supply và 1 số DN tại TP. Houston, Texas, Hoa Kỳ.
Từ định hướng của Đảng đến những tấm gương sáng trong đời sống

Từ định hướng của Đảng đến những tấm gương sáng trong đời sống

Nhận thức rõ vai trò của người có uy tín trong nhân dân, đặc biệt là người có uy tín trong đồng bào DTTS, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến đối tượng này.
Kỹ sư Hà Trọng Dũng: Lan toả tinh thần Việt trong các sáng chế

Kỹ sư Hà Trọng Dũng: Lan toả tinh thần Việt trong các sáng chế

Kỹ sư Hà Trọng Dũng là một trong những người đầu tiên mang ý tưởng sản xuất đồ chơi trẻ em về Việt Nam để hạn chế phụ thuộc đồ nhập khẩu.
Hà Giang: Phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên

Hà Giang: Phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên

Nhờ phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên, đời sống đồng bào dân tộc huyện Đồng Văn (Hà Giang) từng bước được nâng lên.
Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khôi phục nghề truyền thống gắn với cải thiện sinh kế là phương thức tốt bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Những thanh niên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ để làm giàu

Kon Tum: Những thanh niên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ để làm giàu

Nhiều thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum không ngại khó, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, sáng tạo trong phát triển kinh tế, làm giàu cho quê hương.
Đồng bào các dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu ở Đồng Nai

Đồng bào các dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu ở Đồng Nai

Giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, có cuộc sống tốt đẹp hơn được hi nhận nhiều gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đồng Nai.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Minh chứng sống cho bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Minh chứng sống cho bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam

Nguyễn Thị Bình là một cái tên vô cùng gần gũi và quen thuộc với người dân Việt Nam. Có thể nói, với nhiều người, bà chính là một huyền thoại sống.
Những bông hồng xanh tỏa hương sắc trên vùng đất Abyei

Những bông hồng xanh tỏa hương sắc trên vùng đất Abyei

Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp quốc tại Phái bộ UNISFA khu vực Abyei, 21 nữ chiến sĩ công binh Việt Nam, họ là những bông hồng xanh tỏa hương sắc
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động