Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Minh chứng sống cho bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam

Nguyễn Thị Bình là một cái tên vô cùng gần gũi và quen thuộc với người dân Việt Nam. Có thể nói, với nhiều người, bà chính là một huyền thoại sống.
“Sắt- Son”- chuyện kể về những người phụ nữ Việt Nam kiên trung Khẳng định và nâng tầm các giá trị truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam

Bà Nguyễn Thị Bình, tên thật là Nguyễn Thị Châu Sa, sinh năm 1927 tại Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp). Cha bà, ông Nguyễn Đồng Hợi, nguyên quán ở Gò Nổi, Điện Bàn, Quảng Nam. Mẹ bà là Phan Thị Châu Lan, con gái của cụ Phan Châu Trinh - một trong những chí sĩ tiêu biểu nhất của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Cuối năm 1968, bà Nguyễn Thị Bình được chỉ thị tham gia vào cuộc đàm phán ở Paris - điều được coi là một trọng trách lớn lúc bấy giờ, khi phải ký kết được hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình cho Tổ quốc. Điều này đã phần nào thể hiện sự tin tưởng hoàn toàn của chính phủ vào khả năng cùng những lý luận sắc bén của bà.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Minh chứng sống cho bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Bình

Người phụ nữ duy nhất đặt bút ký kết vào Hiệp định Paris

Vào năm 1969, ngay sau khi Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập, với khả năng hùng biện, lý lịch trong sạch, trình độ ngoại ngữ loại giỏi cùng quá trình hoạt động chính trị nhiều năm, bà Nguyễn Thị Bình đã ngay lập tức được bầu làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Sau đó bà lại trở sang Paris đảm nhận lại chức vụ Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ lâm thời và trở nên nổi tiếng trong các cuộc họp báo trong suốt khoảng thời gian 1968 - 1972 với trí thông minh cùng tài hùng biện của mình. “Nếu mình là phụ nữ biết ứng xử khôn khéo thì người ta cũng dễ có tình cảm hơn, sẽ nghe những điều mình muốn nói về lập trường của mình” - bà cho hay.

Tại Hiệp định Paris năm 1973, bà chính là một trong những người đại diện các bên và cũng chính là người phụ nữ duy nhất đặt bút ký kết vào Hiệp định. Lịch sử ngành ngoại giao Việt Nam đã ghi nhận bà Nguyễn Thị Bình là nữ bộ trưởng đầu tiên.

Ắt hẳn ai cũng còn nhớ dáng vẻ năm ấy của bà khi là người phụ nữ duy nhất tham dự cuộc đàm phán nhưng không hề lép vế hay thua kém bất cứ người đàn ông nào, trái lại vô cùng bình tĩnh và bản lĩnh, liên tục đưa ra những luận cứ sắc bén để bảo vệ cho quan điểm của mình. Từ đây, bà đã được giới truyền thông ưu ái đặt cho biệt hiệu Madame Bình.

Sức hút tỏa ra từ những lập luận sắc bén

Có lần, một nhà báo phương Tây đặt câu hỏi: “Bà có ở Đảng Cộng sản không?”. Bà đã khéo léo trả lời khiến cho vị nhà báo kia phải chịu thua: “Tôi thuộc Đảng yêu nước”. Trong bất kỳ quá trình đàm phán hay ngoại giao nào, bà đều luôn tâm niệm rằng “Họ có quyền hỏi, mình có quyền trả lời. Nhưng trả lời thế nào để họ tâm phục khẩu phục, hiểu rõ hơn cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc mình, đó mới là điều quan trọng”.

Và rồi cứ thế, những lập luận sắc sảo, những lời lẽ đanh thép mà xác đáng mà bà để lại trong các cuộc ngoại giao dần dần tỏa đi khắp cả nước, lan rộng ra toàn thế giới, trong dư luận quốc tế, qua các báo chí hay cả vô tuyến truyền hình, … khơi gợi lên tình yêu mến, cảm phục mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam đối với bà.

Bên cạnh đó, nhân dân ta còn lưu truyền một mẩu chuyện đáng chú ý khác về khả năng đàm phán tài ba lỗi lạc của bà. Đó là vào ngày 17/11/1970, tại Câu lạc bộ báo chí, trên kênh 1, Cơ quan Phát thanh và Truyền hình Pháp tổ chức cuộc tranh biện với chủ đề Việt Nam đã có hơn 20 nhà báo Mỹ, Pháp, Úc tham gia, trong số đó phần lớn bảo vệ lập trường của Mỹ.

Đứng một mình giữa các nhà báo ngoại quốc sừng sỏ nhưng bà Nguyễn Thị Bình không hề né tránh hay run sợ, trái lại bà đã sử dụng khả năng ngoại ngữ đáng nể của mình, bình tĩnh đối đáp bằng tiếng Pháp một cách vừa mạnh mẽ nhưng cũng vô cùng khéo léo, nêu rõ thiện chí muốn tìm giải pháp chính trị chấm dứt chiến tranh giữa các quốc gia.

Bác bỏ các luận điệu sai trái, bà đanh thép nói: “Mỹ phải rút toàn bộ quân, đó là nguyên tắc. Không cần phải bàn! Sự hiện diện nửa triệu quân Mỹ là hết sức vô lý”. Bà liên tục nhắc nhở các nhà báo phương Tây: “Đừng đánh đồng quân xâm lược Mỹ với dân tộc Việt Nam - những người chiến đấu chống ngoại xâm và có quyền hợp pháp được đánh đuổi quân xâm lược trên lãnh thổ của mình”.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Minh chứng sống cho bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam
Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình ký văn kiện Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 27/1/1973, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở thủ đô Paris (Pháp)

Vẻ đẹp bản lĩnh và trí tuệ của người phụ nữ Việt

Sau khi hết nhiệm kỳ giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, những chức vụ mà bà Nguyễn Thị Bình lần lượt đảm nhận là Bộ trưởng Bộ Giáo dục (1976-1987); rồi Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (1987-1992).

Bà còn là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V (03/1982-1986), Đại biểu Quốc hội từ khoá VI đến khoá X (1976-2002).

Năm 1992, tại kỳ họp Quốc hội khóa IX, bà được bầu làm Phó chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và giữ chức vụ này liên tục trong 10 năm (1992-2002). Bà là người phụ nữ Việt Nam thứ hai giữ chức vụ phó nguyên thủ sau bà Nguyễn Thị Định - Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Năm 2001, bà được Chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh.

Bên cạnh những hoạt động ngoại giao, bà Nguyễn Thị Bình còn tham gia các hoạt động xã hội và để lại nhiều ấn tượng tốt. Sau khi nghỉ hưu vào năm 2002, bà trở thành Chủ tịch của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Năm 2003, bà thành lập và giữ vai trò Chủ tịch Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam. Ngoài ra, bà cũng là Chủ tịch danh dự của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam kể từ khi hội này được thành lập vào tháng 1/2004.

Trong kí ức của nhân dân Việt Nam, những người đã tiếp xúc với bà cho biết bà là người chân thành, gần gũi, luôn tôn trọng sự khác biệt giữa những luồng ý kiến, trao đổi các vấn đề một cách rõ ràng, thẳng thắn. Bà không hề phân biệt chức vụ hay giới tính, lúc nào cũng rất bình dị, thân thiện và cởi mở. Nếu phát hiện ra những thiếu sót hay hạn chế từ cấp dưới, bà luôn bình tâm tìm hiểu, bảo ban và nhắc nhở mọi người một cách nhẹ nhàng chứ không tỏ vẻ “bề trên”.

Thảo Ngọc - Long Park

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Phát huy có hiệu quả vai trò "cầu nối" của người có uy tín trong đồng bào dân tộc

Thanh Hóa: Phát huy có hiệu quả vai trò "cầu nối" của người có uy tín trong đồng bào dân tộc

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc là “cầu nối” quan trọng đang được cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương ở tỉnh Thanh Hóa phát huy có hiệu quả.
Những tấm gương phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Những tấm gương phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Vượt qua những rào cản, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số không chỉ vươn lên làm giàu mà còn giúp đỡ, truyền cảm hứng cho chị em khác cùng tiến bộ.
Thầy giáo tuổi 80 tận tâm "gieo chữ", giữ gìn bản sắc văn hóa vùng lòng hồ Hòa Bình

Thầy giáo tuổi 80 tận tâm "gieo chữ", giữ gìn bản sắc văn hóa vùng lòng hồ Hòa Bình

Ông Bàn Văn Thân (người Dao Tiền) có gần 15 năm dạy chữ Nôm Dao cho bà con vùng lòng hồ Hòa Bình, góp phần gìn giữ chữ viết, bản sắc văn hóa người Dao Tiền
Phụ nữ dân tộc thiểu số chăm lo làm kinh tế, xây dựng sản phẩm OCOP ở Bắc Hà

Phụ nữ dân tộc thiểu số chăm lo làm kinh tế, xây dựng sản phẩm OCOP ở Bắc Hà

Hội phụ nữ huyện Bắc Hà, Lào Cai đã phát động nhiều phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội trong các cấp Hội, hội viên, phụ nữ trong toàn huyện.
Siu Sek - Người Đảng viên gương mẫu, người thợ điện của buôn làng

Siu Sek - Người Đảng viên gương mẫu, người thợ điện của buôn làng

14 năm trong màu áo cam, luôn có mặt khi người dân cần, anh thợ điện Siu Sek (công nhân Điện lực Phú Thiện) được gọi trìu mến “người thợ điện của buôn làng”.

Tin cùng chuyên mục

Trưởng thôn Ải Nam làm tốt công tác tuyên truyền chính sách dân tộc

Trưởng thôn Ải Nam làm tốt công tác tuyên truyền chính sách dân tộc

Không chỉ là gương sáng về làm kinh tế giỏi, với vai trò là Trưởng thôn Ải Nam, anh Cư Seo Mười người dân tộc Mông đã phát huy tốt vai trò người uy tín.
Chuyện về người có uy tín giúp đồng bào dân tộc thiếu số ở bản Chong “đuổi đói nghèo”

Chuyện về người có uy tín giúp đồng bào dân tộc thiếu số ở bản Chong “đuổi đói nghèo”

Bác Hà Văn Tú ở Bản Chong, xã Thiên Phủ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa là người có uy tín, làm kinh tế giỏi và giúp đồng bào dân tộc thiểu số “đuổi đói nghèo”.
Huyện Bắc Hà, Lào Cai: Trưởng thôn gương mẫu giúp dân thoát nghèo

Huyện Bắc Hà, Lào Cai: Trưởng thôn gương mẫu giúp dân thoát nghèo

Nếu về thôn Lùng Xa 1, xã Cốc Ly, khi hỏi về Trưởng thôn Bàn Văn Thanh ai cũng biết. Anh là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, giúp dân thoát nghèo.
Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản

Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản

Dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn, những người dân tộc Bru- Vân Kiều ở Quảng Bình mang họ Hồ vẫn hiến đất, hiến vườn vì lợi ích chung của bản làng.
Bắc Kạn: Người có uy tín, trưởng thôn là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân

Bắc Kạn: Người có uy tín, trưởng thôn là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân

Tỉnh Bắc Kạn có 1.291 trưởng thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có 507 người có uy tín; đội ngũ người có uy tín, trưởng thôn chủ yếu là người dân tộc thiểu số.
Người phụ nữ Tày tiên phong làm du lịch cộng đồng ở vùng cao Bắc Hà

Người phụ nữ Tày tiên phong làm du lịch cộng đồng ở vùng cao Bắc Hà

Những năm gần đây, một số gia đình ở vùng cao huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã nỗ lực đưa ngôi nhà du lịch cộng đồng của mình trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Cựu chiến binh Hoàng Văn Nguyên nêu gương sáng đời thường

Cựu chiến binh Hoàng Văn Nguyên nêu gương sáng đời thường

Ở xã Cốc Mỳ huyện Bát Xát, nhắc đến cựu chiến binh, người cao tuổi Hoàng Văn Nguyên, hội viên cựu chiến binh mà người dân trong xã đều tin yêu, kính trọng.
Trà Vinh: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trà Vinh: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Trà Vinh đã phát huy vai trò trong các hoạt động xã hội, thúc đẩy sự phát triển ở địa phương
Hiến đất vì lợi ích cộng đồng

Hiến đất vì lợi ích cộng đồng

Đó là lời tâm sự của anh Bồng Đức Thành, sinh năm 1981, dân tộc Dao, thôn Lùng Xa 1, xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Lào Cai: Gương sáng gia đình người Mông trở thành triệu phú từ trồng quế

Lào Cai: Gương sáng gia đình người Mông trở thành triệu phú từ trồng quế

Bản Cái là xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Hà, người dân sống dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp.
Đảng viên trẻ Lò Láo Lở học tập và làm theo Bác

Đảng viên trẻ Lò Láo Lở học tập và làm theo Bác

Trải qua môi trường quân ngũ, được giác ngộ, nhận thức về Đảng, được rèn luyện tính kỷ luật đã hun đúc, làm nên bản lĩnh kiên cường của Đảng viên trẻ Lò Láo Lở.
Tinh thần yêu hàng Việt của các doanh nhân gốc Việt tại Mỹ

Tinh thần yêu hàng Việt của các doanh nhân gốc Việt tại Mỹ

Chi nhánh TV Việt Nam tại Houston có buổi gặp và phỏng vấn doanh nhân Chinh Nguyễn - CEO Tập đoàn L&V Food Supply và 1 số DN tại TP. Houston, Texas, Hoa Kỳ.
Từ định hướng của Đảng đến những tấm gương sáng trong đời sống

Từ định hướng của Đảng đến những tấm gương sáng trong đời sống

Nhận thức rõ vai trò của người có uy tín trong nhân dân, đặc biệt là người có uy tín trong đồng bào DTTS, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến đối tượng này.
Kỹ sư Hà Trọng Dũng: Lan toả tinh thần Việt trong các sáng chế

Kỹ sư Hà Trọng Dũng: Lan toả tinh thần Việt trong các sáng chế

Kỹ sư Hà Trọng Dũng là một trong những người đầu tiên mang ý tưởng sản xuất đồ chơi trẻ em về Việt Nam để hạn chế phụ thuộc đồ nhập khẩu.
Hà Giang: Phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên

Hà Giang: Phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên

Nhờ phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên, đời sống đồng bào dân tộc huyện Đồng Văn (Hà Giang) từng bước được nâng lên.
Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khôi phục nghề truyền thống gắn với cải thiện sinh kế là phương thức tốt bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Những thanh niên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ để làm giàu

Kon Tum: Những thanh niên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ để làm giàu

Nhiều thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum không ngại khó, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, sáng tạo trong phát triển kinh tế, làm giàu cho quê hương.
Đồng bào các dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu ở Đồng Nai

Đồng bào các dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu ở Đồng Nai

Giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, có cuộc sống tốt đẹp hơn được hi nhận nhiều gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đồng Nai.
Những bông hồng xanh tỏa hương sắc trên vùng đất Abyei

Những bông hồng xanh tỏa hương sắc trên vùng đất Abyei

Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp quốc tại Phái bộ UNISFA khu vực Abyei, 21 nữ chiến sĩ công binh Việt Nam, họ là những bông hồng xanh tỏa hương sắc
GS. VS Trần Đại Nghĩa: Người đặt nền móng cho ngành khoa học công nghiệp quốc phòng

GS. VS Trần Đại Nghĩa: Người đặt nền móng cho ngành khoa học công nghiệp quốc phòng

GS. VS Trần Đại Nghĩa là nhà khoa học lớn và là người đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự, công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động