Những nghệ nhân Jrai với sứ mệnh tạo ra nhạc cụ dân tộc làm từ tre, nứa

Từ những thanh tre, nứa và đôi tay khéo léo, các nghệ nhân Jrai (Gia Lai) đã tạo ra nhiều loại nhạc cụ dân tộc độc đáo, âm vang khắp những bản làng Tây Nguyên.
Đắk Nông: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn giá trị văn hóa

Nghệ nhân Jrai giữ hồn văn hóa dân tộc qua những nhạc cụ truyền thống

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, các nhạc cụ làm từ tre, nứa, đá... đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần. Đây còn là những công cụ để kết nối với thần linh trong dịp lễ hội.

Với sứ mệnh lưu giữ lại những nét văn hóa độc đáo của Tây Nguyên, các nghệ nhân người Jrai ở tỉnh Gia Lai đã khéo léo chế tác ra nhiều nhạc cụ dân tộc nổi tiếng như: đàn T'rưng, đàn Goong, đàn Ting ning,…

Những nghệ nhân Jrai với sứ mệnh tạo ra nhạc cụ dân tộc làm từ tre, nứa
Nghệ nhân Rơ Châm Tih chế tác đàn Goong

Nghệ nhân Rơ Châm Tih (trú làng Jút, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) và bạn đồng hành Ksor Joan (ở làng Chuet 2, phường Thắng Lợi, TP Pleiku) là những nghệ nhân có tiếng trong nghề chế tác các loại đàn dân tộc. Hai ông đã dành cả cuộc đời mình để sáng tạo ra hàng chục nhạc cụ dân tộc chất lượng và được nhiều người trong, ngoài nước yêu thích.

Nghệ nhân Rơ Châm Tih cho biết từ thuở nhỏ, ông đã đam mê tiếng đàn, các nhạc cụ cổ truyền của đồng bào Jrai. Tâm hồn trẻ thơ của Rơ Châm Tih luôn bay bổng theo giai điệu thánh thót của những tiếng đàn trong mùa lễ hội.

Nghệ nhân Rơ Châm Tih vừa tạo ra nhạc cụ và chơi được rất nhiều các loại nhạc cụ. Tiếng đàn, sáo cổ truyền do ông tạo ra luôn thu hút niềm đam mê của các thanh niên trong làng. Nhiều người tìm đến học cách làm và chơi nhạc cụ dân tộc đều được ông nhận lời và giúp đỡ.

"Tôi may mắn được học cách làm nhạc cụ từ một nghệ nhân mù ở làng. Ông ấy tuy khiếm khuyết về đôi mắt nhưng rất tài giỏi về nghề đan lát và đánh đàn Ting Ning điêu luyện. Mỗi lần qua nhà ông ấy, tôi đều học theo từng chi tiết nhỏ. Khi lớn lên, tôi đã biết chơi và làm ra cây đàn Ting Ning", ông Tih chia sẻ.

Để làm ra cây đàn đẹp, âm thanh đạt chuẩn thì không đơn giản. Ông Ksor Joan (trú làng Jút, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) cho biết, ngày xưa, người già làm một cây đàn T'rưng phải mất cả tháng trời mới xong. Tre phải ngâm dưới bùn ao đến 3 năm mới có thể mang lên để làm đàn. Giờ những công đoạn đó đơn giản hơn. Tre chặt về phơi nắng 3 tháng, rồi đem luộc, sau đó lại đem sấy trên dàn bếp.

Sau công đoạn ấy, những đoạn tre thẳng nhất, già và vàng nhất mới được đem làm đàn. Một cây đàn T'rưng làm chỉ trong một ngày là xong nhưng nguyên liệu để làm nó phải chuẩn bị trước hơn 4 tháng.

Những nghệ nhân Jrai với sứ mệnh tạo ra nhạc cụ dân tộc làm từ tre, nứa
Những nghệ nhân Jrai vẫn miệt mài giữa hồn văn hóa dân tộc qua những nhạc cụ dân tộc

Cũng theo ông Ksor Joan, người nghệ nhân phải luôn tỉ mỉ đến từng chi tiết của mỗi nhạc cụ xuất xưởng, đặc biệt là chọn nguyên liệu tre, nứa. Mỗi lần đi chặt tre, nứa là đi gần cả hàng trăm cây số. Nứa là phải chọn cây thẳng, từ 3 năm tuổi trở lên, thân không bị sâu, không bị nứt, không quá non, cũng đừng quá già.

“Sau khi chặt về, nguyên liệu phải phơi cả tháng trong ánh nắng vừa phải. Sáng phơi, chiều đem vào kẻo cây bị ngấm sương, không còn tốt và âm không được hay. Cây cũng phải phơi theo chiều thẳng đứng, dựng cách nhau ra”, ông Ksor Joan cho hay.

Mong đời sau gìn giữ

Qua đôi bàn tay tài hoa của hai người nghệ nhân này, rất nhiều cây đàn đã được làm ra. Không ít người trong và ngoài nước khi nghe tiếng những nghệ nhân đều tìm đến để mua về nhà trưng bày hoặc tập luyện.

"Trong một chương trình đêm nhạc ở TP Pleiku năm ngoái, tôi đã được một giảng viên của một trường Đại học ở TP Hà Nội đặt mua 5 bộ đàn T'rưng cỡ đại với giá 3,5 triệu đồng/bộ. Một số trường đào tạo âm nhạc và sinh viên đang theo học chuyên ngành nhạc dân tộc cũng thường xuyên đặt hàng, chủ yếu là đàn T'rưng. Vài năm trước, tôi cũng được nhiều du khách, người yêu âm nhạc từ ngoài nước như Hàn Quốc, Nhật Bản… đặt mua 2-3 bộ nhạc cụ", ông Rơ Chăm Tih cho biết thêm.

Hiện tại, giá các nhạc cụ từ 250.000 - 4.000.000 đồng/bộ. Trong đó, đàn Trưng Lắc là đắt nhất, hơn 4 triệu đồng, còn đàn T'rưng ba giàn có giá bán 1,5 triệu đồng. Riêng tiền làm vật liệu của 2 loại đàn này đã lên đến 500.000 -1.000.000 đồng.

Không chỉ xuất khẩu nhạc cụ ra thế giới, nghệ nhân Rơ Châm Tih thường xuyên góp mặt trong đoàn nghệ thuật của Việt Nam đến nhiều nước biểu diễn như: Úc, Phần Lan, Campuchia, Vương quốc Anh…

Những nghệ nhân Jrai với sứ mệnh tạo ra nhạc cụ dân tộc làm từ tre, nứa
Những nhạc cụ dân tộc do các nghệ nhân Jrai chế tác không chỉ lưu hành trong nước mà nhiều sản phẩm còn "xuất ngoại"

Bên cạnh đó, mong muốn lớn nhất của những người nghệ nhân này là con cháu đời sau sẽ tiếp tục giữ được nghề làm nhạc cụ dân tộc. Với những người có niềm yêu thích với nhạc cụ dân tộc, khi đến với những nghệ nhân này, họ đều sẵn lòng chỉ dạy để lưu giữ nét đẹp văn hóa này.

Hiện ông Rơ Châm Tih và ông Ksor Joan đã thành lập Hợp tác xã nhạc cụ ở TP Pleiku. Ông cũng thuê nhiều người có tay nghề tới HTX làm. Nhờ vậy, HTX đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động thất nghiệp. Nhạc cụ của hai ông được nhiều người biết đến bởi sự độc đáo, đa dạng, chất lượng từ mẫu mã đến âm thanh.

“Cuộc sống càng hiện đại, giới trẻ không còn mặn mà tới việc sản xuất nhạc cụ, hàng loạt người từ bỏ nên tương lai, chúng tôi cũng muốn mở lớp dạy nghề cho học sinh, người đam mê nhạc cụ trên địa bàn tỉnh”, Ông Rơ Châm Tih bày tỏ.

Vũ Lê

Tin mới nhất

Người con ưu tú cả đời gắn bó với rừng già ở xứ Thanh

Người con ưu tú cả đời gắn bó với rừng già ở xứ Thanh

Những bàn chân nặng chịch bước đến, hơi thở của mẹ đất bỗng lặng im, chỉ những chiếc lá trên ngọn cây vẫn khẽ đung đưa như vẫy gọi, mừng người thân yêu đã về.
Thanh Hóa: Phát huy có hiệu quả vai trò "cầu nối" của người có uy tín trong đồng bào dân tộc

Thanh Hóa: Phát huy có hiệu quả vai trò "cầu nối" của người có uy tín trong đồng bào dân tộc

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc là “cầu nối” quan trọng đang được cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương ở tỉnh Thanh Hóa phát huy có hiệu quả.
Những tấm gương phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Những tấm gương phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Vượt qua những rào cản, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số không chỉ vươn lên làm giàu mà còn giúp đỡ, truyền cảm hứng cho chị em khác cùng tiến bộ.
Thầy giáo tuổi 80 tận tâm "gieo chữ", giữ gìn bản sắc văn hóa vùng lòng hồ Hòa Bình

Thầy giáo tuổi 80 tận tâm "gieo chữ", giữ gìn bản sắc văn hóa vùng lòng hồ Hòa Bình

Ông Bàn Văn Thân (người Dao Tiền) có gần 15 năm dạy chữ Nôm Dao cho bà con vùng lòng hồ Hòa Bình, góp phần gìn giữ chữ viết, bản sắc văn hóa người Dao Tiền
Phụ nữ dân tộc thiểu số chăm lo làm kinh tế, xây dựng sản phẩm OCOP ở Bắc Hà

Phụ nữ dân tộc thiểu số chăm lo làm kinh tế, xây dựng sản phẩm OCOP ở Bắc Hà

Hội phụ nữ huyện Bắc Hà, Lào Cai đã phát động nhiều phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội trong các cấp Hội, hội viên, phụ nữ trong toàn huyện.

Tin cùng chuyên mục

Siu Sek - Người Đảng viên gương mẫu, người thợ điện của buôn làng

Siu Sek - Người Đảng viên gương mẫu, người thợ điện của buôn làng

14 năm trong màu áo cam, luôn có mặt khi người dân cần, anh thợ điện Siu Sek (công nhân Điện lực Phú Thiện) được gọi trìu mến “người thợ điện của buôn làng”.
Trưởng thôn Ải Nam làm tốt công tác tuyên truyền chính sách dân tộc

Trưởng thôn Ải Nam làm tốt công tác tuyên truyền chính sách dân tộc

Không chỉ là gương sáng về làm kinh tế giỏi, với vai trò là Trưởng thôn Ải Nam, anh Cư Seo Mười người dân tộc Mông đã phát huy tốt vai trò người uy tín.
Chuyện về người có uy tín giúp đồng bào dân tộc thiếu số ở bản Chong “đuổi đói nghèo”

Chuyện về người có uy tín giúp đồng bào dân tộc thiếu số ở bản Chong “đuổi đói nghèo”

Bác Hà Văn Tú ở Bản Chong, xã Thiên Phủ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa là người có uy tín, làm kinh tế giỏi và giúp đồng bào dân tộc thiểu số “đuổi đói nghèo”.
Huyện Bắc Hà, Lào Cai: Trưởng thôn gương mẫu giúp dân thoát nghèo

Huyện Bắc Hà, Lào Cai: Trưởng thôn gương mẫu giúp dân thoát nghèo

Nếu về thôn Lùng Xa 1, xã Cốc Ly, khi hỏi về Trưởng thôn Bàn Văn Thanh ai cũng biết. Anh là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, giúp dân thoát nghèo.
Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản

Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản

Dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn, những người dân tộc Bru- Vân Kiều ở Quảng Bình mang họ Hồ vẫn hiến đất, hiến vườn vì lợi ích chung của bản làng.
Bắc Kạn: Người có uy tín, trưởng thôn là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân

Bắc Kạn: Người có uy tín, trưởng thôn là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân

Tỉnh Bắc Kạn có 1.291 trưởng thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có 507 người có uy tín; đội ngũ người có uy tín, trưởng thôn chủ yếu là người dân tộc thiểu số.
Người phụ nữ Tày tiên phong làm du lịch cộng đồng ở vùng cao Bắc Hà

Người phụ nữ Tày tiên phong làm du lịch cộng đồng ở vùng cao Bắc Hà

Những năm gần đây, một số gia đình ở vùng cao huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã nỗ lực đưa ngôi nhà du lịch cộng đồng của mình trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Cựu chiến binh Hoàng Văn Nguyên nêu gương sáng đời thường

Cựu chiến binh Hoàng Văn Nguyên nêu gương sáng đời thường

Ở xã Cốc Mỳ huyện Bát Xát, nhắc đến cựu chiến binh, người cao tuổi Hoàng Văn Nguyên, hội viên cựu chiến binh mà người dân trong xã đều tin yêu, kính trọng.
Trà Vinh: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trà Vinh: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Trà Vinh đã phát huy vai trò trong các hoạt động xã hội, thúc đẩy sự phát triển ở địa phương
Hiến đất vì lợi ích cộng đồng

Hiến đất vì lợi ích cộng đồng

Đó là lời tâm sự của anh Bồng Đức Thành, sinh năm 1981, dân tộc Dao, thôn Lùng Xa 1, xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Lào Cai: Gương sáng gia đình người Mông trở thành triệu phú từ trồng quế

Lào Cai: Gương sáng gia đình người Mông trở thành triệu phú từ trồng quế

Bản Cái là xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Hà, người dân sống dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp.
Đảng viên trẻ Lò Láo Lở học tập và làm theo Bác

Đảng viên trẻ Lò Láo Lở học tập và làm theo Bác

Trải qua môi trường quân ngũ, được giác ngộ, nhận thức về Đảng, được rèn luyện tính kỷ luật đã hun đúc, làm nên bản lĩnh kiên cường của Đảng viên trẻ Lò Láo Lở.
Tinh thần yêu hàng Việt của các doanh nhân gốc Việt tại Mỹ

Tinh thần yêu hàng Việt của các doanh nhân gốc Việt tại Mỹ

Chi nhánh TV Việt Nam tại Houston có buổi gặp và phỏng vấn doanh nhân Chinh Nguyễn - CEO Tập đoàn L&V Food Supply và 1 số DN tại TP. Houston, Texas, Hoa Kỳ.
Từ định hướng của Đảng đến những tấm gương sáng trong đời sống

Từ định hướng của Đảng đến những tấm gương sáng trong đời sống

Nhận thức rõ vai trò của người có uy tín trong nhân dân, đặc biệt là người có uy tín trong đồng bào DTTS, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến đối tượng này.
Kỹ sư Hà Trọng Dũng: Lan toả tinh thần Việt trong các sáng chế

Kỹ sư Hà Trọng Dũng: Lan toả tinh thần Việt trong các sáng chế

Kỹ sư Hà Trọng Dũng là một trong những người đầu tiên mang ý tưởng sản xuất đồ chơi trẻ em về Việt Nam để hạn chế phụ thuộc đồ nhập khẩu.
Hà Giang: Phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên

Hà Giang: Phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên

Nhờ phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên, đời sống đồng bào dân tộc huyện Đồng Văn (Hà Giang) từng bước được nâng lên.
Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khôi phục nghề truyền thống gắn với cải thiện sinh kế là phương thức tốt bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Những thanh niên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ để làm giàu

Kon Tum: Những thanh niên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ để làm giàu

Nhiều thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum không ngại khó, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, sáng tạo trong phát triển kinh tế, làm giàu cho quê hương.
Đồng bào các dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu ở Đồng Nai

Đồng bào các dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu ở Đồng Nai

Giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, có cuộc sống tốt đẹp hơn được hi nhận nhiều gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đồng Nai.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Minh chứng sống cho bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Minh chứng sống cho bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam

Nguyễn Thị Bình là một cái tên vô cùng gần gũi và quen thuộc với người dân Việt Nam. Có thể nói, với nhiều người, bà chính là một huyền thoại sống.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động