Phát triển thương mại miền núi tại Quảng Ninh: Thu hẹp khoảng cách vùng miền
Kinh tế - Hội nhập Thứ ba, 28/12/2021 - 09:00
Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng
Theo kế hoạch từ năm 2021 đến năm 2025 tỉnh Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển thương mại tại địa bàn các xã, thị trấn thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo gắn liền với quy mô, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trình độ phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong đó, ưu tiên địa bàn 6 huyện, thành phố: Bình Liêu, Hải Hà, Ba Chẽ, Vân Đồn, Cô Tô và Móng Cái. Đặc biệt, đảm bảo hài hòa giữa phát triển với mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Tạo điều kiện thuận lợi thu hút phát triển mạnh mẽ lực lượng doanh nghiệp sản xuất chế biến với lưu thông, phân phối hàng hóa.
![]() |
Tỉnh Quảng Ninh chú trọng phát triển hạ tầng thương mại tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa |
Tỉnh sẽ thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng kết nối vào hệ thống phân phối trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo chuỗi, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, phát triển các sản phẩm có thương hiệu, đặc biệt là các sản phẩm mang tính vùng miền, trong đó quan tâm đến phát triển hình thức thương mại điện tử. Đặc biệt, hướng đến phát triển nguồn nhân lực quản lý thương mại trên địa bàn; tổ chức mạng lưới kinh doanh theo ngành hàng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Đồng thời, nâng cao, cải tạo và xây mới chợ dân sinh phát triển hạ tầng thương mại gắn với tiểu thủ công nghiệp, làng nghề…
Phát triển theo chiều sâu
Dự kiến, Sở Công Thương Quảng Ninh sẽ sớm xây dựng mô hình điểm mua bán hàng hóa (kênh tiêu thụ nông sản, các mặt hàng đặc sản, đặc trưng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo với chủ thể chính trong kênh là các doanh nghiệp, các hợp tác xã kinh doanh chợ) phục vụ hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời, xây dựng và tổ chức mô hình phân phối chủ lực để kết nối cung - cầu, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, phát triển phân phối vừa và nhỏ phù hợp với thị trường khu vực. Bên cạnh đó, sở sẽ tổ chức các chương trình kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan đến phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Tỉnh sẽ tiếp tục khuyến khích xây dựng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu gắn với địa danh Quảng Ninh, áp dụng các quy trình cho các sản phẩm, hàng hóa mang tính đặc thù và là lợi thế phát triển để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP được sản xuất tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo cả trong và ngoài tỉnh.
Bên cạnh những chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa phương, tỉnh Quảng Ninh cũng khuyến khích thương nhân, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu xây dựng mô hình kinh doanh sản phẩm và dịch vụ gắn với hoạt động du lịch biển đảo, làng nghề, làng quê…
Tỉnh Quảng Ninh phấn đấu hết năm 2021 sẽ xóa “vùng lõm” sóng điện thoại di động tại các khu vực có dân cư sinh sống thuộc địa bàn miền núi, biên giới, hải đảo. Đồng thời, duy trì 100% số hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện an toàn và nâng cao chất lượng điện, từ đó tạo cơ sở để thúc đẩy thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. |
Tin mới nhất

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam
Tin cùng chuyên mục

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam
