Quảng Bình: Phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vùng giáo xứ

Trong điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, nhưng phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại vùng giáo xứ Quảng Bình vẫn đạt hiệu quả.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện: An sinh cho tương lai Quảng Bình: Người tham gia bảo hiểm xã hội tăng

Nỗ lực đưa chính sách đến người dân

Tháng 6, theo chân cán bộ bảo hiểm xã hội thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình chúng tôi về vùng giáo xứ Văn Phú, xã Quảng Văn.

Thời tiết nắng nóng, giao thông đi lại vất vả, song cán bộ Bảo hiểm Xã hội thị xã Ba Đồn vẫn không quản ngại vất vả tiếp cận, tư vấn cho bà con giáo xứ Văn Phú, xã Quảng Văn về bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình nhiệt tình, tận tâm.

Nhiều bà con giáo xứ hào hứng và quan tâm tới chính sách khi được cán bộ bảo hiểm xã hội giới thiệu, tuyên truyền các lợi ích của chính sách. Chị Hoàng Thị Thịnh, lao động tự do ở xã Quảng Văn trước từng làm rút bảo hiểm xã hội một lần do khó khan về kinh tế, nhưng sau khi được tuyên truyền về lợi ích tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để có lương hưu khi về già, chị lại tham gia lại chính sách này kể từ tháng 5.

Ông Đoàn Văn Trung, Giám đốc Bảo hiểm Xã hội thị xã Ba Đồn cho biết, trong 2 năm qua, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Tính đến hết tháng 5 năm 2022 đã đạt 6.22% so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động, vượt 3.1 lần so với mục tiêu của Nghị quyết số 28/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra.

Tuy nhiên, con số người tham gia bảo hiểm xã hội hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của thị xã, còn 93.88%, tương ứng 57453 người chưa tham gia.

Quảng Bình: Phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vùng giáo xứ
Cán bộ bảo hiểm xã hội tư vấn bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là được coi là "của để dành" của người lao động tự do, là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.

Việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ giúp người dân có thể tích lũy thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu khi về già, nhất là đối với những người không có việc làm ổn định, không có hợp đồng lao động, không được đơn vị sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội định kỳ.

Với ý nghĩa đó, việc vận động bà con tham gia, nhất là vùng giáo xứ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bảo hiểm Xã hội thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, thách thức rất lớn khi hai năm dịch Covid-19 bùng phát, thu nhập của người dân bấp bênh, giảm sút.

Nhận rõ những thách thức trong phát triển người tham gia, Bảo hiểm Xã hội thị xã Ba Đồn đã triển khai nhiều giải pháp để người dân giáo xứ hiểu rõ lợi ích thiết thực khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Qua đó, không chỉ có những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà còn có cả những người từng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và rút bảo hiểm xã hội một lần quay lại tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Theo bà Nguyễn Thị Hiếu, Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội thị xã Ba Đồn, với vùng giáo dân, bên cạnh sự kết hợp với chính quyền, đoàn thể cơ sở, đơn vị kết hợp với cha xứ tuyên truyền, vận động những người có điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để có lương hưu khi về già và đạt những hiệu quả tích cực.

Còn nhiều thách thức

Tuy nhiên, hiện công tác phát triển chính sách bảo hiểm xa hội tự nguyện trên địa bàn thị xã Ba Đồn còn nhiều thách thức. Theo ông Đoàn Văn Trung là do chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa thực sự hấp dẫn, thu hút được đối tượng tham gia. Trong đó, nếu bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng 5 chế độ dài hạn và ngắn hạn, tuy nhiên người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ được hưởng 2 chế độ là hưu trí và tử tuất, điều này làm giảm tính hấp dẫn và hạn chế mong muốn tham gia của người dân.

Bên cạnh đó, từ ngày 1/1/2018, nhà nước hỗ trợ đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn, nhưng mức hỗ trợ còn thấp, cụ thể bằng 30% đối với người thuộc hộ nghèo, 25% đối với người hộ cận nghèo, 10% đối với các đối tượng khác, còn đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được người sử dụng lao động đóng đến 63,63% mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất. Trong khi đó, quy định điều kiện về thời gian tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu là 20 năm, như vậy là còn khá dài, chưa thu hút người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Mặt khác, ông Đoàn Văn Trung cho rằng, việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế của người tham gia, tuy nhiên đời sống của nhiều người dân trên địa bàn tỉnh còn gặp khó khăn do thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh.

Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện, từ tháng 1/2022 mức đóng bảo hiểm xã hoiọ tự nguyện tối thiểu tăng hơn gấp đôi do áp dụng mức chuẩn nghèo nông thôn làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng từ 700.000 đồng lên 1.500.000 đồng (quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ). Vì vậy, công tác phát triển người tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn” - ông Đoàn Văn Trung chia sẻ.

Quảng Bình: Phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vùng giáo xứ
Phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội vẫn còn nhiều thách thức

Gỡ khó, đảm bảo an sinh

Bước vào năm 2022, ảnh hưởng của dịch Covid-19 tiếp tục gây khó khăn trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Song, nhờ quyết tâm của cả hệ thống, theo Bảo hiểm Xã hội thị xã Ba Đồn, 5 tháng đầu năm 2022, số người tham gia bảo hiểm xã hội do đơn vị này quản lý là 9.212 người; 78.235 người tham gia bảo hiểm y tế, tăng 591 người so với cuối năm 2021, đạt 83.06% kế hoạch giao và đạt tỷ lệ bao phủ dân số là 84.94%.

Trong 5 tháng đầu năm thu được 67.913 triệu đồng, tăng 7.173 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2021. Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ hàng tháng trong 5 tháng đầu năm 2022 đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, tổng số nợ đến hết tháng 5/2022 là 2.315 triệu đồng, chiếm 1.17% kế hoạch thu Bảo hiểm Xã hội tỉnh Quảng Bình giao, giảm 0.25% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, Bảo hiểm Xã hội thị xã Ba Đồn đã thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời, an toàn cho 4.757 người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng. Công tác chi chế độ bảo hiểm xã hội được thực hiện đa dạng, linh hoạt; đặc biệt là đẩy mạnh phương thức chi trả không dùng tiền mặt. Trong công tác thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được coi là điểm sáng của cơ quan bảo hiểm xã hội tại thị xã Ba Đồn trong thời gian qua.

Ông Đoàn Văn Trung cho hay, nhằm khắc phục các hạn chế trong thực hiện chính sách, 6 tháng cuối năm 2022, Bảo hiểm Xã hội thị xã Ba Đồn sẽ dồn lực tập trung thực hiện công tác thu, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Trong đó sẽ chú trọng tiếp tục kiện toàn hệ thống đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; mở rộng việc thu bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tập trung vào nhóm đối tượng là nông dân, lao động khu vực phi chính thức; thường xuyên chủ động thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về số liệu, kết quả thực hiện chính sách, đặc biệt là tình trạng trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và tình hình lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Hoa Quỳnh

Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Dù đã đạt được những thành quả trong việc thông tin, truyền thông về dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Bộ, ngành, địa phương.
Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Vướng mắc liên quan tới đất đai vẫn là một trong những vấn đề phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tại Hòa Bình.
Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế còn nhiều khó khăn vì thế công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo cần đặc biệt chú trọng.
Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh chế độ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Thời gian qua, các địa phương có đồng bào dân tộc đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để chủ động phân phối hàng hóa.

Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

100 học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ của vùng cao Yên Bái không chỉ được nhận quà từ các đơn vị mà còn được trải nghiệm hoạt động khoa học.
Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Nhờ thực hiện tốt chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên được nâng cao, diện mạo nông thôn khởi sắc.
Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chú trọng thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu được nhiều địa phương tại Tuyên Quang quan tâm, thực hiện.
Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tốt.
Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Trên 84% là đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 50%, Hà Giang hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc.
Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Hiện toàn tỉnh còn 112 thôn, bản chưa có điện, Hà Giang phấn đấu đến 2025 không còn “vùng lõm” về điện, tuy nhiên còn rất nhiều thách thức đặt ra cho Hà Giang.
Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Có điện lưới quốc gia, giờ đây 95 hộ dân là đồng bào dân tộc Nùng ở Ma Lỳ Sán (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.
Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước đã được nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang ủng hộ.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng 9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên.
Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa đã chú trọng việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số, giúp người dân thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.
Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế theo hướng khoa học và đổi mới làm cho bào dân tộc Chứt ở xã biên giới Trọng Hoá
Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Lần đầu tiên huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế tổ chức tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, nhân sĩ trí thức, hộ sản xuất, kinh doanh giỏi…
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra các quy định về đất đai.
Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 1 tỷ đồng/dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Việc này giúp loại bỏ dần những phong tục lạc hậu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo.
Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động