Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình MTTQ phát triển vùng đồng bào DTTS và MN khu vực phía Nam
Cơ chế - Chính sách Thứ hai, 03/07/2023 - 14:45
Phối hợp thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Lồng ghép các nguồn lực Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS & MN: Thay đổi từ vùng đồng bào dân tộc Chăm |
Ngày 3/7, tại TP Cần Thơ, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với UBND TP. Cần Thơ tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS & MN) giai đoạn 2021 - 2023 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giai đoạn 2024-2025.
![]() |
Phụ nữ dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng được vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình |
Khu vực phía Nam có 13 tỉnh, thành phố thực hiện chương trình là: Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, 3 địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và TP. Cần Thơ thực hiện chương trình bằng nguồn ngân sách tự cân đối; các địa phương còn lại thực hiện bằng nguồn ngân sách Trung ương.
![]() |
Nông dân Khmer tỉnh Hậu Giang thu hoạch lúa. |
Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc, số vốn được giao của khu vực giai đoạn 2021-2023 là 2.707,139 tỷ đồng, gồm 1.669,483 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 1.037,656 tỷ đồng vốn sự nghiệp; trong đó vốn các tỉnh sử dụng ngân sách địa phương là 447,767 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 16.54%. Kết quả giải ngân nguồn vốn được giao giai đoạn 2021-2023 thực hiện Chương trình đến thời điểm 31/5/2023 của 13 tỉnh là 701,658 tỷ đồng, đạt 25,92%, trong đó vốn ngân sách trung ương giải ngân đạt 504,232 tỷ đồng, tương đương 22.32%; các tỉnh sử dụng ngân sách địa phương tự cân đối giải ngân đạt 197,426 tỷ đồng, tương đương 44.09%.
![]() |
Ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu tại hội nghị |
Tại hội nghị, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025 cho biết: Trên thực tế, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi mới được đưa vào tổ chức thực hiện chỉ khoảng 1 năm nhưng một số chỉ tiêu (ước đến cuối 2023) sẽ hoàn thành vượt kế hoạch được giao như tỷ lệ xã, thôn có đường ô tô đến trung tâm được rải nhựa hoặc bê tông, cứng hóa; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới, các nguồn điện khác phù hợp và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh…
![]() |
Hầu hết các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đồng bằng sông Cửu Long đều có đường ô tô được rải nhựa hoặc bê tông, cứng hóa |
Theo ông Hầu A Lềnh, thời gian còn lại khoảng 2,5 năm với khối lượng công việc còn lại rất nhiều, các dự án cần phải được triển khai đồng bộ đến tận thôn bản, người dân, vì vậy đòi hỏi phải có một giải pháp hết sức quyết liệt, quyết tâm và công tác phối hợp phải rất chặt chẽ. Trong đó, Trung ương tập trung vào việc thể chế hóa, ban hành văn bản hướng dẫn, tăng cường công tác kiểm tra, tháo gỡ những khó khăn cho địa phương, thậm chí là có các cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
Các địa phương phải triển khai thực hiện hết sức quyết liệt thì kết quả giải ngân mới đạt được như mong muốn, mặc dù tổng số các đối tượng cũng như nguồn vốn dành cho chương trình này ở khu vực phía Nam chiếm tỷ lệ nhỏ so với các khu vực khác trong cả nước.
Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc
Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững
