Tuyên truyền chính sách dân tộc: “Đối tượng đặc thù phải có giải pháp đặc thù”

Với mục tiêu chỉ rõ hạn chế, từ đó tìm kiếm các phương pháp, hình thức tuyên truyền thực sự hiệu quả, Hội thảo “Thực trạng công tác tuyên truyền chính sách dân tộc trên các phương tiện truyền thông” đã được Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) tổ chức sáng nay (9/12/2021) tại Hà Nội.

Theo ông Trần Tuấn Anh – Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền: Hiện có hơn 200 chính sách dân tộc đang được triển khai ở nhiều lĩnh vực, do nhiều Bộ, ban, ngành quản lý. Mới đây nhất, ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1719 QĐ/TTg phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Đây được xem là chương trình có giai đoạn thực hiện kéo dài tới 10 năm, với nguồn vốn lớn nhất dành cho công tác dân tộc từ trước tới nay.

Để các chính sách đến được với đồng bào, đi vào đời sống, mang lại những hiệu quả như mục tiêu đặt ra, công tác tuyên truyền tiếp tục được xác định giữ vai trò không thể thiếu. Nói cách khác, tuyên truyền là một nhiệm vụ chính trị cần được tiến hành song song, thường xuyên, liên tục với quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước”- Lê Ngọc Thắng. PGS.TS. Tổng Biên tập Tạp chí Dân tộc và Thời đại – nhấn mạnh.

Để đồng bào hiểu – cần nhiều kiểu tuyên truyền!

Đại diện các cơ quan báo chí tích cực đóng góp ý kiến cho hội nghị để tìm ra cách thức tuyên truyền hiệu quả
Đại diện các cơ quan báo chí tích cực đóng góp ý kiến cho hội nghị để tìm ra cách thức tuyên truyền hiệu quả

Nếu như với vùng đồng bằng, các thành phố lớn - nơi tập trung chủ yếu là đồng bào dân tộc Kinh - các loại hình truyền thông phổ biến là: Truyền hình, phát thanh, báo giấy và báo mạng; thì với các địa phương thuộc đối tượng thụ hưởng của các chính sách dân tộc – dân cư sinh sống chủ yếu là đồng bào DTTS; thậm chí có những địa phương có tới 3-5 DTTS cùng sống trong một cộng đồng. Không chỉ hạn chế về giao thông, điện, đường, thiếu các phương tiện thông tin giải trí… một bộ phận không nhỏ đồng bào lớn tuổi ở các bản, làng, phum, sóc chưa từng đến trường học, không biết chữ, không thông thạo tiếng phổ thông. Bên cạnh đó là những người dân có biết chữ, nghe hiểu được tiếng phổ thông nhưng lại hạn chế về mặt kiến thức, kĩ năng…

Thực tế này là lý do để hoạt động tuyên truyền chính sách dân tộc ở Vùng DTTS và miền núi lâu nay không chỉ thông qua các phương tiện truyền thông phổ biến như: Truyền hình, phát thanh, báo giấy và báo mạng, mà phải huy động hầu hết các cơ quan, đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Người cao tuổi…Trong đó, nhân tố tích cực là các già làng, trưởng bản, người có uy tín, bộ đội biên phòng, công an, giáo viên. Hình thức tuyên truyền cũng hết sức đa đạng, bao gồm, tuyên truyền miệng trong các buổi họp thôn bản; qua loa phát thanh của thôn bản; phát tờ rơi, căng pano, áp phích; cầm tay chỉ việc; đi trước nêu gương. “Là những người biết tiếng dân tộc, hiểu rõ các phong tục tập quán, lại sinh sống ở địa phương nên là các già làng, trưởng bản, người có uy tín, bộ đội biên phòng, công an, giáo viên là những tuyên truyền viện đặc biệt tích cực. Tuy nhiên do không được đào tạo bài bản, kiến thức hạn chế, số lượng nhân sự lại có hạn nên kết quả tuyên truyền chưa cao, nhiều chủ trương, chính sách do đó chưa đến được với đồng bào” – Tiến sĩ Võ Thị Mai Phương – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam nhìn nhận.

Đặc biệt, thực hiện mục tiêu tăng cường công tác thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển chính trị - kinh tế - xã hội ở vùng DTTS và miền núi, ngày 31/12/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1637/QĐ-TTg về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng đồng bào DTTS, đồng thời giao Ủy ban Dân tộc chủ trì đặt hàng với các cơ quan báo, tạp chí theo số lượng và đối tượng đã được phê duyệt. Đến nay, sau hơn 20 năm, các ấn phẩm báo, tạp chí cấp cho vùng đồng bào DTTS đã bền bỉ thực hiện vai trò, sứ mệnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các kiến thức, kinh nghiệm về chăn nuôi, trồng trọt; là cầu nối chuyển tải tâm tư nguyện vọng của đồng bào tới các nhà hoạch định chính sách; góp phần vận động để đồng bào hiểu hơn về những giá trị quý báu của các nét văn hóa truyền thống; từ đó gìn giữ, duy trì và không ngừng phát huy…

Mỗi bài báo phải thực sự là tiếng nói tâm huyết, giá trị

Các phóng viên tác nghiệp tại hộ đồng bào dân tộc Nùng, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Các phóng viên tác nghiệp tại hộ đồng bào dân tộc Nùng, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Sự phát triển của đời sống xã hội đã kéo theo những thay đổi trong các phương tiện nghe nhìn cũng như cách thức cập nhật thông tin - không chỉ với khu vực thành thị, mà ngay cả với đồng bào DTTS ở các bản làng vùng sâu, xa … Thực tế này đòi hỏi các cơ quan báo chí tuyên truyền về công tác và chính sách dân tộc phải có đổi mới, sáng tạo trong cách thông tin, để vừa đảm bảo tôn chỉ mục đích hoạt động, vừa tác động tích cực tới cách nghĩ, cách làm của đồng bào; từ đó góp phần tuyên truyền để các chính sách dân tôc được triển khai kịp thời, hiệu quả.

Trao đổi về vấn đề: thay vì chỉ có báo in, giờ đây, nhiều phương tiện nghe nhìn khác cũng đã lên được tới các bản làng xa xôi với thông tin nhanh nhạy hơn rất nhiều…, các đại biểu đến từ các cơ quan như: Báo Tiền Phong, Báo Tài Nguyên Môi trường, Báo Cựu Chiến binh, Báo Nông Thôn ngày nay… đều thống nhất cho rằng: Việc báo in có thể lưu trữ để xem đi xem lại bất kỳ lúc nào vẫn là lợi thế rất rõ ràng. Bên cạnh đó, với sự thận trọng, chắc chắn của ban biên tập, thông tin trên các ấn phẩm báo in được chắt lọc kĩ lưỡng, hoàn toàn không có thông tin xấu, độc hại. Đây là điều đặc biệt ý nghĩa trước làn sóng thông tin hỗn độn hiện nay…

Là cơ quan báo chí có ấn phẩm tham gia vào chương trình cấp báo chí cho đồng bào từ những ngày đầu thực hiện Quyết định số 1637/QĐ-TTg (năm 2001), đến nay Báo Công Thương đã có 20 năm đồng hành cùng chương trình. Chia sẻ về cách thức để các thông tin của báo in phát huy giá trị nhiều hơn nữa, ông Nguyễn Tiến Cường – Phó Tổng biên tập Báo Công Thương cho rằng: "Bên cạnh việc các già làng, trưởng bản, cán bộ khuyến nông, cán bộ xã… tiếp nhận thông tin từ các báo và chuyển tải cho bà con; các cán bộ văn hóa phụ trách hệ thống loa truyền thanh tại các thôn bản hoàn toàn có thể khai thác những bài báo hay, phù hợp trên các báo để đọc cho bà con nghe. Mỗi bài báo nhờ đó mà sẽ được lan tỏa mạnh mẽ hơn…"

Đồng tình với quan điểm của ông Nguyễn Tiến Cường, bà Hoàng Thanh – Phó Tổng biên tập Báo Dân tộc và Phát triển cho rằng, muốn có được những bài báo chất lượng, việc tuyển chọn phóng viên đam mê với nghề, có hiểu biết về các dân tộc và chi trả thù lao xứng đáng cho các phóng viên này là vấn đề mà các cơ quan báo chí cần đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, để các phóng viên biết, hiểu rõ và hiểu đúng về các chính sách dân tộc, Vụ Tuyên truyền cần có các buổi tổ chức tuyên truyền chính sách, tập huấn cho các phóng viên. Thậm chí cần có những chương trình trải nghiệm thực tế để các phóng viên có thể tiếp cận sâu với các vấn đề, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau để mỗi bài báo thực sự là tiếng nói tâm huyết, giá trị trong việc truyền tải nội dung chính sách dân tộc.

Theo PGS.TS. Lê Ngọc Thắng: Sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông, kéo theo sự thay đổi trong cách thức thức tiếp cận thông tin của đồng bào là tất yếu. Thời gian tới, để thực hiện Dự án số 10 của Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi 2021-2025 (Dự án Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi), các cơ quan báo chí tham gia thực hiện cần tiếp tục đổi mới về chất lượng, cách thức tiếp cận bạn đọc. Trong đó, vừa phải đặt các ấn phẩm báo in trong mối quan hệ với báo nói, báo hình, báo mạng; vừa phát huy tốt nhất thế mạnh riêng có của báo in. Đặc biệt, với đối tượng bạn đọc là đồng bào DTTS, việc tuyên truyền phải bám sát tinh thần “Đối tượng đặc thù phải có giải pháp đặc thù”.

Hoàng Mai

Tin mới nhất

Quảng Bình: 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình đã huy động nguồn lực với hơn 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần tạo nên nhiều chuyển biến tích cực.
Mỗi chức sắc, chức việc, giáo dân là nhân tố tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự

Mỗi chức sắc, chức việc, giáo dân là nhân tố tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 09 của Bộ Công an, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào các tôn giáo tỉnh Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả.
Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Tín dụng chính sách đã trở thành “chủ công” hỗ trợ nhiều hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Bố Trạch vươn lên thoát nghèo bền vững.
Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Dù đã đạt được những thành quả trong việc thông tin, truyền thông về dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Bộ, ngành, địa phương.
Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Vướng mắc liên quan tới đất đai vẫn là một trong những vấn đề phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tại Hòa Bình.

Tin cùng chuyên mục

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế còn nhiều khó khăn vì thế công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo cần đặc biệt chú trọng.
Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh chế độ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Thời gian qua, các địa phương có đồng bào dân tộc đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để chủ động phân phối hàng hóa.
Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

100 học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ của vùng cao Yên Bái không chỉ được nhận quà từ các đơn vị mà còn được trải nghiệm hoạt động khoa học.
Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Nhờ thực hiện tốt chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên được nâng cao, diện mạo nông thôn khởi sắc.
Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chú trọng thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu được nhiều địa phương tại Tuyên Quang quan tâm, thực hiện.
Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tốt.
Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Trên 84% là đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 50%, Hà Giang hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc.
Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Hiện toàn tỉnh còn 112 thôn, bản chưa có điện, Hà Giang phấn đấu đến 2025 không còn “vùng lõm” về điện, tuy nhiên còn rất nhiều thách thức đặt ra cho Hà Giang.
Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Có điện lưới quốc gia, giờ đây 95 hộ dân là đồng bào dân tộc Nùng ở Ma Lỳ Sán (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.
Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước đã được nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang ủng hộ.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng 9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên.
Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa đã chú trọng việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số, giúp người dân thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.
Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế theo hướng khoa học và đổi mới làm cho bào dân tộc Chứt ở xã biên giới Trọng Hoá
Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Lần đầu tiên huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế tổ chức tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, nhân sĩ trí thức, hộ sản xuất, kinh doanh giỏi…
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra các quy định về đất đai.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động