Vấn đề trăn trở nhất của Bộ trưởng Hầu A Lềnh qua nửa nhiệm kỳ
Cơ chế - Chính sách Thứ ba, 06/06/2023 - 17:30
Ủy ban Dân tộc: Xây dựng tiêu chí xác định thôn đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù Chính sách dân tộc phải phù hợp với văn hóa và tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số |
Chiều 6/6 sau phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Quốc hội đã tiến hành chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về các vấn đề trọng tâm: Trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc và công tác phối hợp với các Bộ, ngành trong triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030).
Chính sách thu hút nguồn lực hỗ trợ đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong chính sách dân tộc liên quan đến phân định các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Việc giải quyết khó khăn về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc, khắc phục tình trạng du cư, du canh tự phát, chặt phá rừng.
![]() |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời trong phiên chất vấn chiều 6/6 |
Theo Bộ trưởng Hầu A Lềnh, công tác dân tộc là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, cấp bách của Đảng và Nhà nước ta, được thực hiện thông qua các chủ trương của Đảng, các quy định pháp luật và hệ thống chính sách liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, góp phần quan trọng trong thực hiện chiến lược đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.
Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và người dân tộc thiểu số. Cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương và sự nỗ lực cố gắng vươn lên của đồng bào các dân tộc, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước phát triển rõ rệt, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, phong phú, thu nhập được cải thiện, an ninh trật tự được giữ vững, khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố và tăng cường. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 được thiết kế với 10 dự án thành phần có sự tham gia của nhiều Bộ, ngành, được triển khai trên địa bàn 51 tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi…
Bộ trưởng cho biết, việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, bất cập như: Hệ thống văn bản hướng dẫn để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và một số chính sách mặc dù đã được ban hành nhưng văn bản hướng dẫn được triển khai chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, làm chậm triển khai các chính sách đời sống của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và người dân tộc thiểu số còn gặp vô vàn khó khăn.
Đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - đoàn Lạng Sơn cho biết, đến nay Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã đảm nhận 1/2 nhiệm kỳ. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết vấn đề trăn trở nhất của Bộ trưởng là gì và giải pháp cho vấn đề đó trong thời gian tới?
![]() |
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa chất vấn về điều trăn trở nhất của Bộ trưởng Hầu A Lềnh |
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Hầu A Lềnh chia sẻ, vấn đề trăn trở nhất đối với ông là làm sao làm tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao. Theo Bộ trưởng Hầu A Lềnh, ở mỗi vị trí công việc, giai đoạn thì cảm xúc khác nhau. Tuy nhiên tôi sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
"Trăn trở tiếp theo của tôi là cùng với trăn trở của bà con nhân dân, để giải quyết được những vướng mắc hiện tại thì cần phải từng bước hoàn thiện chính sách. Tuy nhiên dù có chính sách và nguồn lực đến đâu nếu bà con không nhận thức được, không cùng Nhà nước thực hiện thì cũng bằng không. Làm sao để người dân cảm nhận đấy là trách nhiệm nên phải giáo dục bà con biết tiếng Việt, biết ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào đời sống sản xuất. Như vậy công tác tuyên truyền phải được nâng cao. Đây chính là bài học tốt trong xây dựng đoàn kết dân tộc"- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chia sẻ.
Đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, đại biểu Mai Văn Hải - đoàn Thanh Hóa cho biết, sau hơn 2 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, một số dự án và tiểu dự án trong chương trình còn có những vướng mắc. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm rõ đâu là vướng mắc lớn nhất và hướng khắc phục trong thời gian tới?
![]() |
Vấn đề đất sản xuất, chậm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia là vấn đề nổi cộm được gửi đến Bộ trưởng Hầu A Lềnh |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho hay, trăn trở lớn nhất hiện nay là quá trình triển khai trên thực địa, bởi có những dự án triển khai cụ thể đến tận thôn bản, từng hộ gia đình. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết về mặt thể chế về cơ bản các văn bản hướng dẫn đã ban hành đầy đủ, tuy nhiên không tránh khỏi trong thực tế có những vấn đề phát sinh do đó,Trung ương sẽ tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho địa phương.
"Đối với các địa phương, trong các văn bản hướng dẫn lần này sẽ tăng cường phân cấp tối đa tất cả mọi nguồn lực để cho địa phương quyết, tập trung lực lượng để triển khai"- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nói.
Tin mới nhất

Quảng Bình: 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Mỗi chức sắc, chức việc, giáo dân là nhân tố tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở
Tin cùng chuyên mục

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"
