Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Cần ưu tiên nguồn lực phát triển
Cơ chế - Chính sách Thứ hai, 16/08/2021 - 15:13
Khu vực nhiều khó khăn nhất
Theo Ủy ban Dân tộc, trong những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản đề cập đến chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), trong đó có các đề án, chính sách trực tiếp, có tính chất đặc thù như: Quyết định số 2085/QĐ-TTg phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN giai đoạn 2017-2020, Quyết định số 755/QĐ-TTg phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn…
![]() |
Phát triển kinh tế nông nghiệp tại xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, tỉnh miền núi Lạng Sơn |
Đặc biệt, Chính phủ đã có nhiều chương trình, chính sách, dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở vùng đồng bào DTTS&MN như: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình 135 (một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam), Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo...
Nhờ đó, cơ cấu kinh tế của các địa phương có sự chuyển dịch tích cực, sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, thu nhập được nâng lên, đời sống không ngừng cải thiện, hộ nghèo giảm khá nhanh. Tuy vậy, thực trạng kinh tế và đời sống xã hội của vùng đồng bào DTTS vẫn còn khoảng cách khá xa so với mặt bằng chung của cả nước. Tỷ lệ DTTS chiếm 14,7% nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 57,16% tổng số hộ nghèo của cả nước. Thu nhập bình quân của hộ đồng bào DTTS ở nhiều nơi chỉ bằng 40-50% thu nhập bình quân trong khu vực.
Một số vấn đề bứt thiết trong đời sống của đồng bào DTTS như: Di cư tự phát, thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt… giải quyết chưa hiệu quả. Chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa ở vùng đồng bào DTTS&MN tuy đã được nâng lên nhưng so với mặt bằng chung vẫn còn thấp, mức độ tiếp cận các dịch vụ còn nhiều khó khăn
Bà Đoàn Thị Lê An - Phó Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng - cho biết, các tỉnh miền núi, biên giới, vùng đồng bào DTTS hiện nay vẫn còn là khu vực nhiều khó khăn nhất, với tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, thu nhập bình quân đầu người và chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất, việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cũng thấp nhất.
Nguyên nhân của những tình trạng trên là do vùng đồng bào DTTS&MN chủ yếu là núi cao, biên giới, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, chi phí cho sản xuất, lưu thông hàng hóa lớn nên khó khăn để thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực từ ngân sách Nhà nước dành cho các tỉnh miền núi, biên giới, vùng đồng bào DTTS trong những năm qua cũng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng, nhất là đầu tư về hạ tầng thiết yếu.
Cần nâng mức vốn đầu tư
Theo bà Đoàn Thị Lê An, trong thời điểm hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đời sống của người dân ở những vùng này càng hết sức khó khăn, đặc biệt là những khu vực biên giới, giao thương biên giới đóng cửa, lao động tại các nhà máy trở về địa phương không có việc làm, không có thu nhập.
Vì vậy, thời gian tới, bà Đoàn Thị Lê An đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm nghiên cứu có cơ chế đặc thù trong đầu tư, phân bổ ngân sách Nhà nước hằng năm cho các địa phương miền núi, biên giới, vùng đồng bào DTTS, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Trong xây dựng chính sách và phân bổ nguồn lực cần xem xét đến những đặc điểm khó khăn, đặc thù của miền núi DTTS như: Địa hình phức tạp, chia cắt, hạ tầng thấp kém, thiếu sự kết nối, vốn đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách Trung ương. "Vì vậy, để sớm giúp cho vùng này phát triển, cần nâng mức vốn đầu tư hằng năm từ các chương trình lên gấp đôi, gấp ba so với hiện nay" - bà Đoàn Thị Lê An nói.
Đặc biệt, thực tế cho thấy điểm nghẽn lớn nhất kìm hãm sự phát triển của các tỉnh miền núi vùng DTTS chính là hạ tầng giao thông. Do đó, Nhà nước cần tiếp tục quan tâm ưu tiên bố trí nguồn vốn để đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ kết nối khu vực miền núi, tạo điều kiện cho các tỉnh miền núi có điều kiện kết nối liên vùng, thúc đẩy vận chuyển hàng hóa, phát triển du lịch, phát triển kinh tế cửa khẩu, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
"Khu vực này duy nhất chỉ có đường bộ mà đường nhỏ hẹp, quanh co, đồi núi hiểm trở, đi lại khó khăn. Điều này đã làm cản trở sự phát triển cũng như kết nối với các địa phương trong vùng để phát triển kinh tế - xã hội" - bà Đoàn Thị Lê An nhận định, đồng thời mong muốn, Nhà nước khẩn trương bố trí vốn để đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc kết nối liên vùng, trong đó có tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng, Lạng Sơn - Trà Lĩnh, Cao Bằng nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế của tỉnh và khu vực.
Tin mới nhất

Lạng Sơn nỗ lực trên hành trình giảm nghèo bền vững

Đắk Lắk: Đẩy mạnh công tác số hóa các Di sản văn hóa

22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh được hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn

Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách pháp luật về dân tộc tôn giáo

Hỗ trợ khởi nghiệp và đầu tư vào khu vực miền núi
Tin cùng chuyên mục

Hộ nghèo dân tộc thiểu số được hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề

Đắk Lắk: Phát triển toàn diện, bền vững đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Nội: Cần có chính sách đặc thù, phù hợp để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đẩy nhanh các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Đắk Nông: Từng bước nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Cần thực hiện quyết liệt công tác dân tộc trong tình hình mới tại khu vực Tây Nguyên

Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021 - 2030: Đề xuất cơ chế điều phối

Đắk Lắk: Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận công nghệ thông tin

Bổ nhiệm Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

Nỗ lực giảm nghèo vùng Tây Nguyên

Trưởng Ban Dân vận Trung ương đánh giá cao công tác dân vận của tỉnh Đắk Lắk

Hà Giang: Thu hút đầu tư hạ tầng để phát triển thương mại - dịch vụ

Lạng Sơn: Khẩn trương xác minh, làm rõ quy trình thực hiện Dự án khu đô thị mới Mai Pha

Kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X: Thông qua 4 Nghị quyết quan trọng

Đắk Lắk luôn quan tâm công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Quảng Bình: Phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vùng giáo xứ

Bắc Giang tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số

Bài 3: Động lực từ niềm tin và sự lan toả từ chính sách nhân văn

Chính sách của Đảng và Nhà nước làm thay đổi đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Thanh Hóa
