Xã miền núi tỉnh Quảng Bình: Chờ điện sáng ở miền Di sản

Hai xã miền núi Tân Trạch, Thượng Trạch (huyện Bố Trạch) là 2 xã vùng biên giới giáp nước bạn Lào. Có điện sinh hoạt là mơ ước lớn lao nhất của bà con nơi đây.

Tân Trạch và Thượng Trạch là 2 xã miều núi bà con chủ yếu là người dân tộc Bru- Vân Kiều và dân tộc Chứt. 2 xã này nằm xen kẽ trong khu vực rừng Trường Sơn, gần với Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẽ Bàng, đời sống đặc biệt khó khăn, kinh tế manh mún nhỏ lẻ, bà con chủ yếu là trồng cây và chăn nuôi gia súc.So với những năm trước tình trạng chặt phá rừng thời gian gần đây có dấu hiệu giảm, bà con đã biết làm kinh tế, trồng sắn, chăm sóc rừng, trồng cây ăn quả dần dần xoá đói giảm nghèo.

Khi nghe thông tin có điện tới 2 xã, toàn thể cán bộ người dân không chỉ ở nơi đây mà toàn tỉnh đều vui. Trưởng bản Ban, xã Thượng Trạch, anh Đinh Diệt phấn khởi chia sẻ, bà con nhân dân vô cùng phấn khởi khi biết được dự án kéo điện lưới về với dân bản, nhằm giúp đỡ bà con có nguồn điện ổn định phục vụ cho sinh hoạt cũng như phát triển sản xuất, con em đến trường được tiếp cận nhiều điều mới mẽ hơn, chúng tôi vui mừng lắm.

Xã miền núi tỉnh Quảng Bình: Chờ điện sáng ở miền Di sản
Bà con dân bản ở xã Thượng Trạch

Ông Lê Trường Chinh- Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch, Bố Trạch cho hay, khi được biết có chủ trương kéo điện lưới và mở rộng nâng cấp đường 20 Quyết thắng lãnh đạo chính quyền địa phương cũng như bà con rất vui mừng. Từ nay có nguồn điện ổn định để phục vụ công tác hành chính giúp cho đội ngũ cán bộ làm việc được hiệu quả hơn. Bên cạnh đó tạo điều kiện cho tất cả hệ thống chính trị trên địa bàn nâng cao chất lượng trong quá trình làm việc như khám chữa bệnh, cất giữ được vắc xin tiêm phòng, nhà trường có điện sáng để giảng dạy, cũng như tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội cho địa phương như phục vụ xay xát lúa gạo, tưới tiêu cây cối , định hướng phát triển có chiều sâu hơn, nhằm giúp bà con có cuộc sống no đủ.

Hiện toàn tỉnh có 149/151 xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia với hơn 99% số hộ dân được sử dụng điện từ lưới điện quốc gia. Riêng 2 xã vùng sâu, vùng biên giới là Tân Trạch và Thượng Trạch (Bố Trạch) chưa có điện lưới quốc gia. Mặc dù các địa phương này đã được đầu tư cấp điện từ dự án Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ, tuy nhiên công suất lắp đặt nhỏ, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, không ổn định nên chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt cho các hộ gia đình và các đơn vị dịch vụ công, không đủ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.

Xã miền núi tỉnh Quảng Bình: Chờ điện sáng ở miền Di sản
Trụ sở UBND xã Thượng Trạch

Đến tháng 12/2021, dự án Cấp điện lưới quốc gia cho xã Tân Trạch, xã Thượng Trạch được Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư, phân bổ vốn và giao Sở Công thương làm chủ đầu tư, với quy mô: chiều dài đường dây trung áp khoảng 52km, chiều dài đường dây hạ áp khoảng 11km.

Đại diện Sở Công Thương Quảng Bình cho hay, chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng công trình cấp điện lưới Quốc gia cho xã Tân Trạch, xã Thượng Trạch (Bố Trạch) là chủ trương đúng đắn, mang tính chiến lược nhằm bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục cho nhân dân, các đơn vị dịch vụ công trên địa bàn 2 xã này, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng, hoàn thành mục tiêu 100% xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia về đến trung tâm, từng bước xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; bảo đảm an sinh xã hội và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền một cách bền vững.

Trong báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án do Sở Công Thương thực hiện đã xác định rõ mục tiêu là phát triển lưới điện trung áp, hạ áp từ nguồn lưới điện quốc gia về xã Tân Trạch và Thượng Trạch (Bố Trạch) đáp ứng nhu cầu năng lượng điện cho việc phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng khu vực biên giới; đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần thực hiện công bằng, an sinh xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc; giữ vững ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất của người dân khu vực miền núi một cách bền vững.

Dự kiến tổng mức đầu tư của dự án là 110 tỷ đồng sử nguồn vốn đầu tư công trung hạn Ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025. Để phù hợp với điều kiện thực tế cũng như khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung và có hiệu quả, Sở Công thương đã đề xuất tiến độ dự kiến thực hiện dự án trong 3 năm (từ 2022 – 2024). Công trình sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ được bàn giao cho Công ty Điện lực Quảng Bình quản lý vận hành, thực hiện hạch toán chi phí khấu hao, duy tu sửa chữa từ hoạt động sản xuất kinh doanh mua bán điện theo quy định.

Ông Nguyễn Việt Hà, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, để giảm thiểu tác động môi trường, nhất là không ảnh hưởng đến giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đoạn tuyến 20km đi qua vùng bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn sẽ được bố trí đi ngầm, bám theo kết cấu hành lang đường bộ về phía phân khu phục hồi sinh thái (vùng cho phép xây dựng công trình); đồng thời, trong quá trình khảo sát, thiết kế thi công sẽ có sự phối hợp giám sát chặt chẽ từ Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng. Trong giai đoạn vận hành, dự án không có tác động bất lợi đáng kể nào đến môi trường cũng như không sản sinh ra bất kỳ chất thải nào có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường. Vấn đề điện từ trường cũng đã được quan tâm và sẽ được khắc phục bằng các biện pháp thiết kế nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe con người ở mức thấp nhất.

“Mức độ ô nhiễm chỉ mang tính chất tức thời, cục bộ, khí thải chỉ phát sinh nhiều tại một số vị trí có sự tập trung của nhiều phương tiện, thiết bị cùng hoạt động. Mặt khác, do môi trường khu vực thông thoáng nên các khí thải phát sinh sẽ nhanh chóng bị pha loãng, phát tán ra môi trường xung quanh. Nồng độ các chất khí thải trong không khí dự báo ở mức thấp hơn so với quy chuẩn cho phép theo QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh” – ông Nguyễn Việt Hà nhấn mạnh.

Cũng theo ông Nguyễn Việt Hà, việc đền bù giải phóng mặt bằng của dự án là vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp. Vì vậy, Chủ đầu tư sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, các đơn vị liên quan, thuộc diện đền bù để xây dựng phương án theo đúng các quy định hiện hành, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.

Việc triển khai dự án sẽ tạo động lực phát triển các dự án khác tại khu vực; tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương; tăng thêm nguồn thu ngân sách từ việc phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào vùng sâu, vùng xa. Dự án hoàn thành sẽ tạo động lực cho các chương trình mục tiêu về xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần thực hiện công bằng, an sinh xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất của người dân khu vực nông thôn, miền núi, góp phần cải thiện và thu hẹp dần khoảng cách phát triển trong vùng và giữa các vùng một cách bền vững, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo tại khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

Thành Long

Tin mới nhất

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 đang rộn ràng và náo nhiệt tại Sóc Trăng, nơi có cộng đồng Khmer đông đảo nhất cả nước.
Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa, niên đại khoảng 2.500 - 3.000 năm là một trong 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12.
Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Lễ mở cửa kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ sản xuất của người Rơ Măm nhằm tôn vinh những hạt lúa.
Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Đoàn Thanh Hóa đã “ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu và Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, các địa phương, đến nay hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được xóa bỏ.

Tin cùng chuyên mục

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân luôn tạo nên cội nguồn của sức mạnh Việt Nam mỗi khi vận mệnh tổ quốc lâm nguy.
Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Việc nắm vững các quy định pháp lý giúp bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” sẽ diễn ra trung tuần tháng 11 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Trong số 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, nhiều giá trị văn hóa đang dần mai một theo thời gian.
Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Nhiều loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên được giới thiệu đến người dân, du khách ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Hàng vạn người dân, du khách đã đến Ninh Thuận vui lễ hội Katê trong không khí đậm sắc màu văn hóa truyền thống đặc trưng đồng bào Chăm.
Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Trong bối cảnh mới, việc phát huy các nguồn lực tôn giáo sẽ góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.
Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Tối 7/10 đã chính thức khai mạc “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023’’ tại phố đi bộ Hồ Gươm Hà Nội, với chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc Nam Bộ.
Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Áo dài là không chỉ là một trang phục đặc biệt -biểu tượng tự hào của văn hoá Việt Nam mà còn là nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa được tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa cho học sinh.
Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.
Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026 sẽ được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.
Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một bức tranh có máu và hoa, được khắc hoạ nên bởi bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt.
Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Việc mặc trang phục truyền thống trong lễ khai giảng tại các huyện vùng cao nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Việc Chính phủ Slovakia công nhận cộng đồng người Việt trở thành dân tộc thiểu số là minh chứng tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của Slovakia.
Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với bộ ngành, địa phương liên quan triển khai hoạt động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động