Bắc Giang: Nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Cơ chế - Chính sách Thứ ba, 21/03/2023 - 16:29
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số Đắk Lắk học hỏi mô hình chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số |
Thực hiện tốt chính sách dân tộc
Những năm qua, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác an ninh, an toàn xã hội và đời sống của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang tương đối ổn định. Các hoạt động kinh tế - xã hội được khôi phục; nhiều lễ hội, văn hóa, thể thao hoạt động trở lại, đã tạo tâm lý vui vẻ, phấn khởi trong cộng đồng dân cư.
![]() |
Đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Bắc Giang ngày càng nâng cao |
Ban Dân tộc tỉnh thường xuyên nắm chắc tình hình vùng đồng bào dân tộc; các nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân về phát triển kinh tế - xã hội bền vững; huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng để tổ chức thực hiện có hiệu quả các dự án, chính sách dân tộc. Nâng cao hiệu quả giám sát đầu tư của cộng đồng với địa phương được thụ hưởng để nâng cao chất lượng công trình đầu tư xây dựng.
Bên cạnh đó, tỉnh còn tăng cường huy động mọi nguồn lực, kêu gọi tài trợ của tổ chức quốc tế và vốn xã hội hóa để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Tính đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo vùng miền núi, dân tộc thiểu số toàn tỉnh giảm 1,1% xuống còn 4,2%; trong đó tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn giảm 4%, xuống còn 27%...; tình hình an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc ổn định, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và giữ vững...
Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con
Theo ông Vi Thanh Quyền - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang: Năm 2023, tỉnh quan tâm đầu tư, thực hiện tốt các chính sách nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng miền núi, dân tộc trong tỉnh.
Theo đó, sẽ tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách đặc thù của tỉnh về: Xây dựng mô hình phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững; thực hiện đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019 - 2025” và Công tác nâng cao kiến thức kỹ năng, hỗ trợ làm du lịch cộng đồng cho các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Để có thêm nguồn lực, cũng trong năm 2023, Bắc Giang sẽ tăng cường huy động mọi nguồn lực, kêu gọi tài trợ của tổ chức quốc tế và vốn xã hội hóa từ các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng thời thực hiện lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án trên địa bàn để nâng cao hiệu quả đầu tư, chống lãng phí thất thoát; khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện an sinh xã hội trên vùng dân tộc thiểu số và miền núi...
Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các dự án, chính sách, đề án đã được Chính phủ và UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2023, trọng tâm là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn năm 2021 - 2030, giai đoạn I năm 2021 - 2025; kế hoạch thực hiện đầu tư xây dựng công trình ngầm, cầu dân sinh trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2022 - 2024...
Bắc Giang có gần 260 nghìn người dân tộc thiểu số. Những năm qua, diện mạo khu vực miền núi thay đổi tích cực, kinh tế có sự tăng trưởng mạnh, trong đó có thể kể huyện Sơn Động kinh tế tăng bình quân 13%/năm, huyện Lục Nam hơn 10%, huyện Lục Ngạn hơn 8,5%; thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số đạt khoảng 65 triệu đồng/hộ/năm. |
Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc
Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững
