Bắc Giang: Phát triển du lịch cộng đồng để tạo sinh kế cho người dân
Cơ chế - Chính sách Thứ sáu, 21/04/2023 - 10:47
Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới Phát triển du lịch cộng đồng: Giữ gìn bản sắc văn hóa vùng miền Bắc Giang: Phát triển giao thông để tăng “kết nối” với vùng miền núi |
Tiềm năng được đánh thức
Với hai vùng chuyên canh cây ăn trái lớn tập trung ở huyện Lục Ngạn và Lục Nam, cùng hàng trăm di tích lịch sử văn hóa, ẩm thực phong phú… là điều kiện thuận lợi để Bắc Giang xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng.
![]() |
Bản Ven - điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn ở Yên Thế |
Trong đề án phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2022 - 2030 đã đặt mục tiêu đến năm 2025, công nhận các khu, điểm du lịch cộng đồng với các sản phẩm du lịch đặc thù. Tập trung đầu tư, xây dựng, phát triển 2 mô hình du lịch thí điểm tại huyện Lục Ngạn, tiếp tục hỗ trợ điểm du lịch cộng đồng hiện có. Chỉ tiêu khách du lịch đạt 2 triệu lượt người, trong đó khách lưu trú đạt 1 triệu lượt người, doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng, tổng số lao động trực tiếp đạt trên 2.000 người.
Hiện, huyện Lục Ngạn đã xây dựng, phát triển du lịch sinh thái cộng đồng với hai sản phẩm du lịch hấp dẫn là văn hóa tâm linh gắn với khu vực hồ Cấm Sơn và vùng cây ăn quả.
Lục Ngạn có 226 di tích lịch sử, văn hóa, cùng nhiều thắng cảnh đẹp như hồ Cấm Sơn với diện tích mặt nước trên 2.600 ha; hồ Khuôn Thần được ví như nàng công chúa, với khung cảnh thơ mộng, có nhiều đảo nhỏ xen giữa các rừng thông với diện tích khoảng 240 ha; đền Từ Hả nơi thờ thượng tướng quân Thân Cảnh Phúc, phò mã nhà Lý, người có công trong cuộc chống quân Tống xâm lược thế kỷ thứ XI, là nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý có giá trị lịch sử văn hóa, đặc biệt là 21 đạo sắc phong của các triều đại...
Với vùng cây ăn qua, Lục Ngạn từ lâu không chỉ nổi tiếng là thủ phủ vải thiều mà nơi đây bốn mùa hoa thơm trái ngọt, hấp dẫn du khách.
Để phát triển du lịch cộng đồng, những năm gần đây, Lục Ngạn có nhiều cách làm sáng tạo, như: Tổ chức chương trình du lịch “Hương sắc mùa hè Lục Ngạn”; “Về miền quả ngọt Lục Ngạn”... Toàn huyện đã thành lập được 29 hợp tác xã kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Năm 2022, địa phương đón 230 nghìn lượt khách du lịch, tăng 53% so với cùng kỳ; doanh thu từ các hoạt động du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tại địa phương tăng 200% so với cùng kỳ 2021.
Nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, huyện tập trung hoàn thiện hạ tầng, cơ sở vật chất các điểm du lịch, phấn đấu có thêm 7 điểm du lịch cộng đồng được công nhận. Huy động thêm hộ gia đình tham gia làm du lịch; xây dựng cơ chế đặc thù để thu hút nhà đầu tư, hộ gia đình tham gia phát triển mô hình du lịch homestay mang đặc trưng của địa phương…
Ông La Văn Nam - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn – chia sẻ: Huyện xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm, từng bước đưa du lịch trở thành ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Nhân rộng điểm du lịch cộng đồng
Bắc Giang đặt mục tiêu đến năm 2030, tiếp tục hỗ trợ nhân rộng điểm du lịch cộng đồng tại các huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Việt Yên và Sơn Động; tiếp tục hỗ trợ điểm du lịch cộng đồng khác, đặc biệt 20 điểm du lịch cộng đồng vùng cây ăn quả Lục Ngạn.
![]() |
Hồ Khuôn Thần được ví như nàng công chúa, với khung cảnh thơ mộng |
Chỉ tiêu khách du lịch đạt 3 triệu lượt người, trong đó khách lưu trú đạt 2 triệu lượt người. Doanh thu đạt trên 450 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình quân đạt 25%/năm (nếu kiểm soát được Covid-19). Tổng số lao động trực tiếp đạt trên 5.000 người. Phấn đấu đến hết năm 2030, các điểm du lịch cộng đồng và thăm quan vùng cây ăn quả có đủ điều kiện đón ít nhất 1 triệu lượt khách/năm, trong đó có 10 nghìn khách quốc tế.
Nhóm giải pháp được đưa ra nhằm thực hiện mục tiêu, như: Đồng bộ cơ sở hạ tầng và xây dựng nền tảng điểm du lịch cộng đồng thông minh; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, có khả năng kết nối và có đủ điều kiện để phục vụ nhu cầu của khách du lịch; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cơ chế, chính sách phát triển du lịch cộng đồng; phát triển nhân lực du lịch cộng đồng; xây dựng, phân loại, ưu tiên sản phẩm du lịch đặc thù; phát triển thị trường du lịch, định hướng thị trường khách hàng; đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng; liên kết sản phẩm - thị trường.
Trong giai đoạn 2022 - 2030, Bắc Giang sẽ tập trung phát triển các mô hình du lịch cộng đồng kết hợp với du lịch văn hóa, lịch sử tâm linh; du lịch trang trại nông nghiệp, sinh thái, trải nghiệm; du lịch ẩm thực, mua sắm; du lịch chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Đồng thời tăng cường quảng bá rộng rãi các sản phẩm du lịch cộng đồng của tỉnh, thông qua sử dụng công nghệ số trong du lịch...
Bắc Giang sẽ nâng cấp tổng thể cơ sở vật chất, dịch vụ gia tăng kèm theo và kéo dài thời gian lưu trú nhằm thúc đẩy chi tiêu của du khách khi tiêu thụ các sản phẩm du lịch cộng đồng tại tỉnh. Tạo việc làm cho người lao động tại điểm du lịch cộng đồng, tăng nguồn thu nhập cho người dân từ hoạt động du lịch. |
Tin mới nhất

Quảng Bình: 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Mỗi chức sắc, chức việc, giáo dân là nhân tố tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở
Tin cùng chuyên mục

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"
