Bắc Giang tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số
Cơ chế - Chính sách Thứ hai, 13/06/2022 - 18:22
Phát triển thị trường vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Còn nhiều rào cản |
Giảm 2% tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Tỉnh Bắc Giang phấn đấu trong năm 2022 đẩy nhanh các dự án đầu tư, nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu giảm 2% tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi so với năm 2021; tạo nguồn lực quan trọng nâng cao đời sống người dân.
![]() |
Nhờ chương trình đầu tư, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sơn Động (Bắc Giang) đã thay đổi đáng khích lệ |
Để thực hiện mục tiêu, tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường huy động mọi nguồn lực, kêu gọi tài trợ của tổ chức quốc tế, vốn xã hội hóa từ các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án trên địa bàn; khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện an sinh xã hội trên vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Được biết, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi cho các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, năm nay, Bắc Giang được phân bổ hơn 221 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển gần 151 tỷ đồng, còn lại là vốn sự nghiệp. Nguồn vốn này sẽ được phân bổ thực hiện 10 dự án trong Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.
Có thể kể đến một số dự án tiêu biểu như: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; phát triển sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; phát triển giáo dục đào tạo, nâng chất lượng nguồn nhân lực...
Năm nay, ngân sách Trung ương cũng sẽ dành hơn 14,4 nghìn tỷ đồng, trong đó có 9 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, còn lại vốn sự nghiệp để hỗ trợ các bộ, ngành và 50 tỉnh, thành phố triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo tại các địa phương này. Đây là điều kiện tốt để tỉnh miền núi Bắc Giang có thêm tiềm lực đầu tư nâng cao đời sống xã hội cho người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số.
Tăng cường huy động mọi nguồn lực
Giai đoạn 2016-2020, tỉnh Bắc Giang đã tiếp nhận, triển khai các chương trình, dự án của 29 tổ chức phi chính phủ nước ngoài với tổng kinh phí hơn 80,7 tỷ đồng. Trong đó, vốn tài trợ gần 79 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng.
Chương trình, dự án tập trung chủ yếu vào giải quyết vấn đề giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, đào tạo, y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường...
Năm 2021, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận 5 khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài và 2 dự án ODA hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số với tổng kinh phí 96,4 tỷ đồng.
Các khoản viện trợ tập trung vào lĩnh vực xây dựng đường giao thông, nhà ở cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, học bổng cho học sinh có thành tích xuất sắc ở huyện miền núi, góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt, học tập cho người nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; ngoài ra, đầu tư xây dựng công trình thiết yếu như công trình cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn, vệ sinh trường học.
Ông Vi Thanh Quyền - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang - cho biết: Ban Dân tộc tỉnh thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc và tổ chức phi chính phủ nước ngoài, cơ quan khác để nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động, viện trợ của các tổ chức phi chính phủ, từ đó chủ động kết nối, đề xuất dự án. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tích cực, chủ động kết nối, đồng hành cùng các tổ chức trong khảo sát, đánh giá, lựa chọn phương thức hỗ trợ; làm tốt công tác vận động, quản lý hoạt động viện trợ phi chính phủ nước ngoài và triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án từ nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
Tuy nhiên, theo Trung tâm nghiên cứu sáng kiến phát triển cộng đồng, để thu hút nhiều nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, địa phương cần tách các dự án lớn thành nhiều tiểu dự án nhằm huy động sự chung tay từ các tổ chức phi chính phủ cũng như cộng đồng doanh nghiệp.
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang cũng cho biết, trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Bắc Giang có kế hoạch đầu tư xây dựng 73 công trình ngầm và cầu dân sinh trên địa bàn 68 thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của 4 huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, với tổng mức đầu tư 165,5 tỷ đồng.
Theo đó, tỉnh huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số; ưu tiên bố trí nguồn vốn để đầu tư hỗ trợ nhân dân xây dựng 148 ngầm tràn, đường tránh lũ, cầu qua suối vào các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn; xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh mương tưới tiêu, công trình nước sạch sinh hoạt tập trung; hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, bảo đảm công tác định canh, định cư, giảm nghèo bền vững cho người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Theo kết quả phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025, tỉnh Bắc Giang có 73 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Toàn tỉnh hiện có 45 thành phần dân tộc thiểu số, trong đó 6 thành phần dân tộc thiểu số chiếm số đông là: Dân tộc Nùng, Tày, Sán Dìu, Hoa, Sán Chay (Sán Chí và Cao Lan), Dao. |
Tin mới nhất

Lạng Sơn nỗ lực trên hành trình giảm nghèo bền vững

Đắk Lắk: Đẩy mạnh công tác số hóa các Di sản văn hóa

22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh được hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn

Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách pháp luật về dân tộc tôn giáo

Hỗ trợ khởi nghiệp và đầu tư vào khu vực miền núi
Tin cùng chuyên mục

Hộ nghèo dân tộc thiểu số được hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề

Đắk Lắk: Phát triển toàn diện, bền vững đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Nội: Cần có chính sách đặc thù, phù hợp để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đẩy nhanh các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Đắk Nông: Từng bước nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Cần thực hiện quyết liệt công tác dân tộc trong tình hình mới tại khu vực Tây Nguyên

Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021 - 2030: Đề xuất cơ chế điều phối

Đắk Lắk: Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận công nghệ thông tin

Bổ nhiệm Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

Nỗ lực giảm nghèo vùng Tây Nguyên

Trưởng Ban Dân vận Trung ương đánh giá cao công tác dân vận của tỉnh Đắk Lắk

Hà Giang: Thu hút đầu tư hạ tầng để phát triển thương mại - dịch vụ

Lạng Sơn: Khẩn trương xác minh, làm rõ quy trình thực hiện Dự án khu đô thị mới Mai Pha

Kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X: Thông qua 4 Nghị quyết quan trọng

Đắk Lắk luôn quan tâm công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Quảng Bình: Phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vùng giáo xứ

Bài 3: Động lực từ niềm tin và sự lan toả từ chính sách nhân văn

Chính sách của Đảng và Nhà nước làm thay đổi đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Thanh Hóa

Bài 1: Chính sách nhân văn và sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp
