Phát triển thị trường vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Còn nhiều rào cản
Cơ chế - Chính sách Thứ ba, 11/01/2022 - 15:17
Giải pháp phát triển thị trường miền núi, biên giới |
Sự vào cuộc của khoa học và công nghệ
Để giải quyết những khó khăn cố hữu ở vùng DTTS&MN như thiếu đất sản xuất, nguồn vốn sản xuất thiếu, trình độ dân trí thấp… thời gian qua, Ðảng, Nhà nước, nhiều bộ ngành có những chính sách ưu tiên để bảo đảm phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN, trong đó ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ (KH&CN) được đánh giá là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu.
![]() |
Thương mại miền núi còn khoảng cách quá lớn so với miền xuôi |
Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã chủ động tham mưu cho Chính phủ triển khai các chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi. Các dự án thuộc Chương trình KH&CN nông thôn miền núi có công nghệ tiên tiến, phù hợp, xây dựng được những mô hình ứng dụng KH&CN hiệu quả, hướng tới giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội có tầm quan trọng với địa phương như nâng cao năng suất lao động, đa dạng hóa sản phẩm tiềm năng của thị trường, phát huy lợi thế từng vùng, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, hỗ trợ hình thành các ngành nghề mới nhằm phát huy các lợi thế của ngành nghề truyền thống…
Thực hiện chính sách, không ít địa phương khu vực miền núi, đồng bào vùng dân tộc thiểu số đã có những cách làm thiết thực, sáng tạo trong triển khai ứng dụng KH&CN. Qua đó, góp phần thay đổi hoạt động sản xuất, điển hình như: Lào Cai, Bắc Kạn, Lai Châu, Bắc Giang, Quảng Ninh…
Với hơn 7ha cây cam, quýt, trung bình mỗi vụ, ông Đinh Duy Lý, thôn Khuổi Nằn 2, thị trấn Yến Lạc Lý (Na Rì, Bắc Kạn) thu hoạch hơn 30 tấn quả, tương đương hơn 700 triệu đồng. Sản phẩm cam đường canh của gia đình ông được chứng nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Năm 2020, được hỗ trợ gần 300 triệu đồng từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, ông Lý đã đầu tư hoàn thiện và đưa vào sử dụng hệ thống tưới nước tự động theo mô hình tưới nước công nghệ cao giúp tăng năng suất.
Hay tại tỉnh Hà Giang, đến thời điểm này, toàn tỉnh có hơn 70 cơ sở sản xuất với khoảng 3.500 hộ trồng cam được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích hơn 4.200 ha... Cây cam đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ gia đình ở đây.
Tuy nhiên, đó chỉ là phần nổi, vấn đề nhiều năm nay tại Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn hay nhiều vùng DTTS&MN là khi nông sản được mùa thu hoạch thì thị trường tiêu thụ lại gặp khó khăn. Nhiều sản phẩm làm ra không bán được, khiến đời sống người dân khó vẫn hoàn khó, hơn thế không ít người mất niềm tin vào sự đổi mới đầu tư của Đảng, Nhà nước.
Gỡ khó từ đâu?
Chia sẻ với Báo Công Thương, bà Trịnh Thị Thanh Thủy - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) - cho hay: Có nhiều giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, trong đó chuyển giao KH&CN gần đây được chú trọng nhiều hơn, nhằm chuyển dịch dần từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, làm sao để hàng hóa của vùng, khu vực miền núi ra được thị trường chuỗi giá trị. Khi đã bán được hàng hóa thì mới có điều kiện để ứng dụng KH&CN, và ngược lại, nhờ có KH&CN thì mới sản xuất, đưa hàng hóa ra được thị trường.
Tuy nhiên, bà Thủy cũng thẳng thắn chia sẻ, thị trường hàng hóa, thị trường KH&CN, thị trường tài chính, thị trường lao động ở khu vực miền núi còn chậm phát triển ở một bình diện chung và ở đâu đó rất sơ khai. “Nhiều tỉnh miền núi chúng tôi đến khảo sát rất khó khăn trong sản xuất, thậm chí sản xuất ra nhưng không tiêu thụ được. Ví dụ ở một số xã vùng sâu của tỉnh Lạng Sơn, đồng bào không dám chăm để cho những con lợn được phát triển hơn, bởi vì không có đường để đồng bào đi xuống tiêu thụ. Hoặc tại Sơn La, nhiều năm trước, ở nhiều làng bản có những giống cây xoài rất ngon nhưng không bán được, do không thể vận chuyển. Như vậy, ngay việc tiêu thụ còn không được thì không ai dám nghĩ đến chỉ dẫn địa lý, đăng ký nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ…”, bà Thủy nhấn mạnh.
Muốn chuyển giao KH&CN để phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, theo bà Thủy, trước hết Nhà nước cần đầu tư hạ tầng giao thông tại các địa bàn bài bản. Thực tế, chất lượng giao thông tại nhiều bản làng không đảm bảo, chỉ cần qua một mùa mưa lũ là đường sạt hết. Thứ hai, ưu tiên con người, phong tục, tập quán. Thứ ba, làm sao "lôi kéo" được doanh nghiệp. Doanh nghiệp đầu tư sẽ làm cho thương mại hóa các sản phẩm và chính doanh nghiệp là cầu nối để đưa hàng hóa ra thị trường. Thứ 4, nâng cao tiếp cận tài chính và nhận thức sử dụng các nguồn lực tài chính của bà con.
Về vấn đề phát triển thương mại và thị trường nông thôn, miền núi, đây không chỉ là tác nhân kích thích sản xuất hàng hóa, nâng cao dân trí, góp phần tạo tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, mà còn là cơ sở, chỗ đứng vững bền để ổn định đời sống, sản xuất, xã hội, an ninh biên giới và hội nhập quốc tế thành công. Vì thế, bà Thủy cho biết thêm, cần nhanh chóng tổ chức lại lưu thông hàng hóa, nhằm tạo ra những tiền đề bên trong cho sản xuất và phân công lao động trong nông, lâm nghiệp theo hướng mở rộng các ngành, nghề dịch vụ; đồng thời tạo ra các tiền đề bên ngoài để đưa nhanh sản xuất ở nông thôn, miền núi lên sản xuất hàng hóa quy mô lớn, từng bước tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước.
Tin mới nhất

Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Tránh chính sách tốt nhưng khâu thực hiện chậm, không đồng bộ

Chương trình MTQG phát triển vùng DTTS và MN: Sự nỗ lực, trách nhiệm trong huy động nguồn lực

Người dân Nậm Nhùn: Loay hoay tìm thị trường cho nghề nuôi cá lồng
Tin cùng chuyên mục

Chuyển giao khoa học - công nghệ đến vùng miền núi: Mở cánh cửa phát triển bền vững

Cần những đột phá để Khánh Hòa thực sự là cực tăng trưởng Duyên hải Nam Trung Bộ

Hà Giang: Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất, tiêu thụ nông sản

Xây dựng Vĩnh Phúc thành tỉnh trọng điểm về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tuyên truyền chính sách dân tộc: “Đối tượng đặc thù phải có giải pháp đặc thù”

Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số và cơ sở dữ liệu cho giám sát và đánh giá tác động của VPA/FLEGT đến người dân tộc thiểu số

Kinh tế dưới tán rừng: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Lạng Sơn: Tập trung nguồn lực để vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bứt phá

Xây dựng con người Việt Nam thời đại mới

Khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Mèo Vạc: Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển lĩnh vực thế mạnh

Lạng Sơn: Mục tiêu đến năm 2030 không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo

Hội nghị Văn hóa toàn quốc: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh

Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Australia

Hợp tác nông nghiệp Việt Nam – châu Phi: Tìm phương thức mới, phát triển bền vững

Sơn La: Bảo đảm an toàn thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu

Du lịch tâm linh gắn với văn hoá, lịch sử: Phát huy các giá trị kết nối

Khu vực miền núi phía Bắc: Tập trung nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
