Hiệu qủa từ những chính sách nhân văn và đáng tự hào.

Bài 3: Động lực từ niềm tin và sự lan toả từ chính sách nhân văn

Chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế, thoát nghèo mà còn nhân lên niềm tin và sự lan toả cho đồng bào các dân tộc.
Bài 1: Chính sách nhân văn và sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp Bài 2: Đổi thay từ thực tế 3 huyện nghèo của Lai Châu

Với gần 1.000 tỷ đồng hỗ trợ 3 huyện Than Uyên, Tân Uyên và Phong Thổ, Tập đoàn EVN đã góp phần tạo thêm động lực cho địa phương phát triển kinh tế, thoát nghèo đồng thời tăng thêm và lan toả niềm tin của đồng bào các dân tộc về Đảng, Nhà nước, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Tiếp tục chương trình, chúng tôi rời Phong Thổ, tìm về huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

Gia đình chị Lò Thị Sam, dân tộc Mông, nhà ở bản Phiêng Phát, xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên là một trong rất nhiều hộ gia đình nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình 30A. Theo chị Sam, trước kia, gia đình chị là một trong những hộ nghèo, khó khăn nhất xã. Vì thói quen canh tác lạc hậu cộng với nhiều hủ tục đeo bám, dù tất tả quanh năm nhưng cuộc sống vẫn thiếu thốn đủ đường. Phải đến mãi năm 2008, khi điện lưới quốc gia được kéo về xã, được tuyên truyền, phổ biến kiến thức mới, cuộc sống của gia đình chị mới bắt đầu có sự thay đổi. Chị đã biết làm cái lò sấy nông sản để bảo quản và bán lúc giá lên cao. Rồi mua cái tivi, đài cát-sét để học cách làm ăn kinh tế mới.

Đặc biệt, năm 2014, theo Chương trình 30A, được EVN tăng cho cái máy cày để phục vụ sản xuất, giúp quá trình canh tác, sản xuất được hiệu quả hơn, gia đình chị Sam bắt đầu có của ăn của để. Và đến năm 2018, gia đình chị chính thức thoát nghèo. Chị cũng đã xây dựng được ngôi nhà kiên cố, trong nhà đã trang bị được cái tivi, chiếc tủ lạnh phục sinh hoạt hàng ngày. Con cái được học hành, chăm sóc đầy đủ hơn.

Nói đến ý nghĩa của việc đưa điện lưới quốc gia về các thôn, bản ở tỉnh Lai Châu nói chung và huyện Tân Uyên nói chung, anh Nguyễn Xuân Khá, chủ cơ sở sản xuất tư nhân Đức Hạnh (Tổ dân phố số 5, thị trấn Tân Uyên) cho rằng đó chính là yếu tố căn bản đã tạo ra bước đột phá, chuyển mình mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu nói chung và Tân Uyên nói riêng.

Gia đình anh Nguyễn Xuân Khá đã có thâm niên gần 20 năm làm nghề sao chè. Trước kia, khi chưa có điện lưới quốc gia, mọi việc phải làm bằng thủ công, hiệu quả kinh tế rất thấp. Với mỗi 20 -25 tấn chè tươi phải xử lý trong ngày, cơ sở của anh cần tới hàng chục công nhân. Nhưng nay, vẫn với khối lượng như vậy, từ khi có điện lưới, anh đầu tư hệ thống máy móc sao chè tự động, thì chỉ cần 1 – 2 người để vận hành. Hiệu quả kinh tế lên cao rõ rệt. Thu nhập bình quân của gia đình mỗi năm được khoảng 1 tỷ đồng.

Bài 3: Động lực từ niềm tin và sự lan toả
Lãnh đạo EVN tặng xe đạp cho học sinh nghèo miền núi

Lãnh đạo EVN cho biết, thực hiện Nghị quyết 30A/2008/NQ-CP của Chính phủ, EVN đã lựa chọn hình thức hỗ trợ địa phương theo phương châm cho cần câu chứ không cho con cá.

Theo đó, EVN đã phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu, UBND các huyện Tân Uyên, Than Uyên, Phong Thổ phát triển mở rộng lưới điện nông thôn; Hỗ trợ cấp điện đấu nối cho các hộ dân; Xây dựng trường nội trú huyện Tân Uyên, Than Uyên, Trường PTDT bán trú Tiểu học Mù Sang, Nhà trẻ nhà mẫu giáo, Xây dựng "Nhà bán trú dân nuôi"; Hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho các em học sinh; Hỗ trợ sản xuất các mô hình sản xuất nông nghiệp; Hỗ trợ xóa nhà tạm cho các hộ chính sách, hỗ trợ xây dựng nhà 3 cứng cho các hộ nghèo; Hỗ trợ đào tạo, bố trí việc làm cho các con em hộ nghèo, đào tạo khuyến nông khuyến lâm.

Ông Bùi Xuân Thành, Giám đốc Công ty Điện lực Lai Châu chia sẻ: “Chương trình 30A được tổ chức từ 2009 đến 2021 đã góp phần phát đổi kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo cho 3 huyện... nói riêng và cả tỉnh Lai Châu nói chung. Đặc biệt là tại 2 huyện Than Uyên và Tân Uyên, nhờ sự hỗ trợ tích cực, hiệu quả của ngành Điện trong công tác xoá đói giảm nghèo, năm 2018, 2 huyện này đã được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận và đưa ra khỏi các huyện nghèo của cả nước”.

Bài 3: Động lực từ niềm tin và sự lan toả
Chương trình 30a đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số từng bước thoát nghèo

Theo ông Thành, việc cấp điện tới các xã, thôn bản, hộ dân khu vực nông thôn có ý nghĩa xã hội rất to lớn, mang lại hiệu quả thiết thực cho các địa phương và đơn vị hưởng lợi, đã góp phần rất lớn trong việc cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt của nhân dân khu, đặc biệt các hộ nghèo khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Các công trình lưới điện đưa vào vận hành đã phát huy được hiệu quả, được nhân dân đánh giá cao, hoạt động sản xuất của người dân nông thôn chuyển dần sang sản xuất hàng hóa, dịch vụ đã góp phần xóa đói, giảm nghèo và thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Từ khi các công trình điện đưa vào sử dụng, nhờ đó con em đồng bào các dân tộc có đủ ánh sáng và các điều kiện khác để học tập, chất lượng dạy và học ở tất cả các cấp học tại các địa phương được tăng lên. Mạng lưới y tế cơ sở, mở rộng các dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tốt hơn. Các hoạt động văn hóa thông tin truyền thông, dân trí được mở mang góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, người dân có thể yên tâm đầu tư máy móc chế biến, phát triển sản xuất theo hướng phi nông nghiệp, tăng thu nhập cho gia đình, xóa đói giảm nghèo bền vững, do đó góp phần to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt là phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo bền vững mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ đang quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.

Bài 3: Động lực từ niềm tin và sự lan toả
Đổi thay trên bản mới

Đánh giá về hiệu quả của Chương trình 30A, ông Trần Tiến Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho biết: Chương trình 30A được EVN triển khai tại tỉnh Lai Châu rất thành công. Tập đoàn đã hỗ trợ 3 huyện Than Uyên, Tân Uyên, Phong Thổ rất nhiều nội dung như phát triển lưới điện nông thôn; xóa nhà tạm; xây dựng nhà bán trú dân nuôi, nhà trẻ, nhà mẫu giáo, trường học nội trú, bán trú; hỗ trợ đào tạo và bố trí việc làm; hỗ trợ xi măng cứng hóa đường giao thông nông thôn; đào tạo khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp…

“Sự đồng hành hơn 10 năm qua của EVN đã góp phần cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng giáo dục; củng cố niềm tin vững chắc của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Những kết quả trong giai đoạn vừa qua là một trong những tiền đề, động lực quan trọng để tỉnh Lai Châu thực hiện thành công các mục tiêu trong giai đoạn tới”, ông Dũng nhấn mạnh.

Có thể nói, những thành tựu to lớn của Việt Nam trong công tác xoá đói giảm nghèo là minh chứng rõ nét nhất về tính nhân văn của chế độ xã hội chủ nghĩa chỉ có ở Việt Nam. Đây cũng là minh chứng về chăm lo, bảo vệ quyền con người mà Việt Nam đã thực hiện. Là tiếng nói đanh thép phản biện lại những tiếng nói lạc lõng của những kẻ chống phá Đảng -Nhà nước, hằn thù dân tộc và muốn chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.

Đình Dũng

Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Dù đã đạt được những thành quả trong việc thông tin, truyền thông về dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Bộ, ngành, địa phương.
Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Vướng mắc liên quan tới đất đai vẫn là một trong những vấn đề phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tại Hòa Bình.
Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế còn nhiều khó khăn vì thế công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo cần đặc biệt chú trọng.
Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh chế độ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Thời gian qua, các địa phương có đồng bào dân tộc đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để chủ động phân phối hàng hóa.

Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

100 học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ của vùng cao Yên Bái không chỉ được nhận quà từ các đơn vị mà còn được trải nghiệm hoạt động khoa học.
Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Nhờ thực hiện tốt chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên được nâng cao, diện mạo nông thôn khởi sắc.
Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chú trọng thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu được nhiều địa phương tại Tuyên Quang quan tâm, thực hiện.
Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tốt.
Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Trên 84% là đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 50%, Hà Giang hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc.
Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Hiện toàn tỉnh còn 112 thôn, bản chưa có điện, Hà Giang phấn đấu đến 2025 không còn “vùng lõm” về điện, tuy nhiên còn rất nhiều thách thức đặt ra cho Hà Giang.
Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Có điện lưới quốc gia, giờ đây 95 hộ dân là đồng bào dân tộc Nùng ở Ma Lỳ Sán (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.
Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước đã được nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang ủng hộ.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng 9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên.
Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa đã chú trọng việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số, giúp người dân thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.
Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế theo hướng khoa học và đổi mới làm cho bào dân tộc Chứt ở xã biên giới Trọng Hoá
Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Lần đầu tiên huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế tổ chức tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, nhân sĩ trí thức, hộ sản xuất, kinh doanh giỏi…
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra các quy định về đất đai.
Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 1 tỷ đồng/dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Việc này giúp loại bỏ dần những phong tục lạc hậu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo.
Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động