Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số: Huy động sức mạnh của toàn xã hội

Để Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt hiệu quả cần huy động sức mạnh của toàn xã hội.
Xây dựng câu lạc bộ văn hóa dân gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin Chính sách dân tộc phải phù hợp với văn hóa và tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều chương trình, chính sách hướng tới đồng bào dân tộc thiểu số

Quan điểm chỉ đạo của Nhà nước Việt Nam trong vấn đề dân tộc là dành những điều kiện ưu đãi cho các dân tộc thiểu số để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ, từ đó hỗ trợ họ thực hiện quyền bình đẳng, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc. Từ chủ trương đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều Chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng tập trung các dân tộc ít người, trong đó tiêu biểu như các Chương trình hành động 122 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 (Khoá IX) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân tộc; Chương trình 135 về phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc ít người, miền núi, vùng sâu, vùng xa; các chính sách và chương trình ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết đất sản xuất và đất ở (Quyết định 132); hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở và các nhu cầu thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống cho đồng bào nghèo thuộc dân tộc ít người (Quyết định 134); xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm (Chương trình 135); ưu đãi thuế nông nghiệp và thuế lưu thông hàng hoá, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, trợ giá các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào dân tộc như muối ăn, thuốc chữa bệnh, phân bón, giấy viết…

Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua Đề án tổng thể và phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình). Mục tiêu của Chương trình là giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước; cải thiện đời sống của nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; đảm bảo hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

Triển khai Chương trình, từ đầu năm 2022 đến thời điểm hiện tại, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 (Ban Chỉ đạo Trung ương) đã ban hành 11 Nghị quyết, 2 Chỉ thị, 5 Công điện, 4 Thông báo kết luận và nhiều văn bản chỉ đạo khác; tổ chức 6 Hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương; tổ chức 3 Đoàn khảo sát và 3 Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 2/2023 để nắm bắt tình hình, đôn đốc tiến độ thực hiện 3 Chương trình và đề xuất, thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ở các địa phương.

Đến nay, Trung ương đã ban hành cơ bản đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống cơ chế, chính sách khung để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia với 71/73 văn bản; 2 văn bản còn lại đang được các Bộ, cơ quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ bản hoàn thành trong Quý I/2023.

“Đọc sách phải được rèn luyện thành thói quen như cơm ăn, nước uống” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh căn dặn các em học sinh
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có độ bao phủ rất rộng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, cho đến nay, hệ thống chính sách dân tộc được ban hành khá đầy đủ, bao phủ toàn diện các lĩnh vực, nhằm hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; phát triển giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa; phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh. Các chương trình đã đem lại những hiệu quả tích cực về đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta.

Đáng chú ý, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có độ bao phủ rất rộng, với 10 dự án, 14 tiểu dự án hợp phần được triển khai tại những địa bàn hết sức rộng, đến tận thôn bản, đến hộ gia đình và từng người dân ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đặc biệt của 51 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Để triển khai được Chương trình, cần có sự phối hợp, sự quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện của 14 bộ ban, ngành Trung ương; sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành ở địa phương.

Khắc phục những hạn chế

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho biết, qua quá trình khảo sát thực tiễn Chương trình tại 3 vùng của cả nước thời gian qua đã có trên 200 ý kiến về những vấn đề còn tồn tại, khó khăn vướng mắc, kể cả về thể chế, cơ chế từ Trung ương; đồng thời có cả những nội dung có liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm của địa phương. Bên cạnh đó, cũng còn những vấn đề liên quan đến công tác phối hợp, kiểm tra giám sát, hệ thống thông tin báo cáo, quá trình tổ chức triển khai tại địa bàn cơ sở, nhận thức của người dân.

Về hệ thống cơ chế, các bộ, ngành đã ban hành hệ thống cơ chế tương đối đầy đủ, nhưng vẫn còn một số bộ, ngành chưa hoàn thiện việc ban hành văn bản hướng dẫn, làm cản trở phân bổ vốn, cũng như tổ chức triển khai ở địa phương.

“Một số văn bản hướng dẫn đã được ban hành sớm, nhưng quá trình tổ chức thực hiện, phát hiện còn có những chồng chéo, bất cập, mâu thuẫn lẫn nhau, cần được tháo gỡ, điều chỉnh để đồng bộ hóa trong thời gian sớm nhất” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh thông tin.

Bên cạnh đó, địa bàn thực hiện Chương trình rất rộng, chủ yếu là những nơi có tỉ lệ đất rừng rất cao, trong khi nhiều công trình có liên quan đến đất ruộng, nên quá trình tổ chức thực hiện cũng còn vướng một số quy định pháp luật liên quan.

Đơn cử như Luật Lâm nghiệp quy định việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Tương tự, khi chuyển đổi sử dụng đất ruộng thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định của Luật Đất đai. Khi làm một ngôi nhà, con đường hay công trình nào đó liên quan đến rừng và đất ruộng thì phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định… làm chậm quá trình tổ chức triển khai ở địa phương.

Mặc dù thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt việc phân cấp gắn liền với cải cách thủ tục hành chính, nhưng quá trình kiểm tra cho thấy cần tiếp tục rà soát lại để đảm bảo những gì địa phương có thể làm được thì phân cấp tối đa cho địa phương, giúp các địa phương tổ chức thực hiện Chương trình kịp thời, hiệu quả.

Những người phụ nữ dân tộc Chăm góp phần lưu giữ những nét đẹp truyền thống của làng nghề gốm Bàu Trúc (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận)
Các địa phương cần tập trung chủ động bằng khả năng cao nhất của mình để huy động nguồn lực, sức người cho Chương trình

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm, một vấn đề nữa nổi lên là công tác phối hợp, không chỉ giữa cá bộ, ngành Trung ương trong việc vừa hướng dẫn, vừa tổ chức triển khai. Ở các địa phương, theo phân cấp, rất nhiều sở, ban, ngành sẽ phụ trách một dự án, hoặc tiểu dự án, hoặc một nội dung trong tiểu dự án, nên việc thống nhất, phối hợp với nhau trong quá trình thực hiện, bảo đảm đồng bộ là vấn đề lớn, nếu không có sự phối hợp này thì việc triển khai khó thông suốt, đúng quy định.

Ngoài ra, Chương trình được triển khai song song cùng với 2 Chương trình Mục tiêu quốc gia khác nên có sự trùng về địa bàn, khu vực, đối tượng, đặt ra vấn đề phối hợp lồng ghép về nguồn vốn, cũng như quá trình tổ chức thực hiện.

“Ba chương trình thì được bố trí nguồn lực tương đối riêng biệt và có sự hướng dẫn tương đối riêng biệt, nên việc lồng ghép cần được tính toán hết sức hợp lý để giải quyết những vấn đề thiết yếu nhất cho người dân, qua đó vừa đạt được mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, vừa đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho hay.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm, nội dung lồng ghép bao gồm công tác chỉ đạo, điều phối, điều hành, phân bổ vốn, lồng ghép nguồn vốn để thực hiện sao cho có hiệu quả là những vấn đề ở địa phương trăn trở và cũng mong muốn có sự hướng dẫn nhất định, cụ thể từ Trung ương để làm cơ sở cho địa phương tổ chức triển khai.

Đối với việc phân bổ vốn từ ngân sách Trung ương, các địa phương phản ánh phân bổ vốn đầu tư công không có vướng mắc, nhưng đối với vốn sự nghiệp, theo quy định, các địa phương phải bố trí, cân đối ngân từ ngân sách địa phương một khoản kinh phí nhất định để đối ứng với ngân sách Trung ương. Các địa phương mong mỏi bằng cách nào đó, Trung ương dự kiến phân bổ vốn sự nghiệp theo giai đoạn để địa phương chủ động hơn trong việc chuẩn bị nguồn lực đối ứng cho giai đoạn từ nay đến năm 2025.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho biết, Trung ương đã tháo gỡ bằng cách phân bổ vốn đầu tư công năm 2023 cho các địa phương. Đến nay, các địa phương cũng đã cơ bản phân bổ vốn số vốn này.

Huy động sức mạnh của toàn xã hội

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm, trong thời gian tới, các cơ quan Trung ương sẽ phải tập trung giải quyết hết những vướng mắc, trong đó tập trung ưu tiên những nhóm nhiệm vụ:

Thứ nhất, đối với những văn bản hướng dẫn chưa được ban hành, các bộ, ngành cần có sự phối hợp hết sức chặt chẽ, nhất là trách nhiệm của các cơ quan chủ quản chương trình, dự án, hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ hướng dẫn; khẩn trương hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn, hoặc trình cấp có thẩm quyền để quyết định những vấn đề để tháo gỡ về mặt cơ chế ngay trong quý I/2023, làm cơ sở cho các địa phương phân bổ vốn, tổ chức triển khai.

Thứ hai, đối với nhóm các văn bản hướng dẫn đã được ban hành nhưng còn vướng mắc, chưa thống nhất, còn chồng chéo, hoặc mâu thuẫn… thì tập trung rà soát, đối chiếu với các quy định pháp luật để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất cho các địa phương có căn cứ tổ chức triển khai thuận lợi.

Thứ ba, công tác phân cấp cần được rà soát một cách đầy đủ để đảm bảo việc phân cấp tối đa cho các địa phương chủ động triển khai.

Thứ tư, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó Bộ Kế hoạch Đầu tư là cơ quan thường trực, Ủy ban Dân tộc là cơ quan chủ quản Chương trình.

Ở cấp địa phương, các ban chỉ đạo cần định kỳ họp, kiểm soát đánh giá tình hình, tiến độ triển khai, đặc biệt tập trung vào chỉ đạo sự phối hợp giữa các sở, ngành, giữa các sở, ngành với các địa phương.

Việc phối hợp không chỉ bao gồm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, mà còn để lắng nghe ý kiến, phát hiện những vấn đề phát sinh từ thực tiễn để chủ động giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời, không để tồn tại lâu, gây cản trở trong quá trình thực hiện.

Thứ năm, cần sớm xây dựng kế hoạch giám sát, kiểm tra ở tất cả các cấp, trong đó cấp Trung ương có kế hoạch kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, còn cấp địa phương thì xây dựng kế hoạch cấp trên giám sát cấp dưới và giám sát nhau để trong quá trình thực hiện Chương trình.

Thứ sáu, các địa phương cần tập trung chủ động bằng khả năng cao nhất của mình để huy động nguồn lực, sức người cho Chương trình, bởi nhu cầu vốn cho Chương trình rất lớn, trong khi ngân sách Trung ương còn có hạn.

Cùng với đó, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan truyền thông trong tuyên truyền, vận động người dân hiểu về mục đích, ý nghĩa và trách nhiệm của mình trong thực hiện Chương trình nhằm huy động sức mạnh của toàn xã hội cùng tham gia.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm tin tưởng Chương trình sẽ được triển khai thành công nếu những biện pháp tổng thể trên được tất cả các cơ quan, bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ và thống nhất.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Trong năm 2023, Chính phủ sẽ tổ chức đánh giá giữa kỳ việc thực hiện Chương trình để lắng nghe ý kiến địa phương, các vùng trên cả nước, tạo cơ sở cho việc thiết kế chính sách phù hợp cho giai đoạn tới.
Lê Na

Tin mới nhất

Quảng Bình: 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình đã huy động nguồn lực với hơn 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần tạo nên nhiều chuyển biến tích cực.
Mỗi chức sắc, chức việc, giáo dân là nhân tố tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự

Mỗi chức sắc, chức việc, giáo dân là nhân tố tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 09 của Bộ Công an, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào các tôn giáo tỉnh Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả.
Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Tín dụng chính sách đã trở thành “chủ công” hỗ trợ nhiều hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Bố Trạch vươn lên thoát nghèo bền vững.
Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Dù đã đạt được những thành quả trong việc thông tin, truyền thông về dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Bộ, ngành, địa phương.
Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Vướng mắc liên quan tới đất đai vẫn là một trong những vấn đề phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tại Hòa Bình.

Tin cùng chuyên mục

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế còn nhiều khó khăn vì thế công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo cần đặc biệt chú trọng.
Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh chế độ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Thời gian qua, các địa phương có đồng bào dân tộc đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để chủ động phân phối hàng hóa.
Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

100 học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ của vùng cao Yên Bái không chỉ được nhận quà từ các đơn vị mà còn được trải nghiệm hoạt động khoa học.
Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Nhờ thực hiện tốt chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên được nâng cao, diện mạo nông thôn khởi sắc.
Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chú trọng thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu được nhiều địa phương tại Tuyên Quang quan tâm, thực hiện.
Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tốt.
Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Trên 84% là đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 50%, Hà Giang hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc.
Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Hiện toàn tỉnh còn 112 thôn, bản chưa có điện, Hà Giang phấn đấu đến 2025 không còn “vùng lõm” về điện, tuy nhiên còn rất nhiều thách thức đặt ra cho Hà Giang.
Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Có điện lưới quốc gia, giờ đây 95 hộ dân là đồng bào dân tộc Nùng ở Ma Lỳ Sán (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.
Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước đã được nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang ủng hộ.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng 9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên.
Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa đã chú trọng việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số, giúp người dân thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.
Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế theo hướng khoa học và đổi mới làm cho bào dân tộc Chứt ở xã biên giới Trọng Hoá
Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Lần đầu tiên huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế tổ chức tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, nhân sĩ trí thức, hộ sản xuất, kinh doanh giỏi…
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra các quy định về đất đai.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động