Đắk Lắk: Bồi dưỡng tiếng dân tộc Ê Đê cho cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Đặc công 198
Cơ chế - Chính sách Thứ hai, 17/10/2022 - 21:57
Đắk Lắk: Khai giảng lớp truyền dạy đánh chiêng Ê Đê cho sinh viên |
Ngày 17/10 tại tỉnh Đắk Lắk, Lữ đoàn Đặc công 198 (Binh chủng Đặc công) phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Buôn Ma Thuột khai mạc lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Ê Đê năm 2022.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại tá Đỗ Hoàng Nhị - Phó Chính ủy Binh chủng Đặc công, thông tin cho biết: Trong những năm qua, Binh chủng Đặc công nói chung và Lữ đoàn Đặc công 198 nói riêng đã triển khai đồng bộ, toàn diện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng gắn với xây dựng địa bàn nơi đơn vị đứng chân an toàn, vững mạnh về chính trị. Trong đó, công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
![]() |
Đại tá Đỗ Hoàng Nhị phát biểu khai mạc lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Ê Đê năm 2022 của Lữ đoàn Đặc công 198. |
Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ được đặt ra ngày càng cao, trong khi đó, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn Đặc công 198 còn hạn chế trong giao tiếp với đồng bào tại chỗ bằng tiếng Ê Đê và một số ngôn ngữ dân tộc khác. Điều này cũng ảnh hưởng tới hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, bám nắm địa bàn của đơn vị.
Đợt này có 85 cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn được bồi dưỡng các nội dung, chương trình tiếng Ê Đê do Ban nghiên cứu Giáo dục học sinh dân tộc (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk) biên soạn với 7 chủ đề (họ hàng, dòng tộc, buôn làng, văn hóa…), 450 tiết bao gồm học tập và thi sát hạch, kiểm tra (nghe, nói, đọc, viết) trong thời gian 3 tháng với yêu cầu đạt loại khá trở lên.
Các học viên tích cực học tập, nghiên cứu văn hóa, học kết hợp với rút kinh nghiệm thực tiễn từ địa phương nơi đơn vị đóng quân. Trong quá trình học, các học viên chấp hành nghiêm kỷ luật, nội quy lớp học, phấn đấu đạt loại khá trở lên.
![]() |
Đại diện lãnh đạo Binh chủng Đặc công, Lữ đoàn Đặc công 198, Trung tâm GDNN-GDTX TP Buôn Ma Thuột và các học viên tại lễ khai mạc. |
Ông Hà Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Buôn Ma Thuột, cho biết: “Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện có tới 49 dân tộc anh em cùng sinh sống và làm việc. Trong đó đồng bào Ê Đê chiếm trên 20% dân số. Do đó, lớp học được tổ chức sẽ giúp cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn hiểu rõ hơn về văn hóa, phong tục, tập quán, giao tiếp của đồng bào Ê Đê, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.
Tin mới nhất

Quảng Bình: 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Mỗi chức sắc, chức việc, giáo dân là nhân tố tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở
Tin cùng chuyên mục

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"
