Đắk Lắk: Khai giảng lớp truyền dạy đánh chiêng Êđê cho sinh viên
Cơ chế - Chính sách Thứ năm, 06/10/2022 - 19:59
Đắk Lắk: Phát triển toàn diện, bền vững đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số |
Ngày 6/10, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Trường Đại học Tây Nguyên tổ chức khai giảng lớp truyền dạy đánh chiêng Êđê cho sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên.
Theo đó, lớp truyền dạy đánh chiêng Êđê cho sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên được khai giảng từ ngày 5/10. Tham gia lớp truyền dạy có 30 học viên là người dân tộc thiểu số đang theo học tại Trường Đại học Tây Nguyên.
Trong thời gian 01 tháng, các học viên sẽ được nghệ nhân của thành phố Buôn Ma Thuột và huyện Krông Ana truyền dạy đánh các bài chiêng cơ bản dùng trong các dịp lễ, hội như: đón khách, mừng mùa, mừng lúa mới…
![]() |
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk phối hợp với Trường Đại học Tây Nguyên tổ chức khai giảng lớp truyền dạy đánh chiêng Êđê cho sinh viên. Ảnh M.H |
Lớp truyền dạy cồng chiêng cho sinh viên tại Trường Đại học Tây Nguyên là hoạt động thiết thực được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức nhằm giúp cho thế hệ trẻ tiếp tục kế thừa, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; góp phần đưa hoạt động sinh hoạt, giao lưu văn hóa cồng chiêng ở địa phương ngày càng phát triển sâu rộng, phục vụ hiệu quả nhu cầu, đời sống văn hóa tinh thần của người dân trên địa bàn.
Ông Đặng Gia Duẩn - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk cho biết, lớp truyền dạy cồng chiêng cho sinh viên tại Trường Đại học Tây Nguyên là một trong những hoạt động nhằm bảo tồn Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
"Với sự tham gia giảng dạy của các nghệ nhân giàu kinh nghiệm, mong rằng các bạn học viên tham gia khóa học sẽ tích cực tiếp thu các nội dung được truyền đạt, qua đó góp phần bảo tồn văn hóa cồng chiêng – tài sản quý giá của dân tộc mình", ông Duẩn bày tỏ.
Tin mới nhất

Lào Cai: Điện về bừng sáng bản xa

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2022

Đắk Lắk: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tín dụng chính sách xã hội: Đòn bẩy kinh tế giúp đồng bào thoát nghèo

Cấp bách cung cấp dịch vụ viễn thông cho đồng bào dân tộc thiểu số
Tin cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin

Đắk Lắk tổng kết dự án “Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng”

Cà Mau tăng cường kiến thức văn hóa dân tộc thiểu số cho cán bộ công chức

Tăng cường vai trò của người dân trong công tác bảo vệ đường biên giới Việt Nam - Lào

Hoà Bình: Trao tặng 100 thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn

Đắk Nông: Công tác dân tộc được triển khai có hiệu quả

Chính thức thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột

Tỉnh Trà Vinh: Vượt khó, “dệt lưới” an sinh qua hệ thống bưu điện

Đắk Nông: Thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Trao Giải thưởng Lương Định Của cho 32 thanh niên nông thôn xuất sắc năm 2022

Bộ Thông tin và Truyền thông: Tinh thần sẽ phủ sóng triệt để các thôn, bản

Hơn 104.200 lượt học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được hỗ trợ học tập

Đắk Lắk: Bảo tồn giai điệu cồng chiêng của đồng bào Êđê, M’nông

Đại biểu Quốc hội kiến nghị quan tâm nhiều hơn tới đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Vùng đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi tư duy sản xuất

Tỉnh Quảng Ninh: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ban Dân tộc Đồng Nai tuyên dương 260 đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu

Hà Giang: Nhiều giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư
