Đắk Lắk: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Cơ chế - Chính sách Thứ hai, 02/01/2023 - 12:28
Đắk Lắk: Biểu dương người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số |
Ngày 2/1, UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa ban hành Kế hoạch về thực hiện nội dung 02, Tiểu dự án 1, Dự án 10 về phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I; từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhằm tạo chuyển biến về nhận thức và ý thức tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước; vận động đồng bào các dân tộc xây dựng xã hội lành mạnh, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, tạo sự đồng thuận xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
![]() |
Bí thư Chi bộ, Trưởng buôn Kwăng A (xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ) Y Khê Ayun phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật cho người dân. |
Theo đó, kế hoạch tập trung phổ biến nội dung Hiến pháp, các luật, văn bản quy phạm pháp luật, chính sách dân tộc liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trọng tâm là phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành, bảo vệ pháp luật; các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; nội dung chính sách, pháp luật về hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, bảo vệ môi trường, lao động, y tế, giáo dục, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, an toàn thực phẩm, biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, hỗ trợ khởi nghiệp; các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành; các văn bản chính sách về công tác dân tộc và các văn bản chính sách có liên quan đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Cùng với đó, tuyên truyền chính sách dân tộc và kết quả thực hiện chính sách dân tộc, đại đoàn kết các dân tộc của Đảng và Nhà nước; gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trong chấp hành và thực hiện pháp luật, chính sách dân tộc; tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật và truyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như: Thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử; hội thảo chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng, nghiệp vụ; xây dựng, duy trì hoạt động của các mô hình, câu lạc bộ; biên soạn, phát hành sách, sổ tay kỹ năng, hỏi đáp chính sách, pháp luật; cung cấp văn bản chính sách, pháp luật; biên soạn, phát hành tờ rơi, tờ gấp; pa nô, áp phích, băng rôn, bản tin; băng, đĩa, chiếu phim di động; thông qua lễ hội, hoạt động văn hóa truyền thống…
Tỉnh Đắk Lắk đặt mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu 100% cán bộ, công chức cơ quan làm công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở được phổ biến, giáo dục pháp luật và cung cấp thông tin rộng rãi về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc với nội dung và hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật; Trên 80% đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về phổ biến pháp luật và tuyên truyền, vận động về lĩnh vực công tác dân tộc, theo yêu cầu nhiệm vụ.
Mỗi năm tổ chức được ít nhất 01 đợt phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã, thôn, buôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phấn đấu 100% trưởng thôn, buôn, người có uy tín trên địa bàn các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn được tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Tin mới nhất

Quảng Bình: 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Mỗi chức sắc, chức việc, giáo dân là nhân tố tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở
Tin cùng chuyên mục

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"
