Lý Thị Ninh - người đưa thổ cẩm Chế Cu Nha đi xa

Với tư duy sắc nét, dám nghĩ dám làm, chị Lý Thị Ninh đã đưa sản phẩm thổ cẩm Chế Cu Nha truyền thống của bà con dân tộc H’Mông Hoa ra thị trường.
Thổ cẩm luôn đồng hành cùng đồng bào Tày Thanh Hóa: Nghề dệt thổ cẩm truyền thống giúp đồng bào dân tộc Thái xã Lũng Niêm thoát nghèo bền vững

Tôi tìm về Chế Cu Nha trong những ngày chính thu, nắng vàng ruộm xen chút se lạnh, cảnh sắc đẹp mê lòng người. Chị Lý Thị Ninh (bản Trống Tông, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) đón chúng tôi bằng nụ cười với hai núm đồng tiền duyên dáng. Dù còn rất trẻ, chị Ninh đã được giao làm tổ trưởng Tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc H’Mong của xã. “Khi Craft Link lên khảo sát, thành lập tổ sản xuất, cả xã mỗi Ninh và 2 chị nữa biết tiếng phổ thông. Ninh biết nhiều hơn nên được chọn làm tổ trưởng sản xuất, rồi làm tổ trưởng tổ hợp tác” – chị Ninh cười giòn giã, giải thích.

Ngắm chị Ninh loay hoay với hàng hoá, màu trầm của bộ váy áo truyền thống đối lập hẳn với sắc màu rực rỡ của chiếc khăn đội đầu, tôi chợt nghĩ tới lời của bà Trần Tuyết Lan - Tổng Giám đốc Công ty CP Doanh nghiệp xã hội (Craft Link) - người đã nhiều năm gắn bó, bảo tồn và phát triển sản phẩm thổ cẩm truyền thống của bà con dân tộc thiểu số: Hầu hết người H’Mong Hoa nơi đây vẫn mặc trang phục theo kiểu truyền thống, điều rất hiếm có ở nhiều vùng dân tộc thiểu số khác. Trang phục được may bằng vải lanh với những hoa văn trang trí vẽ bằng sáp ong, nhuộm chàm kết hợp với thêu và ghép vải.

Nhìn đôi bàn tay xanh màu chàm của chị thoăn thoắt đưa từng đường kim trên mặt trái của vải với những hoạ tiết rối rắm không thành hình mà khi lật sang mặt phải lại là hoạ tiết chân gà, hình xoắn ốc đều tăm tắp mà không khỏi thán phục. Tôi còn ngạc nhiên hơn nữa bởi toàn bộ hoạ tiết đều được chị Ninh thêu theo trí nhớ, không hề có nét dấu hay mẫu để soi chiếu.

Trước con mắt ngạc nhiên của tôi, chị Ninh nói, phụ nữ H’Mong Hoa từ khi 6-7 tuổi đã được mẹ truyền dạy cách thêu, cách làm trang phục truyền thống. Chị, em trước khi về nhà chồng đều tự may cho mình những bộ váy đẹp nhất để mang theo. Những bộ váy truyền thống đó phải làm bền bỉ hàng năm trời, thậm chí nhiều năm mới xong.

Lý Thị Ninh - người đưa thổ cẩm Chế Cu Nha đi xa
Chị Lý Thị Ninh- Tổ trưởng Tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc H’Mong Hoa xã Chế Cu Nha

Thổ cẩm giờ đây không chỉ còn là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày của phụ nữ H’Mong Hoa ở Chế Cu Nha nữa, năm 2009 với sự hỗ trợ của Craft Link thông qua các hoạt động tập huấn mẫu mã, giới thiệu quảng bá sản phẩm đã trở thành hàng hoá, trở thành nguồn thu nhập cho chị, em. Văn hoa thổ cẩm H’Mong Hoa được đưa vào những chiếc túi đeo, thắt lưng, khăn trải bàn và cả những chiếc áo mang thiết kế hiện đại, độc đáo.

Tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc H’Mong của Chế Cu Nha khởi đầu với 25 thành viên, giờ đã tăng lên 45 thành viên. Sản phẩm của tổ hợp tác được tiêu thụ tại địa phương và một phần xuất khẩu. “Ngoài tiêu thụ qua Craft Link, chị em còn tự mày mò thông qua mạng xã hội Zalo và Facebook để giới thiệu hàng hoá, bán sản phẩm sang Thái Lan và Lào” – chị Ninh nói. Và với thu nhập bình quân 2-3 triệu đồng/người/tháng, những người mẹ nơi vùng đất khó khăn này có thêm chi phí trang trải cuộc sống, có thêm tiền mua sách vở, sắm quần áo mới cho con.

Và điều bà Trần Tuyết Lan tâm đắc khi thực hiện các dự án hỗ trợ phụ nữ vùng dân tộc thiểu số không chỉ là có thêm thu nhập, cải thiện sinh kế mà còn đem lại sự tự tin, mạnh dạn hoà nhập xã hội hiện đại của họ. Bà Trần Tuyết Lan chia sẻ, người phụ nữ H’Mong Hoa thường sống biệt lập trên các vùng núi cao, quanh năm làm bạn với nương rẫy, cỏ cây việc đưa họ tiếp cận với hàng hoá, thị trường là rất khó. Đến với họ, hỗ trợ họ không chỉ có lòng kiên nhẫn mà rất cần sự cảm thông, chia sẻ và đồng hành.

Quả thực, sau 7 năm tham gia tổ hợp tác, cuộc sống của Lý Thị Lì (bản Trống Tông) đã thay đổi đáng kể, từ chỗ không biết giờ chị có thể giao tiếp trôi chảy bằng tiếng phổ thông; từ chỗ quanh năm bận bịu với nương rẫy giờ chị đã được đi nhiều tỉnh, thành phố; từ chỗ không có thu nhập, không đủ lương thực để ăn giờ chị có thể mua áo mới cho 2 đứa con mỗi mùa khai giảng, mỗi dịp lễ tết.

Hay với bà mẹ 4 con, Sùng Thị Mú (bản Dề Thàng): “Trước đây cuộc sống có khó khăn nhưng từ khi tham gia vào tổ hợp tác mình thấy cuộc sống khá hơn, thu nhập đủ cho con đi học” - Mú vui vẻ nói với chúng tôi.

Hơn 10 năm dự án Craft Link được triển khai, 3 năm Đề án “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được thực hiện, thổ cẩm truyền thống của người dân tộc H’Mong Hoa tại Chế Cu Nha đã và đang được bảo tồn và phát triển. Người phụ nữ nơi đây bước ra khỏi sự ngại ngần dần chủ động được cuộc sống.

Hải Linh

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Phát huy có hiệu quả vai trò "cầu nối" của người có uy tín trong đồng bào dân tộc

Thanh Hóa: Phát huy có hiệu quả vai trò "cầu nối" của người có uy tín trong đồng bào dân tộc

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc là “cầu nối” quan trọng đang được cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương ở tỉnh Thanh Hóa phát huy có hiệu quả.
Những tấm gương phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Những tấm gương phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Vượt qua những rào cản, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số không chỉ vươn lên làm giàu mà còn giúp đỡ, truyền cảm hứng cho chị em khác cùng tiến bộ.
Thầy giáo tuổi 80 tận tâm "gieo chữ", giữ gìn bản sắc văn hóa vùng lòng hồ Hòa Bình

Thầy giáo tuổi 80 tận tâm "gieo chữ", giữ gìn bản sắc văn hóa vùng lòng hồ Hòa Bình

Ông Bàn Văn Thân (người Dao Tiền) có gần 15 năm dạy chữ Nôm Dao cho bà con vùng lòng hồ Hòa Bình, góp phần gìn giữ chữ viết, bản sắc văn hóa người Dao Tiền
Phụ nữ dân tộc thiểu số chăm lo làm kinh tế, xây dựng sản phẩm OCOP ở Bắc Hà

Phụ nữ dân tộc thiểu số chăm lo làm kinh tế, xây dựng sản phẩm OCOP ở Bắc Hà

Hội phụ nữ huyện Bắc Hà, Lào Cai đã phát động nhiều phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội trong các cấp Hội, hội viên, phụ nữ trong toàn huyện.
Siu Sek - Người Đảng viên gương mẫu, người thợ điện của buôn làng

Siu Sek - Người Đảng viên gương mẫu, người thợ điện của buôn làng

14 năm trong màu áo cam, luôn có mặt khi người dân cần, anh thợ điện Siu Sek (công nhân Điện lực Phú Thiện) được gọi trìu mến “người thợ điện của buôn làng”.

Tin cùng chuyên mục

Trưởng thôn Ải Nam làm tốt công tác tuyên truyền chính sách dân tộc

Trưởng thôn Ải Nam làm tốt công tác tuyên truyền chính sách dân tộc

Không chỉ là gương sáng về làm kinh tế giỏi, với vai trò là Trưởng thôn Ải Nam, anh Cư Seo Mười người dân tộc Mông đã phát huy tốt vai trò người uy tín.
Chuyện về người có uy tín giúp đồng bào dân tộc thiếu số ở bản Chong “đuổi đói nghèo”

Chuyện về người có uy tín giúp đồng bào dân tộc thiếu số ở bản Chong “đuổi đói nghèo”

Bác Hà Văn Tú ở Bản Chong, xã Thiên Phủ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa là người có uy tín, làm kinh tế giỏi và giúp đồng bào dân tộc thiểu số “đuổi đói nghèo”.
Huyện Bắc Hà, Lào Cai: Trưởng thôn gương mẫu giúp dân thoát nghèo

Huyện Bắc Hà, Lào Cai: Trưởng thôn gương mẫu giúp dân thoát nghèo

Nếu về thôn Lùng Xa 1, xã Cốc Ly, khi hỏi về Trưởng thôn Bàn Văn Thanh ai cũng biết. Anh là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, giúp dân thoát nghèo.
Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản

Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản

Dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn, những người dân tộc Bru- Vân Kiều ở Quảng Bình mang họ Hồ vẫn hiến đất, hiến vườn vì lợi ích chung của bản làng.
Bắc Kạn: Người có uy tín, trưởng thôn là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân

Bắc Kạn: Người có uy tín, trưởng thôn là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân

Tỉnh Bắc Kạn có 1.291 trưởng thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có 507 người có uy tín; đội ngũ người có uy tín, trưởng thôn chủ yếu là người dân tộc thiểu số.
Người phụ nữ Tày tiên phong làm du lịch cộng đồng ở vùng cao Bắc Hà

Người phụ nữ Tày tiên phong làm du lịch cộng đồng ở vùng cao Bắc Hà

Những năm gần đây, một số gia đình ở vùng cao huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã nỗ lực đưa ngôi nhà du lịch cộng đồng của mình trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Cựu chiến binh Hoàng Văn Nguyên nêu gương sáng đời thường

Cựu chiến binh Hoàng Văn Nguyên nêu gương sáng đời thường

Ở xã Cốc Mỳ huyện Bát Xát, nhắc đến cựu chiến binh, người cao tuổi Hoàng Văn Nguyên, hội viên cựu chiến binh mà người dân trong xã đều tin yêu, kính trọng.
Trà Vinh: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trà Vinh: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Trà Vinh đã phát huy vai trò trong các hoạt động xã hội, thúc đẩy sự phát triển ở địa phương
Hiến đất vì lợi ích cộng đồng

Hiến đất vì lợi ích cộng đồng

Đó là lời tâm sự của anh Bồng Đức Thành, sinh năm 1981, dân tộc Dao, thôn Lùng Xa 1, xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Lào Cai: Gương sáng gia đình người Mông trở thành triệu phú từ trồng quế

Lào Cai: Gương sáng gia đình người Mông trở thành triệu phú từ trồng quế

Bản Cái là xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Hà, người dân sống dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp.
Đảng viên trẻ Lò Láo Lở học tập và làm theo Bác

Đảng viên trẻ Lò Láo Lở học tập và làm theo Bác

Trải qua môi trường quân ngũ, được giác ngộ, nhận thức về Đảng, được rèn luyện tính kỷ luật đã hun đúc, làm nên bản lĩnh kiên cường của Đảng viên trẻ Lò Láo Lở.
Tinh thần yêu hàng Việt của các doanh nhân gốc Việt tại Mỹ

Tinh thần yêu hàng Việt của các doanh nhân gốc Việt tại Mỹ

Chi nhánh TV Việt Nam tại Houston có buổi gặp và phỏng vấn doanh nhân Chinh Nguyễn - CEO Tập đoàn L&V Food Supply và 1 số DN tại TP. Houston, Texas, Hoa Kỳ.
Từ định hướng của Đảng đến những tấm gương sáng trong đời sống

Từ định hướng của Đảng đến những tấm gương sáng trong đời sống

Nhận thức rõ vai trò của người có uy tín trong nhân dân, đặc biệt là người có uy tín trong đồng bào DTTS, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến đối tượng này.
Kỹ sư Hà Trọng Dũng: Lan toả tinh thần Việt trong các sáng chế

Kỹ sư Hà Trọng Dũng: Lan toả tinh thần Việt trong các sáng chế

Kỹ sư Hà Trọng Dũng là một trong những người đầu tiên mang ý tưởng sản xuất đồ chơi trẻ em về Việt Nam để hạn chế phụ thuộc đồ nhập khẩu.
Hà Giang: Phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên

Hà Giang: Phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên

Nhờ phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, bảo vệ vùng biên, đời sống đồng bào dân tộc huyện Đồng Văn (Hà Giang) từng bước được nâng lên.
Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khôi phục nghề truyền thống gắn với cải thiện sinh kế là phương thức tốt bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Những thanh niên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ để làm giàu

Kon Tum: Những thanh niên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ để làm giàu

Nhiều thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum không ngại khó, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, sáng tạo trong phát triển kinh tế, làm giàu cho quê hương.
Đồng bào các dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu ở Đồng Nai

Đồng bào các dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu ở Đồng Nai

Giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, có cuộc sống tốt đẹp hơn được hi nhận nhiều gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đồng Nai.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Minh chứng sống cho bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Minh chứng sống cho bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam

Nguyễn Thị Bình là một cái tên vô cùng gần gũi và quen thuộc với người dân Việt Nam. Có thể nói, với nhiều người, bà chính là một huyền thoại sống.
Những bông hồng xanh tỏa hương sắc trên vùng đất Abyei

Những bông hồng xanh tỏa hương sắc trên vùng đất Abyei

Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp quốc tại Phái bộ UNISFA khu vực Abyei, 21 nữ chiến sĩ công binh Việt Nam, họ là những bông hồng xanh tỏa hương sắc
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động