Nhà thờ Phát Diệm, sự hòa hợp giữa Công giáo với nền văn hóa kiến trúc dân tộc

Nhà thờ Phát Diệm huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là công trình của sự hòa hợp và hội nhập, giao thoa giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc Vi
Liên hoan hát Xẩm Ninh Bình mở rộng năm 2022 có 5 giải A Ninh Bình: Đột kích quán bar phát hiện 57 thanh niên phê ma túy

Nét độc đáo của nhà thờ Phát Diệm huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam. Phong cách kiến trúc, không gian thờ tự mang đậm hình ảnh mái đình, ngôi chùa vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng này tạo nên sự bình an, che chở.

Nhà thờ Phát Diệm, sự hòa hợp giữa Công giáo với nền văn hóa kiến trúc dân tộc
Dù là nhà thờ Công giáo nhưng nhà thờ Phát Diệm được mô phỏng theo kiến trúc đình, chùa truyền thống của Việt Nam
Nhà thờ Phát Diệm, sự hòa hợp giữa Công giáo với nền văn hóa kiến trúc dân tộc
Thiết kế hình mái cong hệt như hình ảnh những ngôi chùa của Phật

Quần thể kiến trúc nhà thờ Phát Diệm được chủ trì xây dựng bởi linh mục Phêrô Trần Lục (còn gọi là cụ Sáu) từ năm 1875 đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành. Cha Trần Lục đã tái hiện thành công những biểu tượng truyền thống tốt đẹp mà ở đó, các tín hữu Công giáo vẫn có thể tôn thờ thiên chúa bằng tâm thức của người Việt Nam, vẫn tôn trọng và gìn giữ những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Quần thể nhà thờ Phát Diệm là một minh chứng sinh động về tính chất hòa hợp và sự hội nhập giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc, cũng như sự hòa hợp giữa Công giáo với các tôn giáo khác ở Việt Nam.

Nhà thờ Phát Diệm, sự hòa hợp giữa Công giáo với nền văn hóa kiến trúc dân tộc
Nhà thờ Phát Diệm là một minh chứng sinh động về tính chất hòa hợp và sự hội nhập giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc

Được biết toàn bộ công trình nhà thờ Phát Diệm làm hoàn toàn thủ công, không có bất cứ máy móc, không có sắt thép, bê tông mà chỉ được làm bằng chất liệu chủ yếu là đá và gỗ lim được lấy từ nhiều địa phương như Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Tây… Đá được lấy từ núi Thiện Dưỡng cách Phát Diệm 30 km, lấy từ núi Nhồi cách 60 km. Có những cây gỗ nặng 7 tấn, những phiến đá nặng tới 20 tấn nhưng đều được vận chuyển bằng sức người. Do thời đó không có xe tải hay tàu, thuyền hiện đại như bây giờ nên hầu hết vật liệu được chất lên bè mảng, chờ thủy triều lên xuống để vận chuyển về Phát Diệm.

Nhà thờ Phát Diệm, sự hòa hợp giữa Công giáo với nền văn hóa kiến trúc dân tộc
Những người thợ thủ công thời đó đã ghép những phiến đá nặng hàng tấn, mức độ chính xác rất cao
Nhà thờ Phát Diệm, sự hòa hợp giữa Công giáo với nền văn hóa kiến trúc dân tộc
Mái của Phương đình ở nhà thờ Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp mà là mái cong thấp cổ kính mái chùa làng Việt
Nhà thờ Phát Diệm, sự hòa hợp giữa Công giáo với nền văn hóa kiến trúc dân tộc
Vận chuyển và lắp ghép những phiến đá nhà thờ Phát Diệm hoàn toàn thủ công

Đến và chiêm ngưỡng nhà thờ Phát Diệm chúng ta cảm nhận được, mỗi công trình là một tác phẩm kiến trúc mỹ thuật mang nét riêng. Trong đó, Phương Đình được coi là kiệt tác, cao 25 m, dài 17 m, ngang 24 m gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến, lớn nhất là tầng dưới cùng được xây dựng bằng đá xanh. Thật khâm phục cho những người thợ thủ công thời đó đã ghép những phiến đá nặng hàng tấn, mức độ chính xác rất cao. Các vòm cửa cũng được lắp ghép bằng đá tinh xảo. Giữa Phương đình đặt một sập đá nguyên khối, phía ngoài và bên trong là những bức phù điêu bằng đá được chạm khắc hình ảnh chúa Giê-Su và các vị thánh rất đẹp với những đường nét thanh thoát. Tầng thứ hai của Phương đình treo một quả trống lớn. Tầng ba treo một quả chuông đúc năm 1890, cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần hai tấn. Mái của Phương đình có năm vòm, bốn vòm ở bốn góc thấp hơn, vòm cao nhất là vòm ở giữa tầng ba. Mái của Phương đình ở nhà thờ Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ Công giáo phương Tây mà là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa làng Việt. Hai vách ngoài của Phương đình là những chấn song đá hình cây trúc, trên các vách ngoài của tầng dưới có những phù điêu tạc sự tích chúa Giê-Su từ khi vào thành Giêrusalem đến khi lên trời.

Nhà thờ Phát Diệm, sự hòa hợp giữa Công giáo với nền văn hóa kiến trúc dân tộc
Điểm nhấn của quần thể là Nhà thờ Phát Diệm là nhà thờ lớn
Nhà thờ Phát Diệm, sự hòa hợp giữa Công giáo với nền văn hóa kiến trúc dân tộc
Nhà thờ lớn được xây hoàn toàn bằng đá và gỗ lim

Trung tâm và cũng là điểm nhấn của quần thể nhà thờ Phát Diệm là nhà thờ lớn (chính tòa) được khởi công xây dựng năm 1891. Tòa nhà dài 74m, rộng 21m, gồm bốn mái và sáu hàng cột gỗ lim. Hai hàng giữa là 16 cột (cao 11m, chu vi 2,35m) mỗi cột làm toàn thân một cây gỗ lim. Bàn thờ chính là một phiến đá dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m trên ba mặt có chạm khắc hoa lá. Điểm chung trong kiến trúc nhà thờ Phát Diệm giống với nhà thờ ở phương Tây là lòng nhà thờ dài, còn lại được bài trí theo cách truyền thống, gồm 10 gian, có 9 bộ chồng giường.

Nhà thờ Phát Diệm, sự hòa hợp giữa Công giáo với nền văn hóa kiến trúc dân tộc
Sự phối hợp tinh tế của hai lối kiến trúc phương Đông - Tây
Nhà thờ Phát Diệm, sự hòa hợp giữa Công giáo với nền văn hóa kiến trúc dân tộc
Sơn son thếp vàng trên đồ thờ bằng gỗ trong nhà thờ gợi lên một không gian thờ truyền thống của dân tộc Việt
Nhà thờ Phát Diệm, sự hòa hợp giữa Công giáo với nền văn hóa kiến trúc dân tộc
Nghệ thuật điêu khắc đá vô cùng uyển chuyển
Nhà thờ Phát Diệm, sự hòa hợp giữa Công giáo với nền văn hóa kiến trúc dân tộc
Nhũng bức phù điêu tạc từ đá nguyên khối mô phỏng các tích truyện

Hệ thống mái được phân thành 2 tầng ngắt quãng bởi cửa sổ để lấy ánh sáng đồng thời tạo độ vút cho mái. Đây chính là dạng chồng diêm trong kiến trúc chùa Việt. Cuối nhà thờ, chái kiệu có cấu tạo là một khối sâu bằng đá hoa cương, phần xây cuốn vòm tạo thành 5 lối vào nhà thờ, mặt bằng và mặt đứng đều giật cấp với đỉnh cao ở lối chính giữa và thấp dần về hai bên. Phía trên tháp lợp ngói mũi hài, với đầu đao cong lượn thanh thoát, gợi lên sự phối hợp tinh tế của hai lối kiến trúc phương Đông - Gotic (phương Tây). Một điểm nữa cần nhắc tới là những mảng sơn son thếp vàng trên đồ thờ bằng gỗ trong nhà thờ gợi lên một không gian thờ truyền thống của dân tộc Việt.

Nhà thờ Phát Diệm, sự hòa hợp giữa Công giáo với nền văn hóa kiến trúc dân tộc
Hệ thống nhà thờ nhỏ trọng nhà thờ Phát Diệm mang những nét riêng

Ngoài ra, hệ thống 5 nhà thờ nhỏ trong nhà thờ Phát Diệm cũng rất độc đáo, Trong đó, nhà thờ trái tim Đức Mẹ, có chiều dài 15,30m, rộng 8,50m, cao 6m. Tất cả mọi thứ ở nhà thờ này từ nền, tường, cột, chấn song cửa… đều được làm bằng đá. Phía trong được chạm nhiều bức phù điêu đẹp, đặc biệt là bức chạm tứ quý: Tùng, mai, cúc, trúc, tượng trưng cho thời tiết và vẻ đẹp riêng của bốn mùa trong một năm. Những đường nét khắc họa tinh tế những con vật như sư tử, phượng được bàn tay tài hoa của các nghệ nhân chạm khắc một cách rất sống động.

Nhà thờ Phát Diệm, sự hòa hợp giữa Công giáo với nền văn hóa kiến trúc dân tộc
Kiến trúc độc đáo nhà thờ Phát Diệm

Có thể nói nhà thờ Phát Diệm một kiến trúc độc đáo Việt Nam, các công trình kiến trúc nguy nga, sự kết hợp hài hòa, tinh tế của lối kiến trúc nhà thờ phương Tây và kiến trúc truyền thống của phương Đông. Công trình di sản này đã góp phần làm phong phú cũng như nâng tầm giá trị của nền kiến trúc cổ truyền, làm tăng giá trị tinh thần đoàn kết lương giáo.​​​​

Phạm Tiệp

Tin mới nhất

Tết Chôl Chnăm Thmây: Đồng bào Khmer nô nức đến chùa tắm nước Phật

Tết Chôl Chnăm Thmây: Đồng bào Khmer nô nức đến chùa tắm nước Phật

Chiều 16/4, ngày cuối cùng của Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, tất cả các ngôi chùa Khmer ở miền Tây Nam Bộ đều tổ chức lễ tắm nước Phật.
Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố cho rằng, thời gian qua, cộng đồng Hồi giáo thành phố đã có đóng góp lớn vào sự phát triển chung của TP. Hồ Chí Minh.
Về sinh hoạt và tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Về sinh hoạt và tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Trải qua một quá trình dài hình thành và phát triển, tín ngưỡng và tôn giáo cùng với những biểu hiện sinh hoạt của nó ở Việt Nam đã tạo ra những nét đặc sắc.
Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Chiếm 7% dân số cả nước, đồng bào công giáo Việt đang đồng hành cùng các tôn giáo khác phát triển kinh tế đất nước – xã hội.
Lễ Sen Dolta: Thắt chặt thêm tình đoàn kết của cộng đồng người Khmer

Lễ Sen Dolta: Thắt chặt thêm tình đoàn kết của cộng đồng người Khmer

Những ngày này, đồng bào Khmer khắp nơi trên cả nước hân hoan đón mừng lễ Sen Dolta nhằm bày tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên, thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục

Những chuyển biến lớn trong pháp luật để đảm bảo tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Những chuyển biến lớn trong pháp luật để đảm bảo tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Sự phát triển của tôn giáo, tín ngưỡng ngày càng đòi hỏi việc hoàn thiện về pháp luật nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng của người Việt.
Bài 3: Không để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an ninh biên giới

Bài 3: Không để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an ninh biên giới

Nhờ gần dân, bám sát dân, chăm lo đời sống cho nhân dân, cùng với công tác dân vận, an ninh, an toàn khu vực biên giới của Hà Giang được giữ vững và ổn định.
Đồng bào Công giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế

Đồng bào Công giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế

Phong trào thi đua yêu nước, sống "Tốt đời đẹp đạo" của đồng bào Công giáo đã phát triển rộng khắp, nổi bật là phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo.
Bài 2: Xây dựng vành đai biên giới mềm từ “lòng dân”

Bài 2: Xây dựng vành đai biên giới mềm từ “lòng dân”

Nhờ thực hiện tốt phương châm “3 bám, 4 cùng”, Bộ đội BP Hà Giang đã từng bước tạo dựng niềm tin trong đồng bào dân tộc, góp phần bảo vệ an ninh biên giới.
Bài 1: Bộ đội biên phòng Hà Giang - lan tỏa những mô hình giúp dân phát triển kinh tế

Bài 1: Bộ đội biên phòng Hà Giang - lan tỏa những mô hình giúp dân phát triển kinh tế

Thời gian qua Bộ đội Biên phòng Hà Giang đẩy mạnh công tác giúp dân phát triển kinh tế, từng bước xóa đói giảm nghèo, góp phần cải thiện đời sống cho bà con...
Sóc Trăng: Niềm vui nhân đôi mừng lễ hội truyền thống Sene Dolta của đồng bào Khmer

Sóc Trăng: Niềm vui nhân đôi mừng lễ hội truyền thống Sene Dolta của đồng bào Khmer

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Đoàn Công tác thăm Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng nhân dịp Lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer.
400 đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam

400 đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ tổ quốc lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023-2028) sẽ diễn ra trong 2 ngày 11, 12/10, tại Hà Nội.
Ninh Thuận sắp tổ chức lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận sắp tổ chức lễ hội Katê của người Chăm

Lễ hội Katê năm 2023 của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tại tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức vào các ngày 13, 14, 15 tháng 10.
Đồng Tháp: Phát huy vai trò của phụ nữ theo tôn giáo, hình thành nhiều mô hình, sáng kiến trong đời sống

Đồng Tháp: Phát huy vai trò của phụ nữ theo tôn giáo, hình thành nhiều mô hình, sáng kiến trong đời sống

Nhiều mô hình mới, cách làm hay của phụ nữ theo tôn giáo đã phát huy truyền thống “tốt đời, đẹp đạo”, đóng góp nguồn lực, chung tay phát triển kinh tế - xã hội.
Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Cổ thụ hơn 500 năm tuổi trên núi tại Khánh Hòa được người Raglai gọi tôn kính là Mộc thần, gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người dân nơi đây.
Lỗ hổng quản lý từ vụ giả tu sĩ Phật giáo của ông Nguyễn Minh Phúc

Lỗ hổng quản lý từ vụ giả tu sĩ Phật giáo của ông Nguyễn Minh Phúc

Việc giả danh nhà sư, lợi dụng hình ảnh phật giáo, tu sĩ để trục lợi, làm giảm uy tín Phật giáo cho thấy những lỗ hổng trong công tác quản lý.
3 xu hướng chính thúc đẩy sự phát triển của mỹ phẩm halal ở Đông Nam Á

3 xu hướng chính thúc đẩy sự phát triển của mỹ phẩm halal ở Đông Nam Á

Đông Nam Á, nơi có hơn 240 triệu người tiêu dùng theo đạo Hồi, sẽ trở thành thị trường chiếm ưu thế cho ngành công nghiệp làm đẹp halal.
Thanh Hóa: Huy động lực lượng công an bảo đảm an ninh, trật tự tại Lễ hội Hàn Sơn

Thanh Hóa: Huy động lực lượng công an bảo đảm an ninh, trật tự tại Lễ hội Hàn Sơn

Lễ hội Hàn Sơn được tổ chức từ ngày 1 đến 12/6 (âm lịch) hằng năm, thu hút đông khách thập phương. Lực lượng công an đã được huy động bảo đảm an ninh trật tự.
Đại hội đại biểu Người công giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh lần thứ VIII

Đại hội đại biểu Người công giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh lần thứ VIII

Ngày 26/6, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Đại hội đại biểu người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ VIII.
Đông đảo tăng ni, phật tử tham dự lễ Phật đản tại Làng Văn hóa

Đông đảo tăng ni, phật tử tham dự lễ Phật đản tại Làng Văn hóa

Ngày 3/6, rất đông tăng ni, phật tử đến dự lễ Phật đản (Phật lịch 2567- Dương lịch 2023) tại quần thể chùa Khmer, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh, nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh, nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh không chỉ là nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu mà còn là hoạt động văn hóa dân gian đậm bản sắc quê hương vùng Kinh Bắc.
Ngắm bộ sưu tập điêu khắc tượng Phật trên vỏ ốc mang về từ Trường Sa

Ngắm bộ sưu tập điêu khắc tượng Phật trên vỏ ốc mang về từ Trường Sa

Bộ sưu tập điêu khắc tượng Phật tại tỉnh Khánh Hòa với 70 tác phẩm độc đáo trên vỏ ốc tai tượng được mang về từ Trường Sa vừa xác lập kỷ lục Việt Nam.
3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

3 di sản văn hoá vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Người dân nô nức về dự lễ hội Tháp Bà Ponagar

Người dân nô nức về dự lễ hội Tháp Bà Ponagar

Đông đảo người dân và du khách thập phương đã cùng hành hương về Lễ hội Tháp Bà Ponagar, nhằm tưởng nhớ công ơn của Thiên Y Ana Thánh Mẫu.
Ý nghĩ nhân văn trong lễ bỏ mả của người Raglai

Ý nghĩ nhân văn trong lễ bỏ mả của người Raglai

Lễ bỏ mả là nghi thức quan trọng nhất trong các nghi lễ vòng đời của người Raglai, chứa đựng những yếu tố văn hóa nghệ thuật và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động