Nghiên cứu -Trao đổi

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Trên 84% là đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 50%, Hà Giang hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc.
Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Là tỉnh biên giới miền núi Bắc Bộ, Hà Giang là một trong những địa phương khó khăn nhất của cả nước, trên 84% là đồng bào dân tộc với tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 50%. Tỉnh Hà Giang có chiều dài biên giới trên 277,5 km với điểm cực Bắc của Tổ quốc và Lũng Cú. Diện tích đất tự nhiên là 792.755 ha, được chia thành 11 đơn vị hành chính trong đó có 7 huyện biên giới với 34 xã, thị trấn biến giới. Để giúp đồng bào dân tộc Hà Giang thoát nghèo, phát huy lợi thế về văn hóa, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, du lịch là hướng đi được Hà Giang lựa chọn trong phát triển kinh tế.

Theo đó, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719 ngày 14/10/2021. Trong đó, chương trình thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 10 dự án và 12 tiểu dự án.

Các dự án bao gồm: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi; phát triển giáo dục đào tạo nâng cao nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS và phát triển du lịch; chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tổng kế hoạch vốn đối với 10 dự án thành phần thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 – 2025 hơn 8.730 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương gần 7.779 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của địa phương và các vốn khác.

Thực hiện các mục tiêu trên, Hà Giang đã chỉ đạo các ngành, các địa phương, nhất là cấp cơ sở tổ chức vận động, hướng dẫn nhân dân phát triển sản xuất, thực hiện xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nhờ đó đã đạt được nhiều kết quả trong hai năm qua đặc biệt là trong công tác giảm nghèo.

Chia sẻ từ các Trưởng thôn, bản cũng như cơ quan quản lý tại Hà Giang đã cho thấy những đổi thay trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang nhờ các chính sách dân tộc. Đồng thời qua đó, các cấp chính quyền cũng ghi nhận ý kiến từ cơ sở để từ đó tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và có giải pháp kịp thời cho những vấn đề còn tồn tại được xem là "rào cản" trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại địa phương.

Chính sách dân tộc đã giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Hà Giang

Ông Triệu Trung Hiệp - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang cho biết: Từ năm 2021, các Chương trình chính sách dân tộc của Hà Giang được thực hiện theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội khóa XIV về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang
Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang Triệu Trung Hiệp

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là chương trình lớn so với 02 Chương trình Mục tiêu quốc gia ( Nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững). cụ thể: Chương trình thực hiện trên địa bàn 2.063 thôn, tổ dân phố của 192 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ( trừ thị trấn Vĩnh Tuy- huyện Bắc Quang). Qua 2 năm triển khai trên địa bàn tỉnh, đã tác động rất lớn đến phát triển kinh tế -xã hội toàn tỉnh nói chung và đối với các xã khu vực III, Khu vực II, các thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số nói riêng.

Công tác giảm nghèo được chú trọng, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn tỉnh đến cuối năm 2022 (theo chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2021-2025) là 49,95%. Số hộ nghèo toàn tỉnh là 70.318 hộ, chiếm tỷ lệ 37,08%; số hộ cận nghèo là 24.409 hộ, chiếm tỷ lệ 12,87% tổng số hộ toàn tỉnh. Tỷ lệ giảm nghèo trong năm 2022 đạt 5,17%, giảm 8.889 hộ nghèo và cận nghèo, vượt chỉ tiêu Trung ương giao cho Hà Giang là 1,17% ( Trung ương giao cho Hà Giang là 4%).

Với tốc độ giảm nghèo bình quân 4%, trong đó huyện nghèo giảm 6%/năm, dự báo đến cuối năm 2025, toàn tỉnh Hà Giang giảm được trên 38.625 hộ nghèo đa chiều, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ 55,12% đầu năm 2022 xuống còn dưới 37,75%, trong đó hai huyện Quản Bạ và Bắc Mê tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn dưới 40%- thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Dự báo đạt được mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao.

Cũng liên quan đến chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ông Đặng Văn Háu (đồng bào dân tộc Dao) - Trưởng thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên chia sẻ: Thôn Xà Phìn chúng tôi nằm trong Đề án phát triển làng văn hóa du lịch cộng đồng, chủ yếu dân cư là dân tộc Dao, toàn Thôn Xà Phìn với trên 50 hộ dân.

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang
Ông Đặng Văn Háu - Trưởng thôn Xà Phìn bên cây chè Shan Tuyết

Trong thời gian qua, được Đảng, nhà nước, tỉnh và huyện quan tâm đến thôn, bản thân tôi đã tuyên truyền đến bà con nâng cao công tác chăn nuôi theo hướng hàng hóa và tham gia làm du lịch cộng đồng, hướng dẫn viên du lịch cho du khách khi đến thăm quan, trải nghiệm tại địa phương.

Thông qua phát triển du lịch, chính quyền địa phương đã có những chính sách hỗ trợ cho bà con tại thôn đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất để đón du khách, tập huấn cho bà con tham gia làm hướng dẫn viên du lịch tại chỗ. Nhờ đó cùng với làm nông nghiệp (trồng thảo quả, hái chè Shan tuyết, trồng lúa...), thu nhập của người dân từng bước được cải thiện. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người của thôn Xà Phìn năm 2022 đạt 25 triệu đồng/người/năm thì năm 2023 đã tăng lên 35 triệu/người/năm.

Năm 2022, tổng hộ nghèo còn hơn 20 hộ, năm 2023 còn 15 hộ, theo tiêu chí giảm nghèo đa chiều sẽ tiếp tục giảm dần dự kiến giảm 50% trong thời gian tới. Có được điều này là nhờ chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang
Gia đình ông Háu quây quần bên bếp lửa, hiện Xà Phìn người dân đang phải tự kéo điện tại một thôn bản khác cách 2km

Tuy nhiên đồng bào dân tộc Dao ở Xà Phìn cũng kiến nghị chính quyền địa phương sớm đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông từ trung tâm xã lên đến thôn. Mặc dù chỉ có 15 km nhưng đường rất hẹp và thường xuyên bị sạt, lở trong mùa mưa. Đồng thời, chúng tôi cũng có kiến nghị, mong Đảng và Nhà nước, tỉnh Hà Giang sớm đóng điện cho người dân. Hiện cơ sở hạ tầng lưới điện đã đưa về đến thôn Xà Phìn nhưng gần 4 năm nay chưa đóng điện cho người dân. Muốn phát triển du lịch thì phải có điện để đảm bảo các dịch vụ cần thiết đạt tiêu chuẩn đón khách cũng như giúp đồng bào dân tộc có điều kiện đầu tư mua sắm máy móc phục vụ sản xuất, chăn nuôi và chế biến chè.

Cũng giống như thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, Thôn Tha - Xã Phương Độ - TP Hà Giang có đến trên 98% là dân tộc Tày, đời sống sản xuất của người dân hoàn toàn dựa vào nông nghiệp. Để phát triển kinh tế, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tỉnh Hà Giang, các hộ dân tham gia làm du lịch cộng đồng được hỗ trợ 60 triệu đồng để xây dựng công trình vệ sinh, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đảm bảo đủ tiêu chuẩn đón khách lưu trú.

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang
Ông Nguyễn Văn Thiện mong muốn sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc hơn nữa trong phát triển kinh tế

Ông Nguyễn Văn Thiện - Bí thư Chi bộ thôn Tha (người dân tộc Tàyy) cho biết, nhờ du lịch phát triển, từ năm 2008 đến nay, đồng bào dân tộc Tày tại thôn Tha liên tục nhận được nhiều sự hỗ trợ từ chính sách của nhà nước và địa phương thông qua các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển chăn nuôi, trồng trọt và làm du lịch. Qua đó, du khách đến với thôn Tha ngày càng đông hơn, các hộ dân vì thế cũng có nguồn thu nhập ổn định và cao hơn các hộ dân làm nông nghiệp, đời sống của bà con dân tộc Tày được cải thiện và nâng cao rất nhiều.

Hiện, tỷ lệ hộ nghèo trong thôn còn 3 hộ/123 hộ, trong thời gian tiếp theo bà con dân tộc Tày chúng tôi mong muốn nhận thêm được nhiều chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cùng chính quyền địa phương hơn nữa qua đó tạo điều kiện cho bà con các dân tộc phát triển du lịch, phát triển kinh tế thông qua các nguồn vốn vay để từng bước giúp đồng bào vươn lên thành hộ khá, hộ giàu.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp trong phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Theo trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang Triệu Trung Hiệp, để đạt kết quả trên, Hà Giang đã thực hiện đồng bộ các giải pháp về kết nối thị trường, kết nối cung cầu lao động, tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động, hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc phát triển kinh tế…

Trong năm 2022, Hà Giang đã đào tạo nghề cho 10.836 người đạt 135% kế hoạch; giới thiệu 26 doanh nghiệp về cơ sở tuyển dụng lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp; 08 doanh nghiệp tư vấn, tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức 250 hội nghị tư vấn giới thiệu vệc làm, học nghề, định hướng nghề nghiệp tại các xã, cụm xã trên địa bàn các huyện trong tỉnh cho trên 16.000 người…

Đặc biệt, UBND tỉnh Hà Giang đã trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 08/2022/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình MTQG và dự án, chương trình khác trên địa bàn tỉnh Hà giang đến năm 2025. Trong đó quy định việc lồng ghép nguồn vốn để thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất; thực hiện lồng ghép nguồn vốn để thực hiện hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp; lồng nhép nguồn vốn thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá, hội nghị triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp.

Một trong những điểm nổi bật của Hà Giang là các chính sách dân tộc được lồng ghép vào các chương trình phát triển kinh tế - du lịch gắn với tiềm năng của địa phương. Theo ông Đặng Quốc Sử - Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, trong thời gian qua, Du lịch Hà giang phát triển với tốc độ rất nhanh, 10 năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng 2 con số, điều đó có thể nói rằng tác động của các sản phẩm du lịch đến khách du lịch là rất lớn. Trên thực tế lượng khách du lịch đến với Hà Giang nhiều lên thì lượng tiêu thụ hàng hóa, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở các làng nghề phát triển rất sôi động. Nông sản của người dân được tiêu thụ tại chỗ thông qua các dịch vụ ăn uống của du khách, điều này đã tác động đến tình hình phát triển kinh tế -xã hội và thu nhập của đồng bào dân tộc tại địa phương.

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang
Ông Đặng Quốc Sử cho biết nhờ phát triển du lịch, hàng hóa, đặc sản của đồng bào dân tộc tại địa phương được tiêu thụ và hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng

Chia sẻ thêm về các giải pháp hỗ trợ cho đồng bào, ông Nguyễn Văn Lễ - Chủ tịch xã Phương Tiến – huyện Vị Xuyên thông tin: Xã Phương Tiến là xã vùng 1 của huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang với đặc điểm tình hình trên địa bàn có 693 hộ dân sinh sống tại 8 thôn, 4 thôn vùng thấp và 4 thôn vùng cao có 2 dân tộc sinh sống gồm: Dân tộc Dao và dân tộc Tày với tỷ lệ 50/50.

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang
Ông Nguyễn Văn Lễ: Du lịch hiện đang là mũi nhọn trong chính sách phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc tại địa phương

Để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và an ninh chính trị quốc phòng năm 2023 cũng như các năm tiếp theo, xã đã triển khai Đề án phát triển làng văn hóa du lịch cộng đồng tại thôn Xà Phìn nhằm phát huy tiềm năng lợi thế, điều kiện tự nhiên sẵn có của địa phương để thu hút khách du lịch. Điều này, vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế vừa nâng cao thu nhập cho người dân thông qua các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Cụ thể, thông qua 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chúng tôi đã triển khai hỗ trợ theo chương trình dự án 6 hỗ trợ các hộ dân phát triển văn hóa du lịch. Tỉnh Hà Giang đã hỗ trợ các gia đình tham gia du lịch cộng đồng số tiền 60 triệu để xây dựng công trình vệ sinh công cộng, mua sắm cơ sở vật chất để đảm bảo đủ điều kiện đón khách lưu trú tại gia đình.

Ngoài du lịch cộng đồng, xã Phương Tiến còn phát triển cây chè và cây thảo quả, đó cũng là lợi thế để bà con lồng ghép trong phát triển kinh tế.

Tuy nhiên bên cạnh các kết quả đạt được, ông Nguyễn Văn Lễ cho biết, hiện xã còn 4 thôn vùng cao: Nà Màu, Mào Phìn, Xà Phìn, Nặm Tẹ có 286 hộ người dân tộc Dao thiếu điện lưới quốc gia. Điều đáng nói, ngày từ năm 2019, tại xã Phương Tiến đã triển khai dự án cấp điện cho 4 thôn vùng cao gồm: Nà Màu, Mào Phìn, Xà Phìn, Nặm Tẹ. Dự án nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2019-2022, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Vị Xuyên làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công từ tháng 10/2019 với tổng mức đầu tư hơn 7 tỷ đồng, mục tiêu cấp điện cho khoảng 300 hộ dân vùng cao. Khi công trình khởi công, người dân vui mừng góp công, góp sức, hiến đất dựng cột nhằm hỗ trợ cho đơn vị thi công sớm hoàn thành công trình nhưng đến nay sau gần 4 năm công trình vẫn chưa được đóng điện.

Được biết, đơn vị thi công vẫn chưa hoàn thiện hồ sơ đề nghị nghiệm thu công trình. Các chỉ số đo tiếp địa, kỹ thuật chống sét vẫn chưa hoàn thành. Chủ đầu tư đã nhiều lần thúc giục nhưng đơn vị thi công vẫn chưa hoàn thành để nghiệm thu cấp điện cho dân.

Bài học kinh nghiệm rút ra và giải pháp

Có thể nói, chính sách dân tộc gắn liền với phát triển kinh tế địa phương đã mang lại những kết quả tích cực cho người dân. Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang Triệu Trung Hiệp cho biết, sau hai năm triển khai thực hiện, bài học kinh nghiệm được rút ra đó là:

Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Có quan điểm đúng đắn, kiên trì trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chương trình MTQG; xác định rõ xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là các chương trình có tác động lớn, toàn diện đến kinh tế - xã hội của tỉnh. Huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc một cách quyết liệt; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thực hiện có hiệu quả các Chương trình.

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang
Lồng ghép các chương trình MTQG với các dự án, chương trình phát triển kinh tế khác nhằm nâng cao nguồn lực

Công tác phối hợp thực hiện, cần phân công rõ trách nhiệm cho từng Sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan; làm tốt công tác phối kết hợp giữa các cấp, các ngành, tránh sự chồng chéo trong phân công nhiệm vụ. Quá trình thực hiện, phải đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động, đào tạo, nâng cao nhận thức, ý thức của đội ngũ cán bộ, người dân và cộng đồng, tạo sự đồng thuận cao trong tổ chức thực hiện. Biết lựa chọn các nội dung trọng tâm, gắn với lợi ích thiết thực của người dân, cộng đồng và kiên trì tổ chức thực hiện; xây dựng mô hình, điển hình tốt, thuyết phục để nhân rộng.

Trong triển khai thực hiện các dự án, chính sách, cần có cách làm sáng tạo trong huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hóa. Ngân sách nhà nước chủ yếu mang tính hỗ trợ, định hướng, chú trọng đến kết quả đầu ra; phân cấp, trao quyền chủ động cho cơ sở, người dân và cộng đồng; tăng cường sinh hoạt, đối thoại phát huy cao dân chủ cơ sở, công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng nguồn lực, bảo đảm sử dụng hiệu quả, tạo sự tin tưởng của người dân, cộng đồng và toàn xã hội. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn cho cơ sở; định kỳ đánh giá, chấn chỉnh kịp thời những hạn chế yếu kém. Quan tâm đúng mức công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng, vinh danh các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, tạo phong trào thi đua sâu rộng, thiết thực và hiệu quả.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan trong quá trình triển khai thực hiện, tuy nhiên để các chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc về đích đòi hỏi quyết tâm chính trị cao từ cấp tỉnh để các cấp cơ sở, tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ tổ chức thực hiện từng chương trình, trong đó:

Cần đổi mới phương pháp, hình thức tuyên truyền, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về các chương trình mục tiêu quốc gia, tạ sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực hiện.

Tăng cường hoạt động và phát huy vai trò, sự chủ động của Ban Chỉ đạo các cấp, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo đảm bảo sự phồi hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các cơ quan, đơn vị, ngành, lĩnh vực trong tổ chức thực hiện.

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang
Cần đẩy nhanh phê duyệt các dự án đầu tư là điều kiện cần để các chính sách vùng đồng bào dân tộc phát huy hiệu quả

Khẩn trương hoàn thành các thủ tục phê duyệt dự án đầu tư, dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất và các nhiệm vụ khác trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng quy định;

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc triển khai thực hiện.

Thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thực hiện công khai dân chủ từ cơ sở, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia đầy đủ của người dân…

Bài và ảnh: Thu Hường - Phạm Tiệp

Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Dù đã đạt được những thành quả trong việc thông tin, truyền thông về dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Bộ, ngành, địa phương.
Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Vướng mắc liên quan tới đất đai vẫn là một trong những vấn đề phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tại Hòa Bình.
Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế còn nhiều khó khăn vì thế công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo cần đặc biệt chú trọng.
Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh chế độ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Thời gian qua, các địa phương có đồng bào dân tộc đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để chủ động phân phối hàng hóa.

Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

100 học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ của vùng cao Yên Bái không chỉ được nhận quà từ các đơn vị mà còn được trải nghiệm hoạt động khoa học.
Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Nhờ thực hiện tốt chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên được nâng cao, diện mạo nông thôn khởi sắc.
Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chú trọng thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu được nhiều địa phương tại Tuyên Quang quan tâm, thực hiện.
Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tốt.
Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Hiện toàn tỉnh còn 112 thôn, bản chưa có điện, Hà Giang phấn đấu đến 2025 không còn “vùng lõm” về điện, tuy nhiên còn rất nhiều thách thức đặt ra cho Hà Giang.
Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Có điện lưới quốc gia, giờ đây 95 hộ dân là đồng bào dân tộc Nùng ở Ma Lỳ Sán (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.
Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước đã được nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang ủng hộ.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng 9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên.
Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa đã chú trọng việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số, giúp người dân thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.
Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế theo hướng khoa học và đổi mới làm cho bào dân tộc Chứt ở xã biên giới Trọng Hoá
Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Lần đầu tiên huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế tổ chức tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, nhân sĩ trí thức, hộ sản xuất, kinh doanh giỏi…
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra các quy định về đất đai.
Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 1 tỷ đồng/dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Việc này giúp loại bỏ dần những phong tục lạc hậu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo.
Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.
Vốn tín dụng chính sách triển khai đến 100% thôn, xóm, bản, làng

Vốn tín dụng chính sách triển khai đến 100% thôn, xóm, bản, làng

Ngày 16/8, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội”.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động