Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Từ chính sách đến thực tiễn

Nhờ các chương trình, chính sách giảm nghèo, đến nay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số đã có những bước cải thiện rõ nét.
Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Tránh chính sách tốt nhưng khâu thực hiện chậm, không đồng bộ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt niềm tin vào đại biểu Quốc hội là đồng bào dân tộc thiểu số Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc thiểu số

Nhiều chủ trương, chính sách được ban hành

Để phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, dành các nguồn lực ưu tiên cho khu vực này.

Từ đại hội VI của Đảng đã khẳng định “Trong việc phát triển kinh tế, xã hội ở những nơi có đông đồng bào các dân tộc thiểu số, cần thể hiện đầy đủ chính sách dân tộc, phát triển mối quan hệ tốt đẹp gắn bó giữa các dân tộc trên tinh thần đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng làm chủ tập thể”.

Điều này đã thể hiện rõ mục tiêu trong chính sách dân tộc của Đảng ta là không ngừng nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của từng dân tộc; làm cho mỗi dân tộc được phát triển một cách toàn diện và bền vững; đồng thời, qua đó, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc.

Đại hội XIII, trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế trong thực hiện chính sách về dân tộc, Đảng ta đề ra chủ trương: “Huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng tính đặc thù của từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững”.

Từ chủ trương của Đảng về vấn đề dân tộc, xác định rõ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gắn với những vấn đề đổi mới cơ cấu kinh tế và tổ chức sản xuất theo hướng chuyển sang sản xuất hàng hóa phù hợp với đặc điểm kinh tế của từng vùng, tiểu vùng, dân tộc; gắn phát triển kinh tế - xã hội với giải quyết vấn đề dân tộc và quốc phòng - an ninh.

Với mục tiêu thu hẹp khoảng cách về phát triển giữa các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, phần lớn các chương trình của Nhà nước tập trung vào hỗ trợ sinh kế và tạo cơ hội xóa đói, giảm nghèo, như: Chương trình 143 (Chương trình xóa đói, giảm nghèo và tạo việc làm giai đoạn 2001 - 2005, được phê duyệt theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg, ngày 27-9-2001, của Thủ tướng Chính phủ); Chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, được phê duyệt theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg, ngày 31-7-1998, của Thủ tướng Chính phủ)…

Theo đó, trong giai đoạn 2011 - 2018, có 205 chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi được ban hành. Tính riêng giai đoạn 2016 - 2018, theo Báo cáo số 426/BC-CP, ngày 4-10-2018, của Chính phủ, “Đánh giá 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi”, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 41 chương trình, chính sách, trong đó có 15 chính sách trực tiếp cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và 36 chính sách chung có ưu tiên cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

Nội dung các chính sách giai đoạn 2016 - 2018 tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giảm nghèo; phát triển sản xuất trong nông, lâm nghiệp, thủy sản; phát triển giáo dục - đào tạo, văn hóa, như: Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, phát triển sản xuất và ổn định đời sống cho người dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn; ổn định cuộc sống cho người dân tộc thiểu số di cư tự phát; phát triển kinh tế - xã hội cho các dân tộc thiểu số rất ít người; phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số; tuyên truyền và phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Tính đến tháng 10-2020, có 118 chính sách đang có hiệu lực triển khai thực hiện ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có 54 chính sách trực tiếp cho các đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, 64 chính sách chung có ưu tiên cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Ngoài những chính sách tác động trực tiếp đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi, hiện nay còn 21 chương trình mục tiêu có nội dung gián tiếp tác động đến vùng này.

Có thể nói, cho đến nay, hệ thống chính sách dân tộc được ban hành khá đầy đủ, bao phủ toàn diện các lĩnh vực, nhằm hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; phát triển giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa; phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh.

Các chương trình đã đem lại những hiệu quả tích cực về đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta. Từ năm 2003 đến năm 2020, Nhà nước đã tập trung bố trí đầu tư, hỗ trợ kinh phí nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với tổng kinh phí: giai đoạn 2003 - 2008 là khoảng 250.000 tỷ đồng, giai đoạn 2011 - 2015 là 690.000 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 998.000 tỷ đồng.

Nguồn lực đầu tư đó được tập trung vào xây dựng hàng vạn công trình kết cấu hạ tầng; hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho dân tộc thiểu số rất ít người; hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất... cho hàng trăm nghìn hộ đồng bào các dân tộc thiểu số.

Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Từ chính sách đến thực tiễn
Các cán bộ, công chức xã Sảng Tủng, Đồng Văn, Hà Giang cải tạo vườn tạp giúp dân

Nhờ vậy, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đã có sự phát triển mạnh mẽ hơn, phong phú và đa dạng hơn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt so với trước thời kỳ đổi mới, trên tất cả các phương diện: ăn, ở, mặc, đi lại, học hành, chăm sóc sức khỏe, nghe, nhìn. Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm trung bình 3,5%/năm

Đổi thay từ các chính sách

Trong những năm qua, nhờ thực hiện tốt Chương trình 135 công tác giảm nghèo của tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả đáng kể, hạ tầng cơ sở được đầu tư, người dân đã có thể điều kiện cũng như nguồn lực để phát triển kinh tế, từng bước giảm nghèo.

Giai đoạn 2016 - 2021, Bắc Kạn được hỗ trợ tổng kinh phí trên 407.300 triệu đồng từ Chương trình 135 để đầu tư 758 lượt công trình, gồm có 412 công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; 156 công trình thủy lợi nhỏ được cải tạo và xây mới; 6 công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất; 105 công trình trạm chuyển tiếp phát thanh xã, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng; 2 công trình y tế; 46 công trình trường, lớp học; 22 công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân và 9 công trình hạ tầng khác do cộng đồng đề xuất. Cũng từ nguồn vốn Chương trình 135, toàn tỉnh đã thực hiện duy tu, bảo dưỡng 721 công trình với tổng kinh phí hơn 25.600 triệu đồng.

Thông qua Chương trình 135 Bắc Kạn tiếp tục duy trì hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế cho người dân nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, nhiều mô hình sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững cho bà con các dân tộc thiểu số.

Cụ thể, giai đoạn 2016 - 2020, với tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ sản xuất là 107.286 triệu đồng, Bắc Kạn đã thực hiện đầu tư hỗ trợ mua giống cây trồng, giống vật nuôi, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ làm chuồng trại, hỗ trợ xây dựng dự án và nhân rộng mô hình giảm nghèo... cho 18.053 lượt hộ hưởng lợi bao gồm hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Thông qua các dự án, mô hình phát triển sản xuất, người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất và tiếp cận dần với sản xuất hàng hóa.

Trong 3 năm từ 2018 - 2020, toàn tỉnh có hơn 420 hộ vay với tổng kinh phí 22 tỷ đồng để chăn nuôi, trồng trọt và cải tạo đất sản xuất; có 5.424 hộ được hỗ trợ kinh phí chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt.... Từ nguồn vốn này, nhiều hộ đã ổn định nhà cửa, có tư liệu sản xuất và nguồn vốn để trồng trọt, chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo.

Còn tại Hà Giang, địa phương có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 87%. Nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay Hà Giang đã giải quyết cơ bản những khó khăn về đời sống, sản xuất, đặc biệt là việc giảm hộ nghèo nhanh và bền vững. Qua đó, góp phần ổn định kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Theo ông Dương Văn Thành- Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang cho biết: “Những năm qua, với việc lồng ghép linh hoạt các chương trình, dự án, chính sách dân tộc như Chương trình 135, Quyết định 2086/QĐ-TTg… tỉnh đã đầu tư nguồn lực nhằm hỗ trợ sản xuất, giải quyết việc làm, tạo sinh kế trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, thực hiện Quyết định 2086/QĐ-TTg, từ năm 2018 – 2020, toàn tỉnh hỗ trợ trên 4,3 tỷ đồng cho 1.085 hộ dân tộc thiểu số mua giống, phân bón, vật tư nông nghiệp. Các mô hình đa dạng hóa sinh kế như: Chăn nuôi trâu, bò, dê hàng hóa; chăn nuôi lợn, gà thương phẩm; sản xuất rau chuyên canh đã giúp đồng bào thay đổi nhận thức, hành vi về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập”.

Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Từ chính sách đến thực tiễn
Chuyển đổi cây ăn quả ở Bắc Quang, Hà Giang giúp người dân tăng thu nhập

“Từ nguồn vốn của Chương trình 135, trong giai đoạn 2018 – 2020, tỉnh Hà Giang đã hỗ trợ gần 180 tỷ đồng, giúp trên 258.000 lượt hộ dân tộc thiểu số mua giống cây trồng, vật nuôi, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật; xây dựng mô hình giảm nghèo cho 2.187 hộ dân. Nhờ các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trên, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Hà Giang đã giảm mạnh, từ 43,65% (năm 2016) xuống còn hơn 22% (năm 2020)”, ông Thành chia sẻ.

Còn tại Sơn La, cũng nhờ Chương trình 135, đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đã được tiếp cận thuận tiện hơn các chính sách trợ giúp của nhà nước. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng được từng bước cải thiện.

Theo đó, tại các huyện nghèo của Sơn La hiện đã có trên 50.500 lượt hộ/cộng đồng được hỗ trợ giao đất giao rừng, hỗ trợ khoán, khoanh nuôi, bảo vệ 231.276,25ha/307.859,5 ha tổng diện tích đất có rừng, rừng sản xuất, rừng phòng hộ trên địa bàn các huyện nghèo; hỗ trợ hơn 420.000kg gạo cho gần 8.000 lượt hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng (định mức 15 kg/người).

Thông qua chương trình giảm nghèo bền vững, các huyện nghèo của tỉnh Sơn La đã được hỗ trợ 97.000 lượt hộ nghèo về giống cây, con, phân bón, cải tạo vườn cây, giống cỏ; hỗ trợ 1.227 hộ nghèo tạo diện tích nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ hơn 9.000 hộ làm chuồng trại chăn nuôi; hỗ trợ khai hoang tạo 453 ha nương rẫy cố định; khai hoang, phục hóa 610 ha ruộng nước, 600 ha ruộng bậc thang; hỗ trợ 546 hộ nghèo có nhu cầu phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp.

Việc thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững đã có những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến cuối năm 2020, tỉnh Sơn La đã có 49 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 02 huyện thoát nghèo (Phù Yên, Quỳnh Nhai); có 35 xã, 91 bản thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Có 197/204 xã, phường, thị trấn (chiếm tỷ lệ 96,57%) có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải; 97,5% số hộ trên địa bàn được sử dụng điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất; 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn 18,38%, bình quân giảm trên 3%/năm, đạt mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra.

Thông qua các chủ trương, chính sách của nhà nước, qua đó cho thấy diện mạo đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương ngày càng có sự thay đổi rõ nét, giờ đây ở nhiều địa phương đồng bào dân tộc thiểu số không những đã thoát nghèo mà đã từng bước vươn lên làm giàu, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội tại địa phương cũng như tại cộng đồng dân cư nơi mình sinh sống.

Giai đoạn 2021-2025 Chính phủ tiếp tục triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Chương trình Giảm nghèo bền vững; Xây dựng nông thôn mới và Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Cả 3 chương trình này có tổng vốn đầu tư hơn 409 nghìn tỷ đồng. Đây là các chương trình sẽ có những tác động trực tiếp trong việc hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, từng bước vươn lên làm giàu.
Thu Hường

Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Dù đã đạt được những thành quả trong việc thông tin, truyền thông về dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Bộ, ngành, địa phương.
Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Vướng mắc liên quan tới đất đai vẫn là một trong những vấn đề phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tại Hòa Bình.
Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế còn nhiều khó khăn vì thế công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo cần đặc biệt chú trọng.
Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh chế độ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Thời gian qua, các địa phương có đồng bào dân tộc đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để chủ động phân phối hàng hóa.

Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

100 học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ của vùng cao Yên Bái không chỉ được nhận quà từ các đơn vị mà còn được trải nghiệm hoạt động khoa học.
Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Nhờ thực hiện tốt chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên được nâng cao, diện mạo nông thôn khởi sắc.
Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chú trọng thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu được nhiều địa phương tại Tuyên Quang quan tâm, thực hiện.
Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tốt.
Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Trên 84% là đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 50%, Hà Giang hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc.
Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Hiện toàn tỉnh còn 112 thôn, bản chưa có điện, Hà Giang phấn đấu đến 2025 không còn “vùng lõm” về điện, tuy nhiên còn rất nhiều thách thức đặt ra cho Hà Giang.
Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Có điện lưới quốc gia, giờ đây 95 hộ dân là đồng bào dân tộc Nùng ở Ma Lỳ Sán (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.
Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước đã được nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang ủng hộ.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng 9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên.
Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa đã chú trọng việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số, giúp người dân thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.
Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế theo hướng khoa học và đổi mới làm cho bào dân tộc Chứt ở xã biên giới Trọng Hoá
Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Lần đầu tiên huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế tổ chức tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, nhân sĩ trí thức, hộ sản xuất, kinh doanh giỏi…
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra các quy định về đất đai.
Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 1 tỷ đồng/dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Việc này giúp loại bỏ dần những phong tục lạc hậu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo.
Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động