Bài dự thi Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Phú Thọ xác định "dân vận khéo" vùng dân tộc thiểu số chính là góp phần Bảo vệ nền tư tưởng của Đảng

Phú Thọ là tỉnh miền núi có dân số khoảng 1,4 triệu người với 50 dân tộc cùng sinh sống, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống nhân dân khó khăn.
Gia Lai: Hỗ trợ vốn vay xây dựng nhà ở vùng dân tộc thiểu số Vĩnh Phúc: Thành quả và định hướng trong xoá đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, công tác dân vận đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ quan tâm chỉ đạo và đã mang lại những kết quả tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy công tác này vẫn còn những hạn chế, khó khăn cần khắc phục. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác dân vận đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng hiện nay.

Nhận diện các thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động đối với vùng đồng bào dân tộc thiếu số

Trong những năm qua, vấn đề dân tộc thiểu số ở nước ta luôn bị các thế lực thù địch triệt để lợi dụng nhằm gây mất ổn định, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, đưa Việt Nam đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Từ hiện tượng đời sống khó khăn, đói nghèo của một bộ phận bà con dân tộc, các thế lực thù địch, phản động đã thổi phồng, đẩy mạnh hoạt động phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chia rẽ giữa đồng bào các dân tộc, giữa nhân dân với cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm gây mất ổn định về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội gắn vấn đề dân tộc, với vấn đề tôn giáo, lợi dụng các yếu tố “tự do”, “dân chủ”, ... để gây kỳ thị, chia rẽ các dân tộc. Có thể khái quát các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với vùng đồng bào dân tộc thiếu số như sau:

Thứ nhất, chúng lợi dụng các vấn đề về lịch sử, đất đai và cuộc sống khó khăn của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số để vu cáo Nhà nước ta "phân biệt đối xử”, “đàn áp người dân tộc thiểu số”, ép người dân tộc thiểu số phải “bỏ đạo, bỏ văn hoá dân tộc” hoà nhập với “cuộc sống văn minh” của người Kinh, … để kích động, lôi kéo người dân tộc thiểu số biểu tình, bạo loạn, xâm phạm an ninh chính trị, trật tự xã hội.

Thứ hai, các thế lực thù địch còn triệt để lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, giải quyết khiếu nại tố cáo, … ở vùng dân tộc thiểu số để mua chuộc, lôi kéo những phần tử xấu và người dân tộc thiểu số gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Thứ ba, chúng lợi dụng sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên; triệt để xoáy sâu tâm lí và sự dồn nén bức xúc do số cán bộ, đảng viên này gây ra với đồng bào để tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phủ nhận thành tựu công cuộc đổi mới nhằm làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng, vào chính quyền.

Thứ tư, các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng trình độ dân trí thấp, phong tục, tập quán lạc hậu của đồng bào các dân tộc thiểu số để “tôn giáo hóa” các vùng dân tôc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, tập trung vào địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ. Chúng lập ra các “tôn giáo riêng” cho đồng bào dân tộc thiểu số như “Tin lành Đề-ga” ở Tây Nguyên; “Tin lành của người Mông” ở Tây Bắc, “Phật giáo của người Khmer” ở Tây Nam bộ. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước tập trung tuyên truyền thành lập cái gọi là “Nhà nước Mông”, kích động đồng bào Mông ở các tỉnh khu vực Tây Bắc di cư tự do vào các tỉnh Tây Nguyên và di cư sang Lào, …

Để thực hiện âm mưu kích động, chia rẽ, các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền, xuyên tạc những thành tựu Việt Nam đạt được, nhất là trên lĩnh vực dân tộc. Chúng thường vu khống về “chính quyền Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền”; “phân biệt đối xử với dân tộc thiểu số”; “không có quyền tự do ngôn luận”; “đàn áp tôn giáo”, để thực hiện âm mưu phá vỡ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, hình thành các tổ chức chính trị ly khai, kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, nhằm tiến tới mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Quan điểm, chủ trương chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ

Là một tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, dân số là 1,4 triệu người với hơn 50 các dân tộc cùng sinh sống, vì vậy, công tác dân vận đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng của Tỉnh ủy, Ban Dân vận tỉnh Phú Thọ nhằm nắm bắt tình hình dân cư, ổn định cuộc sống, qua đó góp phần củng cố và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tỉnh Phú Thọ luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận, đặc biệt là “dân vận khéo” trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn thay đổi từng ngày, công tác giảm nghèo nhanh và bền vững đạt được nhiều kết quả tích cực.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ thường xuyên chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục đẩy mạnh quán triệt, tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết về đổi mới, nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, tăng cường xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Cấp ủy các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận. Các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác dân vận chính quyền; tăng cường phối hợp với Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền vận động nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao và triển khai thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm của tỉnh.

Chú trọng công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với công dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện dân chủ ở cơ sở; chỉ đạo giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo; phát huy vai trò người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, triển khai có trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả các phong trào thi đua, cuộc vận động và nhiệm vụ công tác.

Tỉnh Phú Thọ đã bố trí nhiều nguồn lực, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, đẩy nhanh công tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội. Tính đến hết năm 2022, bình quân tổng vốn đầu tư toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số đạt trên 1.400 tỷ đồng.

Các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước đã giúp đồng bào nghèo vùng dân tộc và miền núi của tỉnh thoát nghèo nhanh, bền vững; trình độ dân trí và năng lực quản lý, điều hành của hệ thống chính trị các cấp, nhất là chính quyền cấp xã được nâng lên, tập quán và kỹ thuật sản xuất của đồng bào các dân tộc có sự chuyển biến tích cực. Đặc biệt, chính sách dân tộc còn là đòn bẩy, là động lực để các địa phương và người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới...

Phú Thọ nâng cao công tác dân vận vùng dân tộc thiểu số góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Người dân khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn (Hình: Sưu tầm)

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm, các chính sách khám, chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được triển khai có hiệu quả. Các hoạt động văn hóa thông tin được triển khai thực hiện với nội dung thiết thực, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc; hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở ngày càng được củng cố; an ninh chính trị ổn định, phát huy được thế mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc, nhân dân các dân tộc ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc.

Đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số các cấp tăng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ dân vận được chú trọng, trong năm 2022, Ban Dân vận Tỉnh ủy Phú Thọ đã mở 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ dân vận cho 104 cán bộ tham mưu về công tác tôn giáo cho lãnh đạo, chuyên viên cấp huyện và thường trực đảng ủy cấp cơ sở; cấp huyện mở 17 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho 1.775 cán bộ cấp huyện, cơ sở.

Bên cạnh những kết quả, công tác dân vận đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Phú Thọ cũng tồn tại những hạn chế và thách thức như: một bộ phận cán bộ chính quyền, kể cả một số cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về công tác dân vận, coi nhẹ và chưa thực sự quan tâm đến công tác dân vận của chính quyền; nội dung và phương thức công tác dân vận kém hấp dẫn, chưa đổi mới. Không ít cán bộ, công chức huyện chưa chú ý lắng nghe ý kiến của nhân dân; tác phong làm việc quan liêu, chưa thực sự gần dân. Hơn nữa, nhận thức của đồng bào các dân tộc ở Phú Thọ về sự chống phá của các thế lực thù địch nói chung, âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” nói riêng còn hạn chế. Vì vậy, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc về vấn đề này là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Để nâng cao hiệu quả công tác dân vận đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, trong thời gian tới, cần tập trung vào các giải pháp như:

Trước hết, nâng cao nhận thức, phát huy trách nhiệm, bồi dưỡng năng lực tiến hành công tác dân vận cho mọi lực lượng trong vùng dân tộc thiểu số. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách dân tộc cho mọi tầng lớp nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời phát huy tối đa nội lực của nhân dân tham gia thực hiện các chương trình, dự án, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước; tổ chức lồng ghép các nguồn lực, chương trình, dự án trên địa bàn để đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ hai, tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong đó, vận dụng phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh “trọng dân, gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân” và “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức, viên chức.

Thứ ba, kết hợp tốt việc tuyên truyền, giáo dục, vận động với tích cực giúp đồng bào dân tộc thiểu số lao động sản xuất, ổn định đời sống và bảo vệ đồng bào góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi hoàn cảnh. Vận động đồng bào tham gia tích cực trong xây dựng các mô hình, điển hình và đẩy mạnh Phong trào thi đua "Dân vận khéo", các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội nhất là tội phạm ma tuý; phòng chống buôn bán người, nêu cao tinh thần cảnh giác; bài trừ việc tổ chức lôi kéo đồng bào dân tộc tham gia các loại đạo "lạ", truyền đạo trái phép trên địa bàn.

Thứ tư, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức công tác dân vận đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phát huy tối đa các phương tiện thông tin đại chúng như Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Phú Thọ, các đài phát thanh của huyện và cơ sở. Kết hợp việc thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng với tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hoá - nghệ thuật đặc thù của từng địa bàn cơ sở.

Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”, các phong trào thi đua yêu nước tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác phối hợp hoạt động cần hướng nhiều hơn về cơ sở, đến từng hộ dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vận động và giúp nhân dân xoá đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, hợp pháp, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở từng cộng đồng dân cư. Cần khắc phục tư duy làm dân vận theo kiểu phong trào, theo mùa, theo ngày kỷ niệm, ... khắc phục bệnh quan liêu, phô trương, hình thức, chạy theo thành tích hoặc hành chính hóa công tác dân vận.

Phú Thọ nâng cao công tác dân vận vùng dân tộc thiểu số góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sinh hoạt văn nghệ của người dân. (Hình: Sưu tầm)

Thứ năm, tăng cường các hoạt động đối thoại, trao đổi trực tiếp với đồng bào vùng dân tộc thiểu số. Hằng năm, cán bộ lãnh đạo của chính quyền các cấp cần bố trí lịch đối thoại trực tiếp với nhân dân để trao đổi những vấn đề nhân dân và dư luận quan tâm, nhất là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý, điều hành của các cấp chính quyền. Tăng cường cử cán bộ xuống cơ sở để nắm bắt nhanh, kịp thời những ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nhân dân, những vấn đề nhạy cảm, có ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, những vấn đề liên quan đến tôn giáo, dân tộc.

Thứ sáu, phát huy tốt vai trò của người có uy tín,là hạt nhân, nêu gương sáng, đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội tại thôn, bản và khu dân cư, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Thứ bảy, mỗi cán bộ, công chức ở các cơ quan đơn vị từ tỉnh đến cơ sở cần nắm vững phương châm thực hiện công tác dân tộc đó là gần dân, nghe dân và học dân; đi sâu nghiên cứu tình hình, đặc điểm của vùng dân tộc, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc; động viên đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, ý chí tự lực tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo, nhanh chóng hội nhập với sự phát triển chung của đất nước.

Như vây, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, công tác dân vận đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã ghi nhận những kết quả tích cực góp phẩn củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tỉnh Phú Thọ luôn quan tâm, triển khai thực hiện hiệu quả nhiều chương trình, dự án, các cơ chế, chính sách nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Qúa trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội đã được tỉnh Phú Thọ đồng loạt triển khai và đem lại nhiều hiệu quả rõ rệt. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, góp phần thay đổi căn bản diện mạo các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cải thiện rõ nét. Bên cạnh đó, cũng tồn tại những hạn chế, thách thức nhất định đối với công tác dân vận. Chính vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng hiện nay./.

Nguyễn Thị Thu Hà - Khoa Cơ bản, trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm (Việt Trì - Phú Thọ)

Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Dù đã đạt được những thành quả trong việc thông tin, truyền thông về dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Bộ, ngành, địa phương.
Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Vướng mắc liên quan tới đất đai vẫn là một trong những vấn đề phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tại Hòa Bình.
Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế còn nhiều khó khăn vì thế công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo cần đặc biệt chú trọng.
Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh chế độ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Thời gian qua, các địa phương có đồng bào dân tộc đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để chủ động phân phối hàng hóa.

Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

100 học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ của vùng cao Yên Bái không chỉ được nhận quà từ các đơn vị mà còn được trải nghiệm hoạt động khoa học.
Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Nhờ thực hiện tốt chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên được nâng cao, diện mạo nông thôn khởi sắc.
Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chú trọng thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu được nhiều địa phương tại Tuyên Quang quan tâm, thực hiện.
Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tốt.
Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Trên 84% là đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 50%, Hà Giang hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc.
Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Hiện toàn tỉnh còn 112 thôn, bản chưa có điện, Hà Giang phấn đấu đến 2025 không còn “vùng lõm” về điện, tuy nhiên còn rất nhiều thách thức đặt ra cho Hà Giang.
Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Có điện lưới quốc gia, giờ đây 95 hộ dân là đồng bào dân tộc Nùng ở Ma Lỳ Sán (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.
Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước đã được nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang ủng hộ.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng 9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên.
Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa đã chú trọng việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số, giúp người dân thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.
Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế theo hướng khoa học và đổi mới làm cho bào dân tộc Chứt ở xã biên giới Trọng Hoá
Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Lần đầu tiên huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế tổ chức tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, nhân sĩ trí thức, hộ sản xuất, kinh doanh giỏi…
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra các quy định về đất đai.
Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 1 tỷ đồng/dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Việc này giúp loại bỏ dần những phong tục lạc hậu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo.
Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động