Quyết liệt vào cuộc, nâng cao chất lượng sống của đồng bào dân tộc thiểu số
Cơ chế - Chính sách Thứ tư, 30/06/2021 - 15:06
Còn nhiều khó khăn
Từ số liệu điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số cho thấy, tính đến 01/4/2019, toàn quốc có gần 3,7 triệu hộ dân tộc thiểu số, chiếm 13,7% tổng số hộ của cả nước. 83,3% hộ dân tộc thiểu số sống ở khu vực nông thôn. Số người bình quân một hộ dân tộc thiểu số là 4,1 người, giảm 0,3 người/hộ so với năm 2015 nhưng vẫn cao hơn số người số người bình quân một hộ của cả nước (3,6 người/hộ).
Theo phân tích của Tổng cục Thống kê, quy mô hộ thấp và giảm dần phản ánh mức sinh của Việt Nam nói chung và của 53 dân tộc thiểu số nói riêng đã giảm trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tình trạng này cũng phản ánh xu hướng tách hộ, tức là chuyển sang mô hình gia đình hạt nhân thay vì mô hình gia đình truyền thống nhiều thế hệ như trước đây và xu hướng di cư của lực lượng lao động người dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, tình trạng nghèo và cận nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn cao, nhất là tình trạng nghèo của người dân tộc thiểu số đang là thách thức lớn hiện nay ở nước ta. Tính đến cuối năm 2020, hộ nghèo dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo cả nước chiếm 61,29%, trong khi dân số dân tộc thiểu số chỉ chiếm 14,7% dân số cả nước.
Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo và cận nghèo ở khu vực biên giới cao gấp 1,5 lần khu vực khác; ở khu vực nông thôn cao xấp xỉ 4 lần khu vực thành thị. Gần một nửa số hộ dân tộc thiểu số ở các xã vùng dân tộc thiểu số khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là hộ nghèo và cận nghèo.
Điều tra của Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê chỉ ra sự khác biệt lớn về mức độ nghèo giữa các dân tộc. Dân tộc Hoa, dân tộc Ngái hầu như không còn hộ nghèo. Ngược lại, dân tộc Co, Xinh Mun, La Hủ, Chứt, Mảng, Pà Thẻn lại có số hộ nghèo và cận nghèo lên tới 70%. Đặc biệt dân tộc Chứt có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo lên đến 89,3%, nghĩa là cứ 10 hộ dân tộc Chứt thì có đến 9 hộ thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo.
Ngoài ra, trên cả nước vẫn còn 21 dân tộc có tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 50%, trong đó có dân tộc Mông - một trong những dân tộc có dân số đông (trên 1 triệu người) nhưng số hộ nghèo và cận nghèo chiếm đến 2/3 (65,5%).
![]() |
Cần tập trung phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi, ưu tiên đầu tư cho vùng đặc biệt khó khăn |
Đánh giá về thực trạng của các dân tộc thiểu số hiện nay, ông A Pớt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum cho biết, từ thực tế cho thấy, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, nhất là ở các vùng đặc biệt khó khăn; kết cấu hạ tầng tuy được chú trọng đầu tư nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ; nhu cầu về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, việc sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, nhất là khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số còn cao.
“Ngoài ra, kinh tế tập trung vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; người dân chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh là vùng có rừng và đất rừng để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống; việc làm, lao động còn mang tính thời vụ, thu nhập thực tế thấp; kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, tỷ lệ hộ tái nghèo còn cao; việc triển khai thực hiện một số chương trình, chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020 còn có những khó khăn, bất cập; chuyển biến về nhận thức, tư tưởng của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn chậm…” – ông A Pớt nói.
Theo tổng kết của Ủy ban Dân tộc, vùng dân tộc thiểu số và miền núi đến nay vẫn là địa bàn khó khăn nhất; chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; kinh tế - xã hội chậm phát triển nhất; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao nhất, giảm nghèo thiếu bền vững; khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các dân tộc, vùng miền ngày càng tăng lên.
Vùng dân tộc thiểu số đang ngày càng bị tụt hậu so với sự phát triển chung của cả nước. Hộ nghèo dần chỉ còn là người dân tộc thiểu số và có nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Những khó khăn này đang từng ngày, từng giờ tác động tới cuộc sống của các gia đình người dân tộc thiểu số.
Đồng bộ các giải pháp
Trong Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới nêu rõ: “Xác định gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững đất nước. Gia đình là đối tượng tác động, thực hiện và thụ hưởng chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là một trong những nội dung quan trọng, yêu cầu xuyên suốt của sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước”.
Chỉ thị của Ban Bí thư cũng yêu cầu: “Gắn việc thực hiện công tác xây dựng gia đình với Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”. Do đó, để xây dựng gia đình người dân tộc thiểu số no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, trước hết, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng về Chỉ thị 06 nói riêng, các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nói chung về công tác dân tộc.
Bên cạnh đó, cần tập trung phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi, ưu tiên đầu tư cho vùng đặc biệt khó khăn. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi gồm 10 dự án thành phần, được thực hiện ở địa bàn xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn 2021 - 2025, với mức vốn tối thiểu được Quốc hội phê duyệt trên 137 nghìn tỷ đồng chính là sự cụ thể hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước về việc ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Khi kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển toàn diện sẽ tác động ngược trở lại đến sự phát triển của mỗi gia đình người dân tộc thiểu số theo các tiêu chí: no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với các vùng phát triển.
Ngoài những giải pháp tổng thể, lâu dài của Nhà nước, trước mắt, cần phát động phong trào ăn, ở hợp vệ sinh trong mỗi gia đình người dân tộc thiểu số. Vận động xóa bỏ nạn tảo hôn, chấm dứt tình trạng hôn nhân cận huyết thống để cải thiện tầm vóc, sức khỏe của đồng bào.
Tin mới nhất

Quảng Bình: 1.800 tỷ đồng đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Mỗi chức sắc, chức việc, giáo dân là nhân tố tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở
Tin cùng chuyên mục

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"
